Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/03/2017, 14:09 PM

Ấn tượng Mỹ Sơn huyền thoại

Đến thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) vào một sáng mùa hạ đẹp trời... Đường lên tháp quanh co, rợp mát, lọt thỏm giữa hai bên đồi núi nhấp nhô. Khung cảnh có phần hoang sơ, vắng vẻ gợi lên cho người ta một cảm giác tịch liêu, hư ảo. Phải đến thật gần ta mới thấy quần thể tháp cổ thấp thoáng phía trong những lùm cây. Bầu trời hôm đó cao và xanh vời vợi, những làn mây trắng đủng đỉnh trôi nhẹ ngang đầu... khiến tôi có cảm giác trời đất cỏ cây và hồn người như đang giao hòa giữa mênh mông nắng gió...

Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.
 
Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa như Mỹ Sơn thật sự độc đáo và hiếm có. Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp và điều đặc biệt là cửa chính của tháp chính bao giờ cũng quay về hướng Đông (hướng về phía mặt trời mọc – hướng của thần linh) thể hiện sự giao hòa và đồng nhất giữa thiên nhiên và vũ trụ. Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh. Xung quanh ngôi đền chính là các ngôi đền nhỏ hoặc các công trình phụ. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có một chức năng riêng. Tất cả được sáng tạo tỉ mỉ, cần mẫn cùng với cấu trúc đền thờ, không gian hành lễ ghi dấu những nghi thức tôn giáo, thờ cúng, thấm đượm niềm sùng kính thiêng liêng nhưng vẫn mang tính khoáng đạt vốn rất đặc trưng của tâm hồn Chămpa.
 
Có lẽ bởi vậy mà Kazik (Kazimiers - Kwiatkowski) - người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ -  thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”.

Quần thể tháp cổ trầm mặc, uy nghi, kiêu hãnh đã tồn tại hơn 16 thế kỷ qua là niềm tự hào của người Chămpa nói riêng và người Việt nói chung. Một kho tàng văn hóa rực rỡ, một bảo tàng sinh động, mang giá trị thẩm mỹ của nhân loại. Nghệ thuật Mỹ Sơn đã thể hiện đây là mảnh đất của sự khẳng định giao thoa của nhiều nền văn hóa. Trong đó đầu tiên là Ấn Độ thuần túy, sau đó là bản địa, cuối cùng là hội nhập.

Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới. Một kỳ quan của tinh hoa nhân loại.
                              Ảnh tác giả chụp tại thánh địa Mỹ Sơn
Lang thang giữa những ngôi tháp cổ, tận mắt nhìn ngắm những pho tượng đất nung đã in màu thời gian, tôi như lạc vào cõi mơ huyền ảo, như thấy đâu đây trước mắt mình hình ảnh nàng Apsara đang múa những vũ điệu hoang sơ, với những búp tay cong vút cùng bước chân trần uyển chuyển theo nhịp trống Paranưng và tiếng khèn Saranai vang vọng khắp các sườn đồi... Thật tiếc vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ ghé qua trong buổi sáng, không có cơ hội để chiêm ngưỡng những nàng Apsara bằng xương bằng thịt trong buổi diễn phục vụ du khách chiều nay.

Rời Mỹ Sơn, trong lòng vẫn còn lâng lâng cảm xúc về một miền u tịch thiêng liêng và huyền bí, mới thực sự hiểu rằng vì sao những lời trong bài hát “Mưa bay tháp cổ” của nhạc sĩ Trần Tiến lại mê hoặc lòng người đến vậy: “Trăm năm bước phù du. Hoang sơ tháp cổ... Hoang sơ vũ điệu xưa. Cong cong năm ngón ngũ hành. Trăm năm bước mộng du. Nam mô nam mô nam mô nam mô Butda. Một vòng thôi miên thôi miên Apsara. Nhật nguyệt trên cao trên cao trên cao sáng tỏ. Em múa nghiêng ngả. Hoang sơ tháp cổ. Hoang sơ vũ điệu xưa. Nhật nguyệt trên cao nhân gian dưới thấp cách xa…”.

Hoàng Lan
Trường Nghiệp vụ Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm