Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/03/2016, 15:30 PM

Ba hạng người rất “đáng thương”

Có một điều tưởng như là phổ quát đối với các tôn giáo đó là tín điều, tín lý và đức tin. Tín điều, tín lý và đức tin có thể hiểu như là sự bắt buộc tin tưởng vào những điều của các đấng sáng lập các tôn giáo đã truyền dạy và coi đó như là chân lý tuyệt đối. Bởi lẽ theo nhiều tôn giáo, các vị sáng lập chính là những bậc siêu việt. 

Hơn nữa họ có đặc sủng của đấng tối cao (thậm chí họ thay mặt đấng tối cao) nên dĩ nhiên các bậc đó không thể sai. Và nếu suy diễn một cách logic thì các tín đồ cứ suy nghĩ và hành động như lời dạy là hoàn thành sứ mệnh của mình và tất nhiên sẽ được ban thưởng theo cách riêng của từng tôn giáo.

Đức Thích Ca không như vậy. Ngài đã khẳng định: “Ta thuyết pháp trong khoảng 49 năm mà chưa từng nói một lời nào…Ta, từ đêm đạt Chánh Giác đến đêm nhập Niết Bàn, trong khoảng đó ta chưa từng nói một chữ”. 
 
Tại sao vậy? 

Có lẽ chỉ có thể giải thích đức Phật không muốn chúng ta trở thành nô lệ cho những điều Người đã nói ra. Người muốn chúng ta phải tự giải phóng mình ngay trong suy nghĩ, phải có sự hoài nghi, phải có sự trăn trở, phải có sự tìm tòi và đức tin chỉ đến khi chính chúng ta thấu hiểu mọi vấn đề Người muốn chuyển tải. Không ai, kể cả Người có thể thay thế chúng ta tìm đến chân lý giải thoát bằng cách vượt qua vô minh, dục vọng. 

Thời mạt pháp, Phật dạy chúng sinh phải theo “Tứ y pháp để tu” thì mới được thiện lợi. Tứ Y pháp là “Y Pháp bất Y nhân, Y nghĩa bất Y ngữ, Y liễu nghĩa bất Y bất liễu nghĩa, Y trí bất Y thức”. 

Trong bốn điều y cứ này, chúng ta nên tập trung vào điều đầu tiên: “Y Pháp bất Y Nhân”. Nghĩa là, nhất định phải y theo kinh điển tu hành, không được nghe theo bất cứ ai cả. Xin chư vị đồng tu nhớ lấy điểm này. 

Thời nay, có ba hạng người rất “đáng thương” và chúng ta cần phải giúp đỡ. 

Thứ nhất là người không biết đạo Phật nhưng lại phỉ báng Phật giáo và những người theo Phật. 

Thứ hai là người thường sinh tâm cống cao ngạo mạn, thường khinh thị người ít tu hành, thường hay tự cho mình là hiền lương, chánh đạo. Còn người khác là xấu ác, tà đạo.

Thứ ba là người tự cho mình tu hành chứng đắc, được cảm ứng tốt, được thần thông đạo lực, được công năng đặc biệt, được trí huệ, sắp thành Phật rồi, được Phật thọ ký, là sứ giả của bề trên, tự cho mình có đủ năng lực cứu độ chúng sanh…

Với hạng người thứ nhất, vì nghiệp chướng quá sâu dày nên không thể nhìn thấy ánh sáng trí tuệ của Đức Phật. Thế mới hiểu vì sao sau ngày đắc đạo, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, Phật Thích Ca thầm nghĩ: “Ta đã ngộ ra chân lý vi diệu, khó mà nhận ra được, khó mà hiểu được đối với hạng tầm thường…Những kẻ chìm đắm trong dục vọng, bị vô minh che lấp… không làm gì nghe thấu giáo lý của ta”.

Chỉ vì dục vọng và vô minh mà họ không thể giác ngộ được chân lý của đức Phật. Đáng thương hơn cả, khi họ cho rằng Phật giáo là mê tín và những người theo Phật là những kẻ cuồng tín. Họ phủ nhận những chân lý trong kinh Phật. Mà nói lời sai là tạo khẩu nghiệp. Huống chí khẩu nghiệp này còn trái nghịch pháp Phật thì trở thành lời đại vọng ngữ, phỉ báng pháp Phật. 

Xin nhớ cho, tội phỉ báng Phật pháp thuộc về “Ngũ vô gián tội”, nghĩa là năm tội bị đọa vào địa ngục A – tỳ, thuộc Vô gián địa ngục, vô cùng kinh khủng!

Phỉ báng pháp Phật là ý nghiệp. Ý tưởng không thuận theo pháp của Phật, không y giáo phụng hành, đây thuộc về tâm cuồng ngạo, dẫn đến tội bất kính, bất kính thuộc về thân nghiệp. Từ một điều sơ suất là lời nói thôi mà ba nghiệp thân, khẩu, ý đã sai phạm cả rồi!

Với hạng người thứ hai thường sinh tâm cống cao ngạo mạn, thường khinh thị người ít tu hành, thường hay tự cho mình là hiền lương, chánh đạo. Còn người khác là xấu ác, tà đạo thì Phật có dạy, pháp giới mông huân, nghĩa là rộng lớn vô tận, hão huyền vô cùng, chúng sanh mê mờ như chúng ta khó lòng phân định. Nếu vội vã lấy cái suy nghĩ cạn cợt của mình cho là đúng, chấp vào đó rồi tự quyết định đường đi, thì tự mình lầm lũi bước thẳng vào chốn hiểm nguy vậy!

Người tu hành mà không chịu giữ tâm hồn khiêm nhường, chắc rằng không trước thì sau cũng bị cái tội tăng thượng mạn này. Một khi tâm hồn cao ngạo nổi lên thì liền bị vướng nạn của oán thân liền. 

Với hạng người thứ ba là do tu không chuyên nhất, phạm phải tội “xen tạp”, là một trong những điều kỵ với người tu học. Vì xen tạp thành ra nghiên cứu tùm lum. Hơn nữa lại không nghiên cứu chánh pháp, không chịu ngày đêm đọc tụng kinh Phật, suy nghiệm lời Phật trong kinh điển để thực hành cho chính xác, mà cứ để tâm chạy theo thế trí biện thông, những luận giải vô căn cứ, thành ra lời Phật dạy thì quên mất, còn lời chúng sanh dạy thì để trong tâm. 

Chính vì thế mà họ nói lên toàn là luận điệu sai trái, hoàn toàn không có trong kinh Phật. Vậy mà vẫn cứ yên chí làm theo, tin là mình đắc đạo không một chút giật mình, sợ hãi! Nếu không mau mau sám hối, chắc chắn sẽ tự dẫn độ tới chỗ tai họa. Bởi tu hành xen tạp quyết định khó phần thoát ly sanh tử luân hồi, nhất định đời này sẽ bị kẹt lại trong tam đồ lục đạo. Thật đáng thương thay!

Chúng sinh ai mà không mê mờ! Nếu nhận rõ, chính ta cũng là một chúng sanh thì cũng bị mê mờ. Vì mê mờ nên tạo nghiệp. Tạo nghiệp nên phải tu để chuyển nghiệp, tiêu nghiêp, phá nghiệp. Tu hành là bước đi thẳng tới chỗ phá nghiệp. Hãy mau mau sám hối lỗi lầm kẻo trễ. 

Còn nếu cố chấp, không chịu sửa sai thì cũng đành tùy duyên thôi. Tội ai nấy lo, trong đời này dù dưới hình thức nào thì giữa chúng ta cũng có duyên với nhau. Có duyên thì cố gắng khuyên, nhiều lắm cũng chỉ là dám mạnh lời khuyên nhắc nhau thôi.

Khuyên rằng, phải tự thương lấy tương lai của mình, phải cố tránh những bước chân đi thẳng vào cảnh đọa lạc mà bị khổ đau, chịu tối tăm nhiều kiếp. Đừng nên để cái tội này trở nên quá lớn, quá nặng nữa. Vì lúc đó, dù cho, giả như chư Phật mười phương muốn xuống cứu cũng cứu không nổi. Xin chớ xem thường!

Những ai đã lỡ nói Phật pháp mà sai với chánh pháp của Phật, hãy mau mau sám hối. Thành tâm sám hối, kiệt lòng sám hối chắc rằng vẫn còn kịp để chuộc tội.

“Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết”! Nói sai kinh Phật tội lỗi vô cùng lớn, xin đừng vọng ngôn!

Chúng ta, phàm phu tu học nhất định phải lấy kinh Phật làm tiêu chuẩn, chớ ly một ý, chớ đổi một từ thì mới mong thoát khỏi hiểm nạn của thời mạt pháp này.

Khi nghe một người nào nói điều gì liên quan đến Phật pháp, thì phải xét lại cho thật kỹ điều này có đúng theo kinh hay không? Hễ đúng thì theo, không đúng thì nhất định không làm theo, dù người nói đó có là ai. Quyết định vững chắc như vậy, ta mới tránh khỏi lạc vào đường Tà, tránh tai họa vào thân, tránh điều khổ nạn cho vạn kiếp về sau.

Nguyễn Linh Chi

Tham khảo:
http://phatgiaonghean.net/news/Ung-dung/LAM-THEO-LOI-PHAT-DAY-QUA-LA-KHO-LAM-THAY-1034/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm