Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

3 chủ điểm báo chí đặc biệt quan tâm tại Vesak 2014

Mùa Phật đản năm nay, chắc chắn sẽ là dịp để các phóng viên, nhà báo trong và ngoài nước cùng nhìn nhận những giá trị to lớn mà đạo Phật mang lại cho đời sống xã hội.

Chưa đầy 20 giờ nữa, Đại lễ Vesak 2014 chính thức khai mạc. Đây là sự kiện trọng đại tầm cỡ quốc tế, lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam.

Vesak 2014 không chỉ có ý nghĩa Phật giáo, mà còn có ý nghĩa văn hóa, lịch sử và giá trị nhân sinh to lớn. Cũng như Đại lễ Vesak 2008, kỳ Vesak 2014, nhiều hội nghị, hội thảo đang được chuẩn bị bài bản, chu đáo. 

Báo chí đã chủ động hơn trong việc khai thác thông tin trước thềm Vesak 2014.

Qua nhiều chương trình họp trù bị, chúng tôi quan sát thấy phần lớn báo chí cũng như giới truyền thông đặc biệt quan tâm đến 3 chủ điểm lớn về Vesak 2014:

Phật đản (Vesak) là gì? Ý nghĩa Phật đản?

Trong những năm gần đây, một bộ phận không nhỏ những người hướng đạo, “bén duyên” đạo Phật là giới trẻ, trong đó không ít người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, báo chí.

Bản thân chúng tôi do có duyên với các sự kiện Phật giáo, nên hầu như cuộc Họp báo nào do GHPGVN tổ chức, chúng tôi đều tham gia.

Phải nói thật, với nhiều tờ báo chưa có phóng viên chuyên theo dõi mảng tôn giáo, nên khi đi tác nghiệp các sự kiện Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, cách xưng hô của phóng viên còn nhiều điều chưa "thuận". Song cùng với thời gian, nhưng lỗi đó ngày càng ít đi.

Hội nghị chuẩn bị cho Vesak 2014 lần 2, tổ chức tại Ninh Bình ngày 20/3/2014

Những sự kiện gần đây, gần nhất có thể kể đến là buổi họp báo Vesak tổ chức chiều ngày 28/4 vừa rồi, các phóng viên, nhà báo dường như chủ động trong từng động tác, câu nói khi hỏi đáp cùng các đại diện Phật giáo, mà ở đây là các quý Thầy. Họ đã không còn xa lạ với “danh xưng” Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hay A Di Đà Phật trước khi đặt câu hỏi, hay tham luận cùng quý Thầy.

Không chỉ vậy, Hội nghị chuẩn bị cho Vesak 2014 lần 2, tổ chức tại Ninh Bình hồi cuối tháng 3, nhiều phóng viên, nhà báo đã đặt những câu hỏi rất Phật giáo, như: Đức Phật là ai? Phật đản là gì? Ý nghĩa Phật đản? Vì sao lại có ngày Phật đản do LHQ kỷ niệm?...

Đây thực sự là điều đáng mừng, khi sự quan tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tới công tác truyền thông ngày càng hiệu quả, đã góp phần tác động không nhỏ tới nhận thức của các phóng viên, nhà báo.

Truyền thông Phật giáo đang ngày thêm có những đóng góp tích cực, hiệu quả đối với Phật giáo Việt Nam nói chung, cũng như những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Từ công tác tổ chức Vesak 2014…

Hàng loạt vấn đề về công tác tổ chức cho Đại lễ Vesak 2014 được báo chí nêu lên tại buổi họp báo được tổ chức chiều ngày 28/04 tại Hà Nội. 


Từ vấn đề phân ban chuyên trách, trách nhiệm các bên liên quan? Vấn đề tài chính cho toàn sự kiện, cho khách tham dự? Công tác an ninh nói chung, đặc biệt là việc đảm bảo an ninh 3 ngày chính Đại lễ tại chùa Bái Đính sẽ được đảm bảo ra sao…? Phương cách tiếp cận các phái đoàn quốc tế? Những hỗ trợ dành cho báo chí khi tác nghiệp cùng các đối tác quốc tế?...

Một Đại lễ quy mô tầm cỡ quốc tế, nên từng khâu chuẩn bị cần hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ. Báo chí nêu lên nhiều thắc mắc, từ vấn đề nhỏ nhất không gì hơn cùng mong một Đại lễ Phật đản sẽ được tổ chức bài bản, đảm bảo tính khoa học, hệ thống cao. Nhiều vấn đề được các phóng viên, nhà báo thẳng thắn trao đổi, chia sẻ cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bởi họ cùng ý thức rằng, việc Giáo hội chủ trì thực hiện Đại lễ lần này có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với Phật giáo Việt Nam nói riêng, cũng như với đất nước, con người Việt Nam nói chung.

Chúng ta hãy cùng đón chờ Vesak 2014, nơi bạn bè năm châu hội tụ, cùng nhau chia sẻ quan điểm, góc nhìn Phật giáo, chia sẻ những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với đời sống xã hội đương đại. Những thay đổi từ góc nhìn nhân sinh quan của từng tế bào xã hội qua tác động của đạo Phật, tôn giáo vì hòa bình.

…đến chính họ: Báo chí cùng Vesak 2014?

Cũng tại buổi họp báo ngày 28/04/2014 tại Hội trường chùa Quán Sứ - Hà Nội, nhiều đại diện báo chí đã thẳng thắn nêu vấn đề: Báo chí sẽ tác nghiệp ra sao tại Vesak 2014? Ban tổ chức sẽ hỗ trợ như thế nào cho các phóng viên, nhà báo “trực chiến” tại sự kiện?


Vấn đề truyền thông cho Vesak 2014 được báo chí quan tâm hơn là việc ăn ở, đi lại. Cho thấy, cánh phóng viên, nhà báo đã nhận thức rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ của truyền thông Phật giáo trong xã hội đương đại.

Mỗi người, mỗi góc nhìn khai thác khác nhau. Nhưng, chắc chắn trung điểm vẫn là những giá trị văn hóa, xã hội, những giá trị nhân văn vô cùng to lớn mà Vesak 2014 mang lại, sẽ được báo chí chú trọng trong từng khâu tác nghiệp.

Việc báo chí Việt Nam chủ động hơn đồng hành cùng Vesak 2014 thực sự là tín hiệu mừng cho truyền thông Phật giáo nói riêng, cùng giới truyền thông Việt nói chung. Đây sẽ là dịp để báo chí Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò đối với bạn bè quốc tế trong sự nghiệp truyền thông Phật giáo.

Mùa Phật đản năm nay, chắc chắn sẽ là dịp để các phóng viên, nhà báo trong và ngoài nước cùng nhìn nhận những giá trị to lớn mà đạo Phật đang mang lại cho đời sống xã hội.

Phật giáo Việt Nam đang chuyển mình, hướng đến kỳ Đại lễ Vesak khởi sắc: một trong các hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại.

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Phật pháp và cuộc sống 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Tôi và Sư cô Huệ Hải: Tu hành có bạn

Phật pháp và cuộc sống 11:27 25/04/2024

“Tu học là mãi mãi, pháp lữ là thiên thu!” - Đó là câu nói của chúng tôi trên bước đường tu nhân học Phật, phụng sự đạo pháp.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Phật pháp và cuộc sống 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm