Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/12/2015, 14:57 PM

36 pho tượng cổ vô giá biến mất bí ẩn?

36 pho tượng cổ niên đại từ thế kỷ 18 được đánh giá là có giá trị rất lớn đã biến mất một cách bí ẩn. Người dân địa phương vô cùng đau xót.

Thời gian gần đây, báo điện tử Người đưa tin nhận được phản ánh của người dân thôn Tử Dương, xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, Hà Nội về việc biến mất đầy bí ẩn của 36 pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ 18 ở chùa Tử Dương.

Theo nhiều chuyên gia, những bức tượng từ thế kỷ 18 có giá trị vô cùng lớn. Nó không thể đoán định bằng tiền, nói một cách khác là vô giá. Ở Việt Nam không còn nhiều.

Bà Vân Thị Thanh (thôn Tử Dương) chia sẻ: Chùa Từ Dương được Bộ VHTT & DL xếp hạng di tích từ năm 1992. Trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn nhiều tác phẩm giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật như quả chuông đúc thời Tây Sơn và 42 pho tượng bằng chất liệu gỗ, đất sét được tạc qua các thời kì...

Nhân dân địa phương qua nhiều thế hệ đều bỏ khá nhiều công sức, tiền của để xây dựng, tu bổ và bảo tồn di sản văn hóa không chỉ của địa phương mà còn là của quốc gia.
Chùa Tử Dương
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trụ trì của chùa là sư thầy Thích Đàm Tính đã cùng một số người làm một số việc hủy hoại di tích lịch sử chùa Tử Dương.

Họ đưa tượng và đồ thờ mới vào chùa; thay câu đối cổ và đắp lên tường bằng câu đối gỗ; tự ý thay 36 pho tượng cổ bằng những pho tượng mới làm từ gỗ; xây trái phép các công trình trong khuôn viên khu di tích.

Điều này đã khiến người dân trong thôn vô cùng bức xúc.

Nhà chùa đã lý giải sự biến mất của 36 pho tượng rằng, những bức tượng cổ làm bằng thổ (đất) nên qua hàng trăm năm đã hư hỏng. Một số bức đã rụng ngón tay. Tượng hỏng, nhà chùa đem... chôn. 9 pho tượng được chôn ở nhà thờ tổ và 27 pho chôn ở dưới chân hai tòa tháp.

Tuy nhiên, người dân vẫn tỏ ra nghi ngờ về điều này. Bởi tại sao những bức tượng quý tới vậy, nhà chùa âm thầm đem chôn mà không hỏi ý kiến người dân.

Trước kiến nghị của một số người dân thôn Tử Dương, ngày 13/3/2015, Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa đã ra thông báo về Kết quả công tác xử lý vi phạm tại di tích chùa Tử Dương.
Dân tham gia vụ kiểm tra của các cơ quan chức năng (ảnh do người dân cung cấp)

Thông báo này dựa trên kết quả kiểm tra, xác minh từ ngày 14/9/2014 mà Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo phòng Văn hóa – Thông tin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Công an huyện, Phòng Nội vụ huyện (tôn giáo), Đài truyền thanh, UBND xã Cao Thành và Ban trị sự phật giáo huyện.

Cụ thể kết quả kiểm tra, xác minh hiện trạng trong am Nhà thờ tổ chùa Tử Dương có 8 pho tượng bằng chất liệu đất và 01 tòa Cửu long bằng chất liệu gỗ được xếp liền kề. (27 pho được chôn dưới chân tòa tháp không được nhắc tới-PV).

Trong bản kết luận cũng cho rằng việc lãnh đạo thôn và trụ trì chùa thống nhất lập biên bản tháo dỡ các câu đối treo trên các cột của tòa nhà Tam Bảo; tiến hành dỡ số mái tôn lợp tại nhà chùa và di dời 2 pho tượng sư tử đá không phù hợp với di tích đặt tại sân nhà thờ tổ.
9 pho tượng phía bên trong am đã được kiểm tra (ảnh do người dân cung cấp)

Sau những sai phạm này, được biết vào ngày 7/11/2014, tại UBND xã Cao Thành, các đơn vị, cá nhân liên quan tới vi phạm tại chùa Tử Dương đã tiến hành họp kiểm điểm trách nhiệm việc buông lỏng quản lý Nhà nước trong công tác quản lý di tích tại địa phương.

Bản thân sư trụ trì Thích Đàm Tính cũng bị khiển trách trước UBND xã và phải khắc phục những vi phạm nhà chùa gây nên.

Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm tại di tích chùa Tử Dương của UBND huyện Ứng Hòa vẫn khiến người dân nơi đây vô cùng bức xúc.

Bà Dương Thị Oanh (xã Tử Dương) phân tích: Trong thời gian kiểm tra, các cơ quan chức năng chưa xem xét hết. 36 pho tượng bị chôn mà chỉ đào ở một hố am có chứa 9 pho tượng cổ để xem xét quay phim, chụp ảnh còn nơi mà được cho là chôn tới 27 pho tượng cổ thì không kiểm tra rồi vội vã kết luận là đủ tượng.

Thêm vào đó, việc xử lý cán bộ thôn, xã, nhà chùa chưa nghiêm. Việc loại bỏ 36 pho tượng cổ, đưa nhiều tượng lạ và các vật lạ vào khu di tích, xây dựng trái phép nhiều công trình làm mất cảnh qua khu di tích là trái với Luật Di sản văn hóa.

Câu hỏi mà bà Oanh cũng như nhiều người dân thôn Tử Dương đặt ra: Đây là việc hủy hoại di tích lịch sử văn hóa lớn thì tại sao chỉ có kiểm điểm, phê bình, khiến trách người vi phạm?
Hiện tại nhiều người dân lên đình lễ thay vì lên chùa vì "chùa làm gì còn tượng phật"

Cũng liên quan tới vấn đề này, bà Vân Thị Thanh (người trong thôn) chia sẻ thêm: Nguyện vọng của chúng tôi là đưa toàn bộ số tượng ở hầm lên và trả lại vị trí thờ như trước đây. Những pho tượng nào hư hỏng phải được tu bổ. Chi phí tu bổ do người vi phạm phải bồi thường như Luật Di sản Văn hóa quy định. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được phía nhà chùa cũng như cơ quan chức năng trả lời.

“Chúng tôi không có thành kiến gì với nhà chùa. Chúng tôi chỉ tiếc cho di tích lịch sử của cha ông để lại từ xưa tới nay bị hủy hoại.

Ngày hội làng chúng tôi lên đình lễ chứ không lên chùa vì còn tượng phật đâu mà lên”, bà Thanh chia sẻ.

Trước phản ánh của người dân, ngày 13/5/2015, Cục Di sản Văn hóa – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan hoàn trả lại toàn bộ các pho tượng cũ của di tích.

Những pho tượng bị hư hỏng phải được tu bổ để sử dụng lại. Đồng thời, Cục Di sản cũng yêu cầu, Sở phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm và báo cáo kết quả giải quyết về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đón đọc kỳ tiếp theo để nghe những phân trần của vị sư trụ trì về việc này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sự việc này tới độc giả...

Nguyễn Huệ - Trần Hướng
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/36-pho-tuong-co-vo-gia-bien-mat-bi-an-dan-nghi-su-thay-ban-a219976.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm