Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/06/2013, 10:33 AM

Bắc Ninh: Chùa Tiêu cúng Lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh

Sáng 22-6-2013 (15-5-Quý Tỵ) tại chùa Tiêu - xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh, Ni trưởng Thích nữ Đàm Chính, trụ trì bổn tự đã long trọng tổ chức lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh  với sự tham dự  của  chư tôn  thiền đức thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Sùng Phúc và quý phật tử các nơi khoảng 500 vị

Quốc sư Vạn Hạnh (938 – 1025) Tổ sư đời thứ 12 dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 21 tuổi, Ngài xuất gia tu học ở chùa Lục Tổ (nay thuộc xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Tuy là trang Thích tử, song Ngài vẫn quan tâm đến những biến cố chính trị, xã hội trong giai đoạn đó. Ngài đã tham mưu giúp vua Lê Đại Hành (980-1005) chống giặc ngoại xâm và dựng nước. Là một người có cái nhìn nhạy bén về thời cuộc như vậy nên trong thời Tiền Lê, Ngài được vua Lê Đại Hành và triều thần tôn kính.

Ngài có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Người dày công giáo dưỡng Lý Thái Tổ (1010-1028) từ thuở nhỏ. Ngài thuyết phục Thánh Vương Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long với ý nguyện cho nền độc lập tự chủ được lâu dài, thảo chiếu dời đô và thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long. Ngài luôn gây ý thức độc lập tự cường cho con cháu nước Việt, tạo tiền đề cho việc mở mang bờ cõi, định hình bản đồ nước Việt thành con Rồng chữ S để cân bằng nguyên lý Âm-Dương trên bình diện, để non sông nước Việt mãi mãi trường tồn bất diệt và con cháu Đại Việt mãi mãi ấm no hạnh phúc.

Ngày Rằm tháng Năm năm Thuận Thiên thứ 9 (tức 30 tháng 6 năm 1018), khi công hạnh đã viên mãn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ thị tịch:

身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯,
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
 Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch:

Thân như bóng chớp chiều tà,
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời,
Sá chi suy thịnh việc đời;
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
(Thích M ật Thể)

Thánh Vương Lý Thái Tổ cùng triều thần nhà Lý làm lễ Trà tỳ, thỉnh ngọc Xá lợi của Ngài phụng thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).
Về sau vua Lý Nhân Tông (1072-1127)  truy tặng một bài kệ thâu tóm thân thế tư tưởng Vạn Hạnh như sau :

Vạn Hạnh dung tam tế
chân phù cổ sấm ky
hương quan danh Cổ Pháp
trụ tích trấn vương kỳ

Dịch:

Vạn Hạnh thông ba cõi
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ
(Thiền sư Vạn Hạnh hợp nhất ba cõi quá khứ, hiện tại, tương  lai;
Đúng như lời thơ tiên tri thời cổ xưa;
Quê hương danh tiếng của thiền sư là làng Cổ Pháp;
Thiền sư đã đem gậy nhà Phật để bảo vệ lãnh thổ Quốc Gia).

Trước khi có cuộc cách mạng năm Kỷ Dậu (1009), Thiền Sư Vạn Hạnh đã từng cố vấn của nhà vua. Năm Canh Thìn (980), quân Tống sang xâm lăng nước ta, Vua Lê Đại Hành triệu thỉnh Ngài vào cung và hỏi Ngài nếu đánh thì thắng hay bại ?

Ngài tâu : Nội trong ba, bảy ngày thì giặc phương Bắc phải rút lui.

Năm Nhâm Ngọ (982), khi quân Chiêm Thành bắt hai sứ giả của ta, Ngài khuyên Vua cấp tốc xuất quân Nam chinh thì sẽ đại thắng. Quả nhiên, đối với hai vấn đề trọng đại sinh tử  này là đương đầu với đế quốc phương Bắc và đánh dẹp phương Nam vào thời ấy đều đúng như lời Ngài tiên đoán.

Hai việc chính sự kể trên, Thiền Sư Vạn Hạnh đã tham dự đều xảy ra dưới thời minh quân Vua Lê Đại Hành. Đến thời hôn quân bạo chúa Lê  Long Đỉnh, lên ngôi làm những việc  bạo ác, dã man, xúc phạm nặng nề đến Phật Giáo như dùng dao róc  mía trên đầu các sư, nên Ngài đã ẩn mình trên rừng sâu núi thẳm để âm thầm chuẩn bị cho đại cuộc, đưa dân tộc đến ánh sáng Từ bi quang vinh. Chính Thiền Sư Vạn Hạnh là linh hồn của cuộc cách mạng bất bạo động vào năm Kỷ Dậu (1009), Ngài đã âm thầm, kiên trì  chuẩn bị và vận động cuộc cách  mạng này từ lâu.

Vạn Hạnh dung thông quá khứ, hiện tại, tương lai, như một sấm ký tiên tri vào việc trị nước an dân vào buổi đầu bình minh, thời đại độc lập Quốc gia.

Tại quê  hương làng Cổ Pháp, Thiền sư chỉ cần dựng cây tích trượng và ngồi yên, mà kinh đô Thăng Long được bền vững mãi mãi.”
Công đức vĩ đại của Ngài như thế mà kỷ niệm Ngìn năm Thăng Long, Thủ đô Hà Nội không có con đường tên Sư Vạn Hạnh, thật vô cùng thiếu sót và có lỗi với tiền nhân.

Một số hình ảnh ghi nhận được buổi lễ:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 

 
TIN LIÊN QUAN
Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đến núi Bà Đen khám phá đặc sản văn hóa Khmer người Nam bộ dịp 30/4-1/5

Trong nước 13:17 17/04/2024

Diễn ra vào tất cả các ngày cuối tuần đến hết dịp lễ 30/4 năm nay, một loạt các loại hình nghệ thuật trình diễn là đặc sản của văn hóa Khmer sẽ được tái hiện trên núi Bà Đen, Tây Ninh, mang đến không khí lễ hội sôi động cho nóc nhà Nam Bộ.

TP.HCM: Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024 tại chùa Phổ Minh

Trong nước 08:00 15/04/2024

Theo truyền thống hằng năm vào ngày 14-4, chùa Phổ Minh tại Q.Gò Vấp, TP.HCM trang nghiêm và long trọng tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024.

Khởi công xây dựng cầu Vĩnh Lân, Cần Thơ

Trong nước 14:59 13/04/2024

Ngày 11/4, UBND xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh cùng đại diện đơn vị tài trợ tổ chức lễ khởi công công trình cầu Vĩnh Lân, thuộc ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh.

Hòa thượng Thích Thanh Từ chứng minh buổi họp mặt chư vị trụ trì các thiền viện trong tông môn

Trong nước 09:30 13/04/2024

Sáng ngày 12/4, tại Thiền viện Thường Chiếu (huyện Long Thành, Đồng Nai), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đã quang lâm chứng minh buổi họp mặt chư Tôn đức Tăng trụ trì các thiền viện trong tông môn.

Xem thêm