Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

11 sự kiện Phật giáo nổi bật trong năm 2013

Năm 2013, Phật giáo Việt Nam có nhiều sự kiện nổi bật thu hút được nhiều sự quan tâm của phật tử và những người yêu mến đạo Phật cũng như của đại chúng.

1. Khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nhân kỷ niệm 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, sáng 03/12/2013 tại khu An Kỳ Sinh (Yên Tử), Hội đồng Trị sự GHPGVN và BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã long trọng cử hành lễ tưởng niệm và khánh thành tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tôn tạo tại khu An Kỳ Sinh (Yên Tử) với độ cao 1.000m so với mực nước biển; tôn tượng được thiết kế theo nguyên mẫu Phật hoàng được thờ trong tháp chùa Hoa Yên, diện hướng về bãi cọc Bạch Đằng, được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 12,6m (phần thân tượng 9,9m, phần bệ rộng 2,7m) tổng trọng lượng là 138 tấn.

Để hoàn thành, công trình trải qua hơn 4 năm chuẩn bị, đầu tư, 4 năm thi công xây dựng và đã huy động 5.000 lượt người tham gia vận chuyển hơn 6.000 tấn nguyên liệu, vật liệu các loại, san tẩy hơn 3.000 khối đá…Với tổng kinh phí gần 75 tỷ đồng.
 Khánh thành tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

2. GHPGVN đăng cai Vesak 2014


Ngày 07/10/2013 tại Văn phòng 2 TƯGH, Thiền viện Quảng Đức, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương đã có phiên họp bàn về nhân sự tham gia Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2014 tại Việt Nam, do GHPGVN đăng cai tổ chức với sự chấp thuận của Chính phủ.
 Họp báo về việc GHPGVN chính tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2014
Ngày 24/11/2013, TƯ GHPGVN long trọng tổ chức Họp báo về việc GHPGVN chính tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2014 tại khách sạn Crowne Plaza, Hà Nội.

GHPGVN đăng cai Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 11 và Hội thảo Phật giáo quốc tế tại Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 7 – 11/5/2014. Với chủ đề chính là "Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.

Đại lễ Vesak 2014 dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 10.000 người tham dự lễ hội, bao gồm 1500 lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các Giáo sư, Tiến Sĩ, học giả Phật giáo cũng như các phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 90 – 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 8.500 tăng, ni, đồng bào phật tử và nhân dân Việt Nam.

3. Tưởng niệm đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN – Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Sáng nay 08/12 tại tổ đình Kim Liên (xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã long trọng diễn ra lễ tưởng niệm 20 năm ngày Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN, cố Trưởng lão HT.Thích Đức Nhuận viên tịch (1993 - 2013). 
Lễ tưởng niệm 20 năm ngày đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN, cố Trưởng lão HT.Thích Đức Nhuận viên tịch (1993 - 2013)

Với 97 tuổi đời, 77 tuổi đạo với nhiều công việc nhiều cương vị trong tổ chức Phật giáo lúc bấy giờ, cuộc đời và sự cống hiến cho Đạo pháp, cho Dân tộc của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận, vị Pháp chủ đầu tiên của GHPGVN là tấm gương tiêu biểu về hoạt động không mệt mỏi để chấn hưng Phật giáo, để truyền bá Phật cho đông đảo Tăng Ni, Phật tử và nhân dân.

Đồng thời, làm rõ bản chất tốt đẹp của Phật giáo, khơi dậy lòng vị tha, lòng nhân ái trong mỗi con người, nhằm góp phần kiến tạo một xã hội, mà ở đó, mọi người sống với nhau trong tình yêu thương và sự khoan dung.

4. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Viện chủ Tổ đình Hội Xá (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Tp.Hà Nội) viên tịch vào lúc 08giờ20 ngày 23 tháng 3 năm 2013 (nhằm ngày 12 tháng 02 năm Quý Tỵ). Trụ thế 101 năm, Hạ lạp 76 năm.
 Lễ tang Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích
Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích là một người có đức tính rất khiêm cung và giản dị. Cuộc sống hàng ngày của Ngài cũng vô cùng thanh bạch và đạm bạc. Cả một đời quần áo nâu sồng, trai giới nghiêm mật. Hòa thượng là tấm gương sống động, hiện tiền, sáng ngời cho các thế hệ hậu lai noi theo.

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ đã nói về đạo hạnh của Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích: “… Trước sau Cụ luôn có đạo đức chất phác thủy chung… có Đạo hạnh tu hành, tác phong của Cổ Đức. Chúng tôi luôn luôn ghi nhận Cụ là Người có thể tiêu biểu cho giới tu hành hạnh giới hiện đại, là Bậc thuần túy đạo đức, trai giới tịnh nghiêm.”

5. Khởi công xây dựng "Phật Đài Quốc thái dân an"


Sáng ngày 28/02/2013, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng phần móng Phật đài Hộ Quốc An Dân. Đến ngày 09/6/2013 Chư tôn đức thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã tiến hành tổ chức lễ Lạc thành phần đầu tượng Phật Đài Quốc thái dân an. Đây là kỷ lục lần đầu tiên Phật giáo Việt Nam có một công trình đầu tượng Phật cao 16m, tương đương tòa nhà cao 5 tầng.
 Mô hình tượng Phật Đài Quốc thái dân an
Được biết tượng Phật Đài cao 49m bằng đá hoa cương có độ bền hằng nghìn năm, dầy từ 2 đến 3 mét, bên trong là một bảo tháp 10 tầng tượng trưng cho 10 pháp giới, được trang trí nội thất bằng đá cẩm thạch, có tổng kinh phí từ bốn trăm đến năm trăm tỉ đồng VN, đây là một công trình văn hóa mỹ thuật có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

6. Ra mắt 03 Ban mới của GHPGVN

Đó là những Ban Thông tin Truyền thông, Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát. Trong đó, việc thành lập Ban Thông tin Truyền thông (TTTT) với 99 thành viên có vai trò rất quan trọng.

Bởi ngoài việc thông tin chính xác, đầy đủ, rộng rãi về các hoạt động của Giáo hội, Ban TTTT còn thực hiện nhiệm vụ truyền bá chính Pháp thông qua việc ca ngợi văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và đạo Phật nói riêng. Hướng phật tử và đạo hữu cũng như toàn thể đồng bào cùng đến với chân, thiện, mỹ, góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong toàn xã hội.

Ngoài ra, Ban TTTT còn có nhiệm vụ kết nối giữa Giáo hội và các cá nhân, tổ chức bên ngoài để tạo mối liên kết mạnh mẽ giữa đạo và đời nhằm nâng cao vai trò của Phật giáo trong đời sống nhân dân, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc trên thế giới.
 Lễ công bố quyết định và Ra mắt ban TTTT

7. Thành lập BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang


Sáng ngày 12/7/2013, tại Hội trường Thành ủy Thành phố Hà Giang – tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức Lễ công bố ra mắt Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ (2012 – 2017). Nhiệm kỳ này do Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS TƯGHPGVN Thích Gia Quang làm Trưởng BTS GHPGVN tỉnh.
 BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2012 - 2017
Được biết, hiện nay toàn tỉnh có 04 ngôi chùa đặt dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong đó có chùa Sùng Khánh và Bình Lâm, Quán Âm, Hộ Quốc…có sư trụ trì và hướng dẫn phật tử tu tập còn lại các chùa khác do ngành Văn hóa thể thao và du lịch hoặc chính quyền địa phương quản lý, hay các gia đình, dòng họ quản lý.

Ngoài ra còn đang nhờ vào sự quản lý của Ban hộ tự lâm thời, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đường đi lại còn khó khăn và hầu hết các huyện trong tỉnh chưa có cơ sở thờ tự Phật giáo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng truyền thống của nhân dân trong tỉnh.

Do vậy, việc kiện toàn và hình thành BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang cũng như thỉnh Chư Tăng, Ni về trụ trì, hướng dẫn cho phật tử sinh hoạt Phật pháp theo đúng chính pháp, Hiến chương của Giáo hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển GHPGVN tại các tỉnh vùng núi phía Bắc.

8. Đại lễ tưởng niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Đại lễ Kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà tổ chức, với sự hỗ trợ của Ban Văn hoá T.Ư, diễn ra trong 3 ngày 28, 29 và 30/5 với nhiều hoạt động như triển lãm tưởng niệm, giao lưu nhân chứng và thời đại, lễ tưởng niệm tâm linh, hành hương về quê hương Bồ-tát, thuyết giảng, thuyết trình, văn nghệ cúng dường… Các hoạt động chính hầu hết đều được diễn ra tại chùa Long Sơn, Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà.
 Đại lễ Kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

9. Khánh thành Quần thể chùa Khmer ở Hà Nội

Quần thể chùa Khmer đã được long trọng khánh thành vào sáng 23/11 tổ chức tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây – TP.Hà Nội). Đây là một hoạt động tiêu biểu trong khuôn khổ của tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam”.
 Quần thể chùa Khmer
Quần thể chùa Khmer được khởi công xây dựng theo nguyên mẫu chùa Khleang tại Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Sau gần 4 năm thi công, với sự tham gia sâu sắc của các chủ thể văn hoá, các nghệ nhân và đồng bào dân tộc Khmer, hôm nay công trình đã hoàn thành và hiện hữu trang nghiêm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, không chỉ đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, mà còn là nguyện vọng chung của đồng bào ta trong cả nước.

10. Trang nghiêm khai mạc nhiều Đại Giới đàn
 Đại giới đàn Hà Nội năm 2013
Năm 2013 đã có hàng chục Đại Giới đàn được tổ chức trên khắp cả nước một cách trang nghiêm và trọng thể. Như Đại Giới đàn Hà Nội; đại Giới đàn Quảng Đức (TP.HCM); Đại Giới đàn Thiện Hòa VII (Bà Rịa Vũng Tàu)…

Theo đó đã có hàng ngàn Giới tử được thụ giới Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Thức Xoa, Thức Xoa Ma na, Sa Di, Sa Di ni.

11. Sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng xã hội trong các ngày lễ, ngày kỷ niệm Phật giáo:
 
Trong năm vừa qua, các sự kiện Phật giáo lớn như Đại lễ Phật đản, các ngày Vía Phật, Bồ tát được cộng động mạng hưởng ứng mạnh mẽ, đặc biệt là giới trẻ, các bạn sinh viên đã có những hình thức tôn vinh các giá trị cao quý của đạo Phật như thành lập các trang web về Pháp thoại, âm nhạc Phật giáo, đăng tải các hình ảnh, tin, bài về Phật giáo, thành lập các hội - nhóm phật tử trên mạng xã hội như Hội niệm Phật, Hội phóng sinh, CLB thanh thiếu niên phật tử, Hội những người yêu tiếng hát Phật giáo, các diễn đàn như diễn đàn Bồ tát Quan Thế Âm, Diễn đàn Bồ tát Địa tạng Vương.....các hoạt động đó đã thể hiện đạo Phật ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm, tìm hiểu và thực hành.

Điều đó thể hiện đúng tầm vóc của đạo Phật trong nhận thức của cộng đồng mạng xã hội, qua đó chúng ta càng thêm tự hào về đạo Phật, về đức Phật Thích Ca - vị Giáo chủ sáng lập ra đạo Phật, và cũng là nhà sáng lập tôn giáo duy nhất mà Liên Hợp Quốc tổ chức ngày lễ kỷ niệm trên phạm vi toàn cầu. 

Đức Hậu

TIN, BÀI LIÊN QUAN


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Phật pháp và cuộc sống 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Xem thêm