Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/02/2013, 19:38 PM

100 năm ngày sinh của chuyên gia về thở và niềm tin

Theo chỗ tôi được biết, Nguyễn Khắc Viện chưa bao giờ nhận mình là Phật tử nhưng những gì ông đã cống hiến, có lẽ còn hơn cả một Phật tử thuần thành, thậm chí sẽ không quá nếu gọi ông là một vị Bồ tát.

Trên đời này, mỗi người chọn cho mình một người thầy, thậm chí một thần tượng khác nhau. Thầy tôi lại là người mà tôi chưa được gặp lấy một lần. Thầy tôi dạy tôi nhiều lắm, nhưng tôi chỉ nhớ và thực hành thật tốt đúng 2 chữ mà thôi: Thở và Tin.

Thầy tôi cùng họ với tôi và tên thầy được đặt tên phố tại 4 tỉnh thành khác nhau trên cả nước, trong đó có Tp.HCM.

Thầy tôi là Nguyễn Khắc Viện, 05/02/2013 là 100 năm ngày sinh của thầy.

 

Lễ sinh nhật thầy khá long trọng diễn ra tại Nhà xuất bản Thế giới, nơi thầy đã bao năm cống hiến, khi thầy đã khuất bóng từ lâu. Đến dự sinh nhật thầy có cả những người nổi tiếng như nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Khánh, Nhà văn hóa Hữu Ngọc… Có các bạn bè quốc tế đến từ Pháp, từ Mỹ,… Có những người thân trong gia đình, bao gồm cả bà Nguyễn Thị Nhất – phu nhân của thầy. Và… thêm vào đó, có những người yêu quý, kính trọng thầy mà chưa một lần được gặp thầy. Như em (Nguyễn Mạnh Hùng) chẳng hạn.

 

Nguyễn Khắc Viện là một bác sỹ tốt nghiệp Đại học Y khoa Paris nhưng chính ông lại bị lao do làm việc quá sức và chịu đựng cảnh thiếu thốn trong nhiều năm.

Ông buộc phải điều trị 10 năm lên bàn mổ 7 lần, bị cắt bỏ 8 xương sườn, toàn bộ lá phổi phải và 1/3 lá phổi trái. Nhưng ông đã nghiên cứu hơi thở và dùng hơi thở để vượt qua cái chết, để cống hiến cho đời. Chính nhờ ông mà tôi biết đến và quan tâm đến hơi thở từ những năm 1990 của thế kỷ trước khi đọc về ông tại thư viện Lê Nin, Tp.Mátxcơva, CHLB Nga.

Nguyễn Khắc Viện rất tin vào chính mình, vào tương lai của đất nước và luôn hết mình làm việc. Ông làm việc đến hơi thở cuối cùng. Làm việc cùng với niềm tin sắt đá, không gì lay chuyển nổi. Tôi luôn nhớ rằng, trong bao nhiêu năm qua, mỗi khi mất niềm tin, tôi lại nhớ đến ông để “xin” niềm tin từ người thầy mà tôi không có may mắn được gặp.

Sau này, khi thực hành những nguyên lý của đạo Phật tôi mới hiểu ông là bậc thầy về “như lý tác ý”.

 

Ông viết rất nhiều, dịch nhiều, được quá nhiều giải thưởng và những gì ông làm cho đời, hiếm ai có thể làm được. Tôi thì tâm đắc nhất kho ông cống hiến phần lớn số tiền của giải thưởng lớn của Chính phủ Pháp tặng ông cho Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý Trẻ em NT do chính ông thành lập. Tôi không thể quên rằng, ông chỉ nghỉ hưu về mặt hành chính chứ ông là 1 trong số ít người làm việc không có hưu! Để rồi trung tâm NT đã cứu, đã giúp biết bao trẻ em kém may mắn.

NT đã có giai đoạn hình thành từ 1989 – 1997, gắn liến với sự lãnh đạo trực tiếp của Nguyễn Khắc Viện nhằm xây dựng cơ sở ban đầu của tâm lý học lâm sàng. NT cũng đã có quãng thời gian từ 1997 – 2004 để khắc phục những khó khăn sau khi ông mất, tổ chức các cuộc thi nghiên cứu tâm lý lâm sàng trẻ em. Thời gian này, nhiều người nghĩ là NT sẽ phải giải tán.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của phu nhân của ông – bà Nguyễn Thị Nhất và nhờ sự tài trợ của Nhật Linh LIOA, một số công trình đã được trao giải thưởng Nguyễn Khắc Viện, các cơ sở lâm sàng vẫn duy trì. Để rồi cuối cùng, NT có giai đoạn phát triển  từ  2005 đến nay:  Kết hợp nghiên cứu tâm lý học lâm sàng với chăm chữa, mở rộng dịch vụ chăm chữa theo ca, chăm chữa bán trú, trị liệu gia đình,…

100 năm trước Việt Nam đón chào 1 con người xuất sắc, 100 năm sau chúng ta biết ơn Nguyễn Khắc Viện như 1 con người đã hy sinh hết mình, như 1 tấm gương giản dị đến khó tin, như tinh thần làm việc miệt mài của các học trò, nhất là tiến sỹ Nguyễn Minh Đức, học trò xuất sắc và đang nối nghiệp ông để lo chăm sóc tâm lý và tâm bệnh lý cho hàng trăm trẻ em kém may mắn tại NT.

Tôi thì cám ơn thầy bằng cách quyết định để Thái Hà Books xuất bản hầu hết các tác phẩm của ông, nhất là sách về nghiên cứu tâm lý lâm sàng trẻ em, trong đó nhiều cuốn đã trở thành giáo trình đào tạo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các khoa tâm lý, giáo dục, mầm non, tiểu học,…ở khắp cả nước – theo như lời của Tiến sỹ Nguyễn Minh Đức. Và tôi thấy vui, bởi mình lại là ủy viên BCH TW Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam.

Theo chỗ tôi được biết, Nguyễn Khắc Viện chưa bao giờ nhận mình là Phật tử nhưng những gì ông đã cống hiến, có lẽ còn hơn cả một Phật tử thuần thành, thậm chí sẽ không quá nếu gọi ông là một vị Bồ tát. Tôi nhớ, mình đã viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Từ sinh lý đến dưỡng sinh” tái bản năm 2007, nhân 10 năm ngày mất của ông và nói rằng “ông có 1 cái tâm trong sáng, hết lòng vì người khác, vì lý tưởng mà mình theo đuổi”.

 

Chỉ một nỗi lo nhỏ thôi: Trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bậc Thầy vĩ đại về hơi thở và niềm tin, khá ít các khuôn mặt trẻ. Vậy thì ai sẽ là người nối tiếp sự nghiệp của ông, khi ngay cả chúng tôi cũng sẽ già đi!...

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm