Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/02/2020, 09:00 AM

Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Theo đạo Phật, thì Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật. Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.

> Những đặc điểm của Đức Phật

Đức Phật là gì?

Bài liên quan

Phật hay nói đủ hơn là Phật đà, dịch âm từ ngữ Sanskrit cổ đại. Từ Phật bao hàm các nghĩa: Tự mình giác ngộ, giác ngộ cho người khác và giác ngộ - thấy biết tất cả, không gì là không thấy biết, không lúc nào là không thấy biết. Vì vậy mà Phật còn có các danh hiệu "Nhất biến tri" hay là "Chính biến tri".

Phật đà, nói ngắn hơn là Phật, nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh tại thế giới này, cách đây 2589 năm (T. L năm 623 trước công nguyên) ở thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ). Sau khi thành đạo, thì có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca là giòng họ, Mâu Ni là danh hiệu chung, chỉ các bậc Thánh thời cổ đại ở Ấn Độ, và có nghĩa là tĩnh lặng. Đó là vị giáo chủ của đạo Phật.

Phật giáo cho rằng Phật là chúng sinh đã được giác ngộ, còn chúng sinh là Phật chưa giác ngộ.

Phật giáo cho rằng Phật là chúng sinh đã được giác ngộ, còn chúng sinh là Phật chưa giác ngộ.

Bài liên quan

Thế nhưng, căn cứ vào giáo lý do Phật Thích Ca giảng dạy, chúng ta biết rằng, tại thế giới này, từ thời xa xưa đã có những vị Phật ra đời, và trong một tương lai rất xa sau này cũng sẽ có các vị Phật khác xuất hiện. Và hiện nay, tại các thế giới khác trong 10 phương, cũng đang có nhiều Phật tồn tại. Như vậy, theo đạo Phật, thì Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật. Hơn nữa, Phật giáo còn cho rằng, tất cả chúng sinh, tất cả các loài hữu tình, dù hiện nay có tin hay không tin Phật, đều có khả năng thành Phật trong tương lai. Phật giáo cho rằng Phật là chúng sinh đã được giác ngộ, còn chúng sinh là Phật chưa giác ngộ. Đứng về mặt cảnh giới mà nói, phàm thánh tuy khác nhau, nhưng đứng về bản chất mà nói, Phật tính là bình đẳng, Phật hay chúng sinh đều có Phật tính như nhau không khác.

Nói tóm lại, Phật giáo không sùng bái Phật như là vị Thần, cũng không xem Phật như là Chúa sáng thế vì vậy, cũng có thể nói Phật giáo chủ trương vô thần luận.

Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật.

Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật.

Bồ Tát là gì?

Bài liên quan

Bồ Tát là dịch âm từ chữ Phạn, và là lược dịch. Nếu dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa. Bồ đề nghĩa là giác. Tát đỏa là hữu tình. Bồ Tát nghĩa là giác hữu tình. Hữu tình là sinh vật có tính tình và tình ái, cũng gọi là động vật. Bồ Tát là loài hữu tình có giác ngộ. Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, và cứu giúp người trong cơn khổ nạn, thì nói người ấy có tâm Bồ tát.

Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ tát.

Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ tát.

Bài liên quan

Bồ Tát hiểu theo đúng nghĩa, rất khác với quan niệm Bồ Tát trong dân gian. Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Bồ Tát không phải là thần Thổ Địa, cũng không phải là thần Thành Hoàng mà tượng bằng gỗ, tượng bằng đất được thờ phục ở khắp đền miếu. Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ Tát. Muốn làm Bồ Tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện: "Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Nghĩa là:

"Phát lời nguyện độ thoát cho vô số lượng chúng sinh;

Phát lời nguyện đoạn trừ vô số lượng phiền não;

Phát lời nguyện học tập vô số lượng pháp môn;

Phát lời nguyện thành tựu Phật đạo vô thượng".

Bồ tát đạt tới vị Diệu giác đã là Phật rồi. Còn ở ngôi vị Đẳng giác là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Các vị Bồ tát mà nhân dân rất quen thuộc như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… đều là những vị Đẳng giác Bồ tát.

Bồ tát đạt tới vị Diệu giác đã là Phật rồi. Còn ở ngôi vị Đẳng giác là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Các vị Bồ tát mà nhân dân rất quen thuộc như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… đều là những vị Đẳng giác Bồ tát.

Mọi người từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đều được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân biệt Bồ Tát phàm phu và Bồ Tát hiền thánh. Các Bồ Tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị Bồ tát hiền thánh. Quá trình làm Bồ tát chia làm 52 vị (cấp bậc), trong số này chỉ có 12 vị Bồ tát hiền thánh, tức là từ Sơ địa đến Thập địa (địa vị 1 - 10), lại thêm hai vị nữa là Đẳng giác và Diệu giác. Thực ra, Bồ Tát đạt tới vị Diệu giác đã là Phật rồi. Còn ở ngôi vị Đẳng giác là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Các vị Bồ tát mà nhân dân rất quen thuộc như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… đều là những vị Đẳng giác Bồ Tát.

Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Bài liên quan

Như trên đã trình bày, tại thế giới này, từ thời xa xưa đã có những vị Phật ra đời, và trong một tương lai rất xa sau này cũng sẽ có các vị Phật khác xuất hiện. Và hiện nay, tại các thế giới khác trong 10 phương, cũng đang có nhiều Phật tồn tại. Theo đạo Phật, thì Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật. 

Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thích Ca: Trung Hoa dịch là Năng Nhơn, Mâu Ni là Tịch Mặc. Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn an tĩnh, vắng lặng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra đạo Phật, Ngài được thờ ngay giữa chính điện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già với tay phải cầm hoa sen đưa lên.

duc-phat-thich-ca-mau-ni-0953

Đức Phật A Di Đà

Bài liên quan

A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được. Ta thường thấy hình tượng Phật A Di Đà đứng trên tòa sen, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh. Các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải là Bồ tát Quán Thế Âm, bên trái Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí. Đây gọi là Tây Phương Tam Thánh.

6b-1000-1043

Đức Phật Di lặc

Bài liên quan

Di Lặc (tiếng Phạn: Maitreya, tiếng Pali: Metteyya). Di Lặc hay Di Lạc, tức vui vẻ và hoan hỷ, Ngài là vị Phật ở đời tương lai. Tượng Phật Di Lặc mập mạp, bụng to, miệng cười rất tươi. Bụng to là chỉ cho sự bao dung rộng lượng, miệng cười là chỉ cho lòng hỷ xả, không vướng mắc. Có nơi thờ tượng Phật Di Lặc có thêm sáu chú tiểu bám ở quanh mình, biểu trưng sáu căn của một con người.

duc-phat-di-lac-0953

 Bồ Tát Quán Thế Âm

Bài liên quan

Quán là quán sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ Tát Quán (Quan) Thế Âm là vị Bồ Tát quán sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để kịp thời cứu giúp họ thoát khổ. Tay phải Ngài cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình nước Cam Lồ để tưới mát chúng sanh, trên đỉnh đầu có hình Đức Phật A Di Đà. Có rất nhiều hình tượng Quán Thế Âm như: Quan Âm Lộ Thiên, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,…

4

Bồ Tát Đại Thế Chí

Bài liên quan

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.

Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.

bo-tat-dai-the-chi-0954

 Bồ tát Địa Tạng

Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa; tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Ngài mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lô, tay phải cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm viên minh châu. Ngài thường được thờ trong Chánh Điện bên phải Đức Phật Thích Ca, hoặc nơi nhà thờ các vong linh.

bo-tat-dia-tang-0954

Đức Phật Dược Sư

Bài liên quan

Thông Thường có 7 Đức Phật Dược Sư, hoặc 8 Đức Dược Sư (nếu cộng thêm Đức Thích Ca Mâu Ni), hạnh nguyện của các Ngài rất tương đồng như giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ….

Bản Hán văn bên Trung Quốc nguyên có 7 bộ Kinh Dược Sư tương ứng với công đức bản Nguyện của 7 vị Phật gọi là Kinh Thất Phật Dược Sư Bản Nguyện Công Đức phần nói về 6 Đức Dược Sư là Quyển Thượng và phần nói về Đức Dược Sư Lưu Ly Quang là quyển hạ, tuy vậy khi truyền sang Việt Nam thì chỉ có 1 bộ Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai do Ngài Pháp Sư Huyền Trang dịch, nguyên nhân cũng do một phần Việt Nam thịnh hành pháp môn Trì danh hiệu Phật.

3

Phật Mẫu Chuẩn Đề

Bài liên quan

Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

phat-mau-chuan-de-0955

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Bài liên quan

Trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni của Mật tông có nói: “Trong vô lượng ức kiếp thời quá khứ, Bồ tát Quan Thế Âm nghe Đức Thiên Quang Vương Tĩnh Chú Như Lai nói thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni bèn phát nguyện làm lợi ích, an lạc tất cả chúng sinh. Liền khi ấy, trên người mọc ra một nghìn con mắt và một nghìn bàn tay”.

Thiên thủ thiên nhãn là ngàn mắt ngàn tay. Con số ngàn không chỉ có nghỉa đen là đúng một ngàn , mà ám chỉ một số lượng nhiều vô số kể, không đếm được. Do đó nên hình tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn trên thực tế tại các chùa có thể có hơn 1000 tay, cũng có thể có  vài chục tay hay  vài trăm tay.

Nghìn mắt để thấy khắp thế gian và nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay tượng trưng cho hành động. Muốn làm việc gì cũng phải dùng đến bàn tay. Con mắt tượng trưng cho sự xem xét, quán thông, thấu suốt, thấy rõ tường tận tất cả chúng sinh ở các cõi, thấy cả xa lẫn gần, cả to lớn lẫn tế vi, trước mặt và sau lưng, trên và dưới, ban ngày và ban đêm…Tượng có thể có hình con mắt trong lòng bàn tay, tượng trưng cho ý nghĩa hễ mắt để đâu thì tay theo đó. Hễ nhìn thấy nơi nào có chúng sanh khổ nạn là ngài ứng hiện và dang bàn tay từ bi ra để cứu giúp tức thì.

bo-tat-thien-thu-thien-nhan-0955

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi

Bài liên quan

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.

Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài, dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa -một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khác- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.

2

Bồ Tát Phổ Hiền

Bài liên quan

Phổ Hiền Bồ Tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

Capture

Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sanh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm