Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/12/2015, 09:11 AM

10.000 chư tôn đức Tăng già hành hương khất thực tại Chiangmai, Thái Lan

Ngày 27/12/2015, 10 nghìn vị Tôn đức Tăng già trang nghiêm pháp phục, đắp Ca sa ôm bình bát, thứ tự tuần hành khất thực quanh thành phố Chiangmai, Thái Lan.

Trước đó mấy hôm, chính quyền cùng dân chúng địa phương quét dọn đường phố sạch sẽ, và chuẩn bị phẩm vật để dâng cúng chư tôn đức Tăng già, họ xếp hàng dọc theo hai bên đường để tỏ lòng cùng kính hàng Tăng bảo. Với những xúc động và nụ cười rạng rỡ trên môi, bởi nhân duyên phúc báu được chiêm bái cúng dường hàng vạn vị tôn đức Tăng già.

Khất thực là một trong những nghi thức tu tập tối quan trọng của Tăng Già Phật giáo Ấn Độ do đức Phật chế ra, Phật dạy đã là một vị Tăng sĩ điều trước tiên phải hành pháp Khất thực, vì vậy khi Phật Giáo truyền vào Đông độ Tăng Già vẫn như cổ lệ trì bình khất thực giáo hóa nhân gian.
 
 
 
 
 
 
 
 
Tăng già ở Ấn Độ trì bát khất thực là một trong những pháp môn tu tập tối thắng để diệt trừ tham tâm và ngã mạn, người dân Ấn Độ cho rằng người xuất gia cần phải hành trì pháp khất thực để làm duyên lành cho chúng sinh gieo trồng phước đức, chúng sinh nếu muốn tu tạo phước đức thì phải cúng dường cho chúng Tăng.

Vì sao đi khất thực lại được xưng là nghi thức "Cổ Phật khất thực"? Trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên có đoạn chép: "Một hôm đức Phật dạy ngài A Nan: "Đã sắp đến giờ ngọ, ông nên trì bát vào thành để khất thực", Ngài A Nan đáp: "Bạch vâng". Đức Thế Tôn lại dạy: "Khi ông trì bát đi khất thực, nên nhớ phải y theo nghi thức của Thất Phật thời quá khứ", Ngài A Nan liền hỏi: "Nghi thức khất thực của Thất Phật thời quá khứ là như thế nào?". Phật gọi Ngài A Nan, Ngài A Nan đáp "Dạ" Phật lại dạy "trì bát đi khất thực đi".
 
 
 
 
 
 
 
 
Nghi thức khất thực vì sao lại liên quan đến Thất Phật. Trong sách Ngũ Bách La Hán nói về vị Tổ thứ 7 là Ngài Thất Phật Nan Đề Tôn Giả, có đoạn chép liên quan đến Thất Phật khất thực: "Thất Phật là bảy vị Phật Tổ thời quá khứ, vì độ chúng sinh mà nhẫn nại đi khất thực, không kể đông hè nóng lạnh, đi hóa độ khắp tất cả mọi nơi, cứu độ chúng sinh, siêu thăng Phật Độ...". Trong sách Chỉ Quán Bổ Hành Chuyên Hoằng quyển thứ 4 phần 3 chép: "Đây gọi là khất thực, đầy đủ Đầu đà năm pháp khất thực....Thất Phật cùng Bồ Tát Phương Đẳng đều là hành giả khất thực..." . Vì vậy nghi thức khất thực được Phật giáo Bắc Truyền xưng là "Nghi cổ Phật khất thực".

Vì sao Thất Phật quá khứ được xưng là Cổ Phật. Trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 1 chép: "Thất Phật là bảy vị Cổ Phật từ vô lượng kiếp xa xưa không thể tính đếm ước lượng được, ứng thân hiện thế, tính từ hiện tại hiền kiếp 1000 vị Phật. Thất Phật là bảy vị Phật trước Đức Phật Thích Ca...".

Khất thực lại là một pháp quan trọng của Tăng do Phật Đà chế định. Tăng chúng trì bình khất thực có hai ý nghĩa chính, thứ nhất là nuôi dưỡng sắc thân, thứ hai là tạo nhân duyên lành để chúng sinh gieo trồng phước điền.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thích Vân Phong

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm