Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/06/2015, 10:27 AM

Bắc Giang: Những ngôi chùa cổ bị lãng quên

Từ năm 1998, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều dấu tích văn hóa đồ sộ thời Trần trên dải Tây Yên Tử. Những trầm tích phản ánh một thời hưng thịnh của Phật giáo phủ một lớp "bụi" thời gian trong lãng quên cần được bảo tồn, khôi phục. 

 Am nhỏ được xây dựng trên nền chùa Sơn Tháp, xã Cẩm Lý (Lục Nam).  
Nền xưa, dấu cũ

Theo dấu chân tiền nhân, chúng tôi tìm về chốn thiêng bên những nền xưa, tích cũ để "mục sở thị" hệ thống công trình Phật giáo hoang phế ngổn ngang những chân đá tảng, vật liệu xây dựng, đồ dùng sinh hoạt... mấy trăm năm trước. 

Mất nửa ngày leo rừng theo lối mòn mới đến được chùa Sơn Tháp, xã Cẩm Lý (Lục Nam) - nơi đây phong cảnh hoang sơ, núi non điệp trùng. Gọi là chùa nhưng chỉ là một am nhỏ lúp xúp ẩn sâu trong núi thẳm, xung quanh hoang vu, ít người qua lại. Ngoài sử sách ghi chép sơ lược thì ít người biết đến công trình này. 

Bằng nghiệp vụ, các nhà văn hóa đã tìm thấy nhiều di vật đổ nát, nền móng kiến trúc, đồ gốm sứ thời Lý - Trần và một ngọn tháp đá cổ bị khỏa lấp dưới xác lá khô. Căn cứ vào dòng chữ Hán ghi trên bài vị tháp: “Huyền Cơ thiện thọ Pháp Vân hòa thượng vị”, ông Trần Văn Lạng, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh nhận định, chùa được xây dựng từ thế kỷ XIV, đây là nơi Thiền sư Pháp Vân tu hành và viên tịch. 

Mấy trăm năm qua, nay tháp đã đổ, chùa không còn, nhân dân địa phương dựng tạm một am sơ sài trên nền móng cũ làm nơi thờ Phật. Tuy vậy các nhà nghiên cứu vẫn xác định được 3 cấp nền chùa cổ, trong đó có tòa tam bảo, nhà ni, nền chùa chính dài 18 m, rộng 10 m. Sách "Đạo giáo nguyên lưu" cũng viết: Vua Trần đi về phía Đông, đến chùa Sơn Tháp và lưu ở đó trước khi lên Yên Tử tu hành. 

Từ Sơn Tháp, chúng tôi ngược suối Rêu hơn 3 tiếng để lên chùa Yên Mã thuộc xã Bắc Lũng, bóng chiều dần buông, không gian nhuốm màu u tịch, thật xót xa khi chứng kiến một quần thể kiến trúc cổ đổ nát, nằm dưới tán cây rừng. 

Với con mắt nghề nghiệp, ông Lạng định hình và phác thảo mặt bằng tổng thể, vị trí các hạng mục xưa như: Tòa tam bảo, nhà bếp, nhà khách, sân, giếng nước cổ, dấu chân Phật được tạc trên tảng đá lớn, đặc biệt là hai ổ đá nghi là mộ nhà sư... Rải rác xung quanh là bậc thềm, mảnh gạch, ngói, đá tảng, chân cột, cối xay đá, lá đề thời Trần. Một số người dân đi rừng kể, gần chục năm trước khi đi qua khu vực này bà con gặp nhiều di vật cổ nhưng do ở xa dân, nhất là nạn đào bới cổ vật khiến nhiều chỗ bị phá hủy.  

Chúng tôi tiếp tục vòng sang mạn kia núi Huyền Đinh để đến phế tích chùa Hồ Bấc, xã Nghĩa Phương. Vẫn là cảnh hoang tàn, lạnh lẽo của phế tích mấy trăm năm "ngủ quên" giữa rừng xanh, những bậc đá rêu phong, trầm mặc dẫn ra hồ nước còn khá nguyên vẹn. 

Ở đây còn hàng trăm tiêu bản hiện vật khảo cổ học chất đống, phủ bạt từ đợt khai quật năm 2012, chưa được bảo quản tốt. Một ngôi chùa bằng đất được dựng lên nhưng trận mưa lũ năm trước đã kéo đổ, để lại trơ trọi những bát hương giữa rừng. Nghe đâu, mấy năm trước có một Việt kiều muốn đầu tư xây dựng chùa nhưng chưa được chấp thuận. "Năm 1998, cạnh chùa còn hai cây thông già, vậy mà lần trở lại này chúng chỉ còn trơ gốc", ông Trần Văn Lạng xuýt xoa luyến tiếc.
 Ông Trần Văn Lạng chỉ ra những bậc thềm và nền móng cổ chùa Hồ Bấc. 
Nhiều thách thức

Con đường từ Đông sang Tây Yên Tử còn lưu giữ nhiều dấu tích Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đa số chùa cổ trong vùng do tổ đệ nhị Pháp Loa đứng ra xây dựng và thường nằm trên đỉnh núi cao, xa dân cư. Sau khi Phật hoàng nhập niết bàn, Pháp Loa và tổ đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường này thực hiện nhiệm vụ Phật sự của phái Trúc Lâm. 

Do đó các chùa trong khu vực có mối gắn kết, chịu ảnh hưởng từ Thiền phái Trúc Lâm trong sơn hệ Yên Tử. Trước sự tàn phá của chiến tranh, thiên nhiên và thời gian, nhiều chùa không được duy tu, bảo vệ nên đã bị phá hủy. Viện Khảo cổ học Việt Nam từng khai quật tại Hồ Bấc, kết quả cho thấy quy mô chùa khá lớn, nhiều hạng mục, hiện vật cổ phát lộ nhưng chưa được khôi phục. Có một số chùa thời Trần bị đổ, xuống cấp đã được trùng tu, phát huy giá trị như: Am Vãi (Lục Ngạn), chùa Cao (Lục Nam)…

Theo thống kê sơ bộ, khu vực Tây Yên Tử của Bắc Giang có khoảng 26 điểm di tích đã được xếp hạng. Ngoài ra còn nhiều chùa, tháp nằm rải rác trong các khu rừng chưa được công nhận hoặc bị hoang phế, đổ nát, không người trông coi. 
Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, ngành văn hóa tỉnh đang kiểm kê hệ thống di tích Tây Yên Tử. Qua đó cung cấp thông tin, bổ sung tư liệu cho quá trình lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể di tích, danh thắng Yên Tử là di sản thế giới, đồng thời đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy, tuy vậy đây vẫn là nhiệm vụ dài hơi và nhiều khó khăn. 

Ông Nguyễn Hữu Phương, Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh, khẳng định, giá trị quý báu của các chùa cổ trên là không cần bàn cãi nhưng để bảo tồn, phục dựng là bài toán “cực khó”, nhất là hầu hết các phế tích nằm trên núi cao, xa dân, lại chưa được xếp hạng nên thiếu cơ sở pháp lý bảo tồn.  

Bước đầu, Ban Quản lý di tích đề xuất, tham mưu cho ngành một số giải pháp bảo tồn phế tích như: Trước mắt khi chưa thể khôi phục được chùa phải khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ, làm đường giao thông tới các phế tích, đồng thời có thể xây dựng biển chỉ dẫn, bảng giới thiệu, gắn với đó là bảo vệ rừng cảnh quan. Chính quyền sở tại cần có phương án bảo vệ giữ nguyên hiện trạng, tránh để phế tích tiếp tục bị xâm hại. Về lâu dài, cần xếp hạng di tích, lập quy hoạch, khai quật khảo cổ học thu thập cứ liệu phục vụ cho việc khôi phục chùa…

Nguyễn Hưởng
Nguồn: http://baobacgiang.com.vn/bg/van-hoa/144267/bac-giang-nhung-ngoi-chua-co-bi-lang-quen.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm