Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/07/2016, 09:48 AM

Ấn Độ: Đại học Phật giáo Nalanda thành di sản thế giới

Hôm thứ Sáu, ngày 15/07/2016 - Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – UNESCO) đã tuyên bố đưa các địa điểm mới được công bố, bao gồm cảnh quan văn hóa nghệ thuật đá Hoa Sơn, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, cống dẫn nước cổ đại Qanat của Iran và địa điểm khảo cổ Đại học Phật giáo Nalanda (Nalanda Mahavihara), Ấn Độ.

 
Đại học Phật giáo Nalanda là một Trung tâm giáo dục toàn diện, tiêu biểu nhất thế giới, nơi học tập bậc cao thời cổ đại ở bang Bihar, Ấn Độ, tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến thế 12 (1197). Di tích đặc biệt này nằm cách Patna khoảng 98 km về phía Đông Nam, thủ phủ bang Bihar.
 
Trên trang web UNESCO cho biết: “Đại học Phật giáo Nalanda, một trường Đại học giáo dục toàn diện cổ xưa nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Nơi truyền tải tri thức liên tục 800 năm. Sự phát triển giáo dục đào tạo trải qua gần thiên niên kỷ như thế đã chứng minh một thời hưng thịnh của truyền thống Phật giáo Nalanda”.

Đại học Phật giáo Nalanda là một trung tâm giáo dục quan trọng, đào tạo các học giả nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Tây Tạng, Hàn Quốc và các quốc gia Trung Á. 
 
Đại học Phật giáo Nalanda bị quân đội Hồi giáo người Turk do Bakhtiyar Khilji chỉ huy tàn phá vào năm 1193. Thư viện Đại học Phật giáo Nalanda quy mô đến mức bị bọn giặc đốt cháy đến 3 tháng mới hết, các ngôi Tự viện đều bị tàn phá, bọn họ xua đuổi hết Tăng sĩ Phật giáo ra khỏi khu vực này.
 
Phế tích Đại học Phật giáo Nalanda đã lãng quên từ khi bị giặc Hồi giáo cực đoan phá hủy. Những phần còn lại bởi sự đổ nát của Đại học Phật giáo Nalanda đã được thu hồi bởi Cơ quan Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ (ASI), và bắt đầu cuộc khai quật vào năm 1915. 

Khu phức hợp Nalanda được xây dựng bằng gạch đỏ, ngày nay phế tích này nằm trên một diện tích rộng 14 ha. Nhiều tác phẩm điêu khắc, đồng xu, con dấu và chữ viết cũng được thu hồi.

Năm 2006, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khác tuyên bố một dự án tôn tạo và phục hồi địa điểm cổ xưa này.

Cơ quan Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã gửi 200 trang Hồ sơ đề cử với UNESCO vào tháng giêng năm ngoái, sau đó một nhóm chuyên gia của Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế (ICOMOS) đã kiểm tra các địa điểm di tích trong năm 2015.

Vân Tuyền (Nguồn: The American Bazaar)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm