Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/05/2016, 11:47 AM

35 Giáo hội nhìn từ Hội nghị PG năm 2016

35 năm qua, một chặng đường khá dài cho một tổ chức, nói là kế thừa cũng được, nói là sáng tạo cũng không sai, bởi vì bình mới rượu cũ hay bình cũ rượu mới cũng đều là bình và rượu thôi.

Nhưng phải nói là, sau nhiều nhiệm kỳ trì trệ, ba nhiệm kỳ gần đây, Giáo hội đã có những bước tiến vững chãi, có định hướng, có kinh nghiệm để lăn bánh cho một tổ chức mà trong ruột có nhiều sắc màu khác nhau, tiếng nói có lúc trái chiều, lãnh đạo một số Ban viện như thiếu định hướng và không biết phải bắt đầu như thế nào. Có lẽ từ ngày một số nhân sự trẻ được tiếp dụng, việc thay da đổi thịt cho một cơ chế gầy còm của Giáo hội, một cơ thể phì nộm của toàn bộ nhân sự Phật giáo, dần dần được chỉnh hình, tiếp liệu oxy cho sinh lực ổn định và sinh khí gia tăng.

Các Ban ngành sinh hoạt nề nếp và ổn định, lấy lại được phong độ của một tổ chức hành chánh, dù nội tình vẫn còn vài hiện tượng bất cập nhức nhối cho Phật giáo. Rất may, một vài con sâu không đủ khả năng làm ô bẩn tập thể.
 
Nói về nhân sự mới được hoán chuyển gần đây.

Khi Giáo hội đồng thuận cung tiến HT.Thích Thiện Nhơn  nhận quyền chủ tịch HĐTS kế thừa cố HT.Thích Trí Tịnh, thì một số tăng, ni ước gì với trí nhớ tuyệt vời, phát biểu không cần văn bản mà không sai sót một chi tiết số liệu nào, trí tuệ đó rất cần cho một Tổng thư ký của Giáo hội, nhưng thế rồi, một Tổng thư ký khác được lấp vào, có một khả năng vượt trội và bản lãnh, cũng đóng góp cho phật sự không kém, vừa trình độ, vừa kiến thức, vừa năng động của một tân chủ tịch HĐTS và một tân Tổng thư ký chỉ chưa đầy nửa năm, phật sự vuông tròn như nồi và vung từ một khuôn hình thành.

Thật tình mà nói, nếu vậy thì đâu cần các phó phụ tá! việc nào thành công cũng không thể thiếu tay chân giúp việc, chính các vị phó mới góp phần quan trọng cho mọi việc chảy trôi. Ban bệ trong Giáo hội T.Ư từ Bắc đến Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn là lực đẩy cho các địa phương mạnh dạn dấn thân.

Nhân sự trong các ngành khác cũng thế, tuy được tấn cử, người mới việc mới, họ đều chạy việc như đã từng quen tay, dĩ nhiên vẫn còn không ít tệ nạn và trì trệ ở một số nơi, nhưng không thể phủ nhận thế hệ trẻ kế thừa đã chứng tỏ năng lực và quyết tâm phụng sự.

Để chuẩn bị kỷ niệm 35 năm hình thành - ổn định và phát triển GHPGVN, Giáo hội đã tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2016, một số ngành như Ban Kiểm soát, Ban Tăng sự, Ban Pháp chế, Ban Hoằng pháp, Ban Văn hóa, Ban Nghi lễ báo cáo thành quả  và trình bày kế hoạch liên quan đến sinh hoạt, tu học của tăng ni tự viện.

Những thành quả đạt được của một số Ban ngành và toàn bộ Giáo hội trong ba nhiệm kỳ gần nhất, đáng được xiển dương, nhưng so với 35 năm, một chặng đường khá dài thì thành quả vẫn còn quá khiêm tốn. Ngày nay, ngành giáo dục Phật giáo đã cung ứng cho Giáo hội không ít nhân tài thành đạt, tu sĩ trẻ có học vị, có tâm huyết cũng không thiếu, một số địa phương chưa tận dụng nhân sự đúng người đúng việc mà tăng, ni đã bỏ thời gian dài thu tập kiến thức, làm lãng phí nhân sự.

Chẳng  những thế, óc thủ cựu của một số BTS cấp tỉnh đã cản trở không ít những tu sĩ các nơi về  chung tay phát triển địa phương, dù là phật sự địa phương đang bị co cụm. Kinh tế tài chánh của Giáo hội đã giúp tay hoàn thành một số việc lớn như xây dựng cơ sở Học viện PG, cung cấp ngân phí cho sinh hoạt Giáo hội thường niên, vẫn chưa đủ năng lực để phát triển nhiều mặt mà kế hoạch phát triển không chỉ dừng lại ở thời điểm hiện nay.

Tuy Giáo hội đối diện không ít khó khăn từ khách và chủ quan, nhưng vẫn cố gắng làm cho bộ mặt PGVN tương xứng với  thời đại hội nhập mà Giáo hội Phật giáo khu vực tin rằng sẽ không bao lâu nữa, PGVN sẽ chủ đạo trong việc phát triển trên thế giới.

Những tệ nạn hiện nay do một số ít tu sĩ trẻ không xuất thân từ lò đào tạo trường lớp nghiêm túc, làm đau nhức không ít cho Tăng tín đồ, nhưng, với sự hoàn chỉnh từng bước của Giáo hội, nhất là ngành giáo dục, chắc chắn mọi tiêu cực sẽ bị đầy lùi, để vực dậy lại hình ảnh một PGVN đẹp từng có mặt trong những trang giáo sử  nước nhà.

Tháng 11 năm 2016 sẽ là năm kỷ niệm 35 năm hình thành - ổn định và phát triển của ngôi nhà PGVN, Hội nghị sinh hoạt hôm nay không chỉ là  báo cáo thành quả và triển khai phương án mới mà còn chuẩn bị cho một cuộc kỷ niệm hoành tráng cả hai miền, chỉ đạo kế hoạch Phật Đản 2560 và an cư kiết hạ hàng năm cho tăng, ni toàn quốc.

Với sự hiện diện của Hòa thượng, Phó pháp chủ Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng, Chủ tịch HĐTS, Tổng thư ký, chư vị Hòa thượng, Thượng tọa các Ban ngành T.Ư, quan chức chính quyền và hơn 300 tăng, ni, cư sĩ đại biểu 63 tỉnh thành về tham dự. Hội nghị kết thúc vào lúc 17 giờ cùng ngày.

Minh Mẫn

Ghi chú: Bài viết thể hiện góc nhìn, cách hành văn riêng của tác giả, một cư sĩ Phật giáo đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm