Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/05/2016, 11:59 AM

Ấn Độ - Trung Quốc hợp tác khai quật vùng đất khai sinh đạo Phật

Hôm thứ Bảy, ngày 21/05/2016, tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam thủ phủ của miền Trung, Trung Quốc đã diễn ra Đại hội Khảo cổ học lần đầu tiên tại Trung Quốc, khoảng 400 chuyên gia từ hơn 10 Quốc gia, trong đó có Anh, Ai Cập, Đức, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

 
Các nhà khảo cổ Ấn Độ và Trung Quốc hiện đang thảo luận về một dự án hợp tác văn hóa tại vùng đất khai sinh đạo Phật.

Ông Vương Nguy, Giám đốc Sở nghiên cứu khảo cổ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói với Tân Hoa xã hôm thứ Hai, ngày 23/05/2016 rằng: “Sở nghiên cứu khảo cổ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc sẽ hợp tác với các nhà Khảo cổ Ấn Độ tại một số địa điểm quan trọng ở thành phố Sarnath (vườn Lộc Uyển), Ấn Độ. Theo kế hoạch, dự án sẽ tiến hành các cuộc khai quật, kiểm soát, giám sát an toàn và bảo vệ các Di tích Văn hóa”.
 Ông Vương Nguy, Giám đốc Sở nghiên cứu khảo cổ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc

Vùng đất linh thiêng Sarnath (vườn Lộc Uyển) nằm ở phía đông bắc Ấn Độ, là nơi đầu tiên đức Phật thuyết pháp, cũng được xem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất đối với Phật giáo đồ.

Ông Vương Nguy chia sẻ rằng: “Chúng tôi vô cùng phấn khởi bởi các nhà Khảo cổ chúng ta có thể phát hiện, sau đó liên kết với nhau trong việc bảo vệ rất nhiều Thánh tích Phật giáo Ấn Độ, lâu nay những thứ chúng ta biết từ sách vở”.

Ông Sanjay Kumar Manjul, Giám đốc Viện Khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Ấn Độ, lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ dự án này. Theo Kế hoạch Dự án sẽ bắt đầu khởi động từ tháng 11/2016 và kết thúc vào tháng 11/2020.
Ông Sanjay Kumar Manjul, Giám đốc Viện Khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Ấn Độ
Một dự án khác cũng sẽ được khởi động, tập trung vào các di tích tại Rakhigarhi, huyện Hisar ở bang Haryana, khoảng 90 dặm về phía tây New Delhi, một trong những khu định cư lớn nhất thuộc nền văn minh sông Ấn. Những khám phá vừa qua tại Thánh tích Rakhigarhi bao gồm đường sá, hệ thống thoát nước, hệ thống thu thập và lưu trữ nước mưa, gạch đất nung, các hiện vật bằng đồng, các đồ trang sức bằng kim loại, vòng đeo tay được làm bằng đất nung, vỏ ốc, xà cừ, vàng và đá quý.
 
Ông Vương Nguy, Giám đốc Sở nghiên cứu khảo cổ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc phát biểu rằng: “Chúng ta cùng láng giềng giữa Ấn Độ - Trung Quốc với chiều dài lịch sử, mối quan hệ văn hóa tinh thần, kinh tế, tôi tin tưởng rằng dự án này sẽ tăng cường thêm mối quan hệ hợp tác giữa chúng ta.

Trong thiên niên kỷ đầu tiên, nhiều vị học giả, cao tăng phật giáo Trung Quốc đã cầu pháp tại đất phật Ấn Độ, trong đó có các vị Tam tạng Pháp sư Huyền Trang  (602-664), Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713), nhị vị Thánh tăng này đã từng tham học tại đại học phật giáo Nalanda, làng Bragoan, bang Bihar, phía bắc Ấn Độ.

Những sự ghi chép (Hồi ký) cuộc hành trình của nhị vị Thánh tăng là một dữ kiện quan trọng cho các nhà sử học, khảo cổ học, phật học và những nhà nghiên cứu mối quan hệ liên văn hóa thời kỳ tiền hiện đại. Dựa vào những dữ kiện này, các nhà khảo cổ đã khám phá ra nhiều địa điểm Thánh tích phật giáo tại đất phật Ấn Độ”.

Các nhà khảo cổ Ấn Độ đã bắt đầu khám phá và khai quật di chỉ Sarnath từ cuối thế kỉ 19, vào một số lượng đáng kể các Thánh tích phật giáo, cơ sở tự viện, các bảo tháp, các bức tượng đã được phát hiện. Tuy nhiên, họ vẫn chưa xác định được niên đại của những hiện vật một cách chính xác.
 
Một trong những bí ẩn nhận được sự quan tâm của các nhà khảo cổ là mối quan hệ giữa các tượng phật từ triều đại Gupta (320-550) được phát hiện ở Sarnath với các bức tượng tương tự được chế tác tại Trung Quốc dưới thời Bắc Tề (550-577).

Ông Vương Nguy, Giám đốc Sở nghiên cứu khảo cổ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định rằng: “Mối quan hệ giữa các Thánh tích phật giáo, chúng ta có thể biết thêm nhiều thông tin mới về quá trình truyền bá phật giáo ở Trung Quốc.

Dự án này ứng dụng những công nghệ khảo cổ học hàng đầu thế giới, bao gồm cả công nghệ cảm ứng ba chiều từ xa và hệ thống hình ảnh 3D cũng như sử dụng kỹ thuật kiểm tra và phân tích tiên tiến”.

Vân Tuyền (Nguồn: Chinadaily)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm