Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/10/2017, 09:38 AM

Ấn Độ: Chủ tịch Đảng BSP sẽ Quy y đạo Phật nếu Đảng BJP không thay đổi

Hôm thứ Ba, ngày 24/10/2017, bà Mayawati, Chủ tịch đảng Bahujan Samaj (BSP), biểu tượng chính trị của giai cấp Dalit đã có bài phát biểu phản ứng lại Đảng Bharatiya Janata (BJP) rằng, họ nên thay đổi cách tư duy về những người Dalit cũng như các đẳng cấp, tầng lớp thấp kém khác, nếu không bà Mayawati sẽ cải đạo, Quy y theo đạo Phật giống như lãnh tụ Bhimrao Ambedkar (1891-1956), cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ hiện đại.

Chủ tịch đảng BSP, bà Mayawati tuyên bố hùng hồn rằng: “Tôi gửi một thách thức đến Đảng Bharatiya Janata (BJP) để họ thay đổi tư duy đẳng cấp, chủng tộc đối với những người Dalit, Adivasis, các tầng lớp thấp kém cũng như những người đã cải đổi tôn giáo của họ, nếu không, tôi cũng sẽ quyết định cải đạo Quy y Phật đạo”.
Bà Mayawati, Chủ tịch đảng Bahujan Samaj (BSP)
Nhắc đến lãnh tụ Bhimrao Ambedkar (1891-1956), luật sư, lãnh đạo chính trị, hoạt động Phật giáo, triết gia, nhà tư tưởng, nhân chủng học, sử gia, nhà hùng biện, nhà văn, kinh tế gia, học giả, nhà phục hưng Phật giáo Ấn Độ, cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ hiện đại, Chủ tịch đảng BSP, bà Mayawati cho biết, sau khi chứng kiến sự phân biệt trong hệ thống đẳng cấp (‘Varnavyyawastha’) trong Hindu giáo, lãnh tụ Bhimrao Ambedkar đã kêu gọi mọi người thay đổi nó. 

Cảm nhận được sự khổ đau của sự đối xử phân biệt giai cấp gay gắt của xã hội Ấn Độ, Ngài dùng cả cuộc đời mình để chống lại và chuyển hoá sự phân biệt đối xử đó. Bản thân Ngài sinh ra trong gia đình thuộc giai cấp cùng đinh, đó là giai cấp Dalit, một giai cấp thấp. Mặc dù, thời Đức Phật tại thế, Ngài đã không mệt mỏi để truyền bá tư tưởng “Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ”, nhưng sự phân biệt giai cấp mà đạo Bà La Môn đặt ra vẫn còn rõ nét trong trái tim của người Ấn Độ. Chế độ giai cấp của đạo Hindu vẫn còn khắt khe, bốn giai cấp vẫn còn hiện diện với nguyên đặc tính phân biệt trong đối xử xã hội. Theo chủ thuyết Chaturvarnya đã phân ra bốn giai cấp như: Brahmin (Brahmaṇa, giáo sĩ), Kshatriya (Khattiya, vua chúa), Vaishya (Vessa, thương gia), và Shudra (Sudda, người hầu, nô lệ). Còn có một lớp người ngoài và dưới bốn giai cấp, đó là Dalit, là tiện dân, nô lệ, không được chạm đến vì sự dơ bẩn của họ (untouchable). Dalits bao gồm những người như công nhân da, người quét đường, thợ thuộc da, người đánh giày, người lao động nông nghiệp, vận động viên thể dục, người đánh trống, nhạc sĩ dân gian và những người thủ công mỹ nghệ trên đường phố,…

Chính sự phân biệt đó làm niềm vui cho những giai cấp trên và là sự khổ đau truyền miên của những giai cấp thấp. Những quyền lợi cơ bản về mặt xã hội như: giáo dục, giao thông, lễ bái, nước,… bị hạn chế tối đa. Họ, giai cấp thấp, bị khinh rẻ và đối xử bất công, số phận của họ dính liền với sự nghèo cùng, đói khát, dơ bẩn, bịnh tật triền miên từ mấy chục ngàn thế hệ. Chính việc không được hưởng sự giáo dục nên họ không thể phát triển tri thức, đó là lý do mà muôn đời họ không thể đạt được sự hiểu biết căn bản của xã hội, nên họ mãi là người ngu dốt. Họ chỉ biết sử dụng sự hoạt động của chân tay mà nuôi bản thân và gia đình, nên họ mãi là người nô lệ cho giai cấp trên từ nhiều ngàn đời với biết bao thế hệ. 

Chứng kiến và cảm nhận sự đối xử bất công và bị tước đi những quyền lợi dân chủ và dân sự đó, chính bản thân ngài cũng nằm trong hoàn cảnh đó. Bản thân là đại học giả, ngài đọc nhiều sách vở nên biết được khi xưa Đức Phật đã từng bác bỏ giai cấp rồi. Vì thế, ngài áp dụng tinh thần của Phật Giáo vào việc kêu gọi cách mạng giai cấp và làm sống dậy Phật Giáo Ấn Độ đã ngủ yên khá lâu. Từ tinh thần này, ngài đã làm sống dậy Phật Giáo Ấn Độ và thổi vào xã hội Ấn Độ luồng gió mát an lành của Phật Giáo.

Phát biểu về định hướng cuộc đời mình, ngài nói: “Tôi sinh ra trong Hindu nhưng không chết trong Hindu”. Ngài đã tạo ra phong trào cải đạo vĩ đại từ Hindu sang Phật Giáo. Từ năm 1930 đến khi qua đời, ngài đã diễn ra rất nhiều cuộc cải đạo với qui mô lớn khoảng vài chục ngàn người tham gia mỗi lần.

Trong bài viết của mình là "Đức Phật và tương lai của Tôn giáo của Ngài" xuất bản năm 1950 trong tạp chí Society Mahabodhi, lãnh tụ Bhimrao Ambedkar đã tóm tắt quan điểm của Ngài về tôn giáo và Phật Giáo theo cách thức sau đây:

1. Xã hội phải có trừng phạt pháp luật hoặc trừng phạt của đạo đức để giữ nó lại với nhau. Nếu không có như vậy, xã hội tất bị xé ra manh mún.

2. Tôn giáo tồn tại với sự kết hợp của lý trí. Đó là tên khác của khoa học.

3.  Thật là thiếu xót nếu tôn giáo đề cập đến đạo đức cơ bản, nhưng đạo đức cơ bản phải thừa nhận những điều cơ bản của tự do, bình đẳng và tình thân.

4. Tôn giáo không phải là thánh hóa hoặc thực hiện một đức tính thoát nghèo.

Chủ tịch đảng BSP, nổi tiếng với biệt danh “Nữ hoàng của tiện dân” bà Mayawati cho biết, bà cũng cho các lãnh đạo tôn giáo, những người có liên quan đến Đảng Bharatiya Janata (BJP), có cơ hội để thay đổi tư duy của họ, nếu không bà sẽ cải đạo quy y Phật đạo với khoảng 10 triệu người ủng hộ.


Vân Tuyền (Nguồn: The Indian  Express)
-
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm