Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/04/2016, 20:09 PM

Bác sĩ của người nghèo

Đến huyện Phong Điền, Tp.Cần Thơ hỏi Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK 2) Phùng Phước Nguyên thì hầu như người dân nào cũng biết. Biết vì anh không những có tay nghề chuyên môn vững vàng, chất lượng khám chữa bệnh rất hiệu quả mà anh luôn thể hiện phong cách gần gũi, thân tình, từ tốn với bệnh nhân như chính người thân của mình trong gia đình.

Ông Phan Ngọc Lĩnh, ngụ xã Giai Xuân cho biết “…ba tôi nằm viện tại đây, được bác sĩ Nguyên tận tình chăm sóc nên khỏi bệnh nhanh chóng, hàng ngày anh đều đến thăm hỏi động viên, chúng tôi rất cảm động về y đức của một người thầy thuốc đúng mực…”.

Tốt nghiệp khoa Y trường Đại Học Cần Thơ, năm 2001, bác sĩ Phùng Phước Nguyên tình nguyện về nhận nhiêm vụ tại huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), một huyện vùng ven còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trên nhiều lãnh vực, trong đó có lãnh vực y tế. Hàng ngày sau giờ làm việc tại bệnh viện, anh giành thời gian viết bài tuyền truyền, cảnh báo cho người dân về những nguy hiểm của các chứng bệnh thường có mặt vùng nông thôn. Anh còn tham gia khám chữa bệnh miễn phí thường xuyên cho bệnh nhân nghèo. Đã vậy hàng tháng anh còn trích lại phần lương hiếm hoi, hạn hẹp của mình để mua gạo cho người già neo đơn hay tập sách cho trẻ em mồ côi, bất hạnh.

Bác sĩ Nguyên cho biết “…xuất thân từ gia đình nghèo, tôi luôn thấu hiểu và cảm thông nỗi khó khăn của người nghèo, vì vậy tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được để xoa dịu nỗi mất mác, khó khăn ấy, chuyện bình thường và không có gì đáng kể đâu…”
 
Năm 2004, anh được phân công về công tác tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Phong Điển khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Tại đây, anh lại tiếp tục cống hiến tài năng của một người bác sĩ trẻ đầy tâm huyết, luôn sáng tạo, tự lực vươn lên, vượt qua khó khăn để cho ra đời 11 đề tài sáng kiến cấp thành phố được nghiệm thu và ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh. Điều rất trân trọng là hầu hết đề tài của anh luôn bám sát thực tế, rút ra từ những thực trạng cụ thể nên dễ dàng đi vào thực tiễn y học.

Với bệnh nhân, anh là niềm tin rất lớn vì tài năng và đức độ, với đồng nghiệp anh luôn là quyển “tự điển sống” để mọi người học hỏi, tham vấn. Anh luôn sẳn sàng giúp đỡ đội ngũ thầy thuốc của bệnh viện khi có yêu cầu, luôn xung phong nhận việc khó về mình và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Y sĩ Nguyễn Thị Mỹ Ba, hiện đang công tác tại bệnh viện huyện Phong Điền nhận xét “…Bác sĩ Nguyên là tấm gương sáng về đức lẫn tài để chúng tôi phấn đấu học tập, làm theo…”

Có rất nhiều câu chuyện cảm động mà người dân nhắc mãi về anh. Đó là những lần anh tự xuất tiền túi để mua thuốc cho người nghèo đến khám bệnh; những chuyến đi khám bệnh từ thiện đầy gian khó ở các địa phương xa xôi, những chiếc xe đạp, tập vỡ, quần áo do anh vận động từ các mạnh thường quân luôn đến với trẻ em nghèo bất hạnh mồ côi. Nghe đâu có khó khăn là có anh đến tận nơi thăm hỏi, động viên, giúp đỡ.

Nhiều người rất bất ngờ khi biết được trong hơn 10 năm qua, bản thân Bác sĩ Phùng Phước Nguyên đã tự vận động bạn bè, người thân, các bệnh viện, các tấm lòng vàng được hơn 1 tỷ 500 triệu đồng để mua tặng hàng ngàn phần qùa cho người nghèo. Đó là chưa kể đến hàng chục ngàn quyển tập, dụng cụ học tập, quần áo cho học sinh nghèo, hàng chục chiếc xe đạp nghĩa tình cho học sinh nghèo vượt khó, hàng ngàn suất thuốc cấp miễn phí cho bệnh nhân khó khăn…Một con số quá lớn lao và có ý nghĩa với một người thầy thuốc đang bước sang độ tuổi 44. Và càng có ý nghĩa hơn khi số tiền trên được giành hết cho bà con nghèo các vùng quê sâu đầy khốn khó.

Để có thêm kiến thức phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn, Bác sĩ Nguyên đã sắp xếp mọi công việc, vượt qua nhiều trở lực để hoàn thành chương trình Chuyên Khoa 1 (năm 2009) rồi chuyện khoa 2 (năm 2014). Hiện nay do yêu cầu cần thiết của huyện, anh chuyển công tác về Phòng Y tế huyện, thời gian rảnh anh tham gia giảng dạy tại trường Đại Học Võ Trường Toản (Hậu Giang).

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phùng Phước Nguyên tâm sự “…Tôi tham gia giảng dạy với mong muốn truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm thực tế cho thế hệ trẻ, đó là niềm vui, niềm đam mê lớn nhất của bản thân…”.

Hơn 15 năm công tác, anh đã nhận được rất nhiều bằng giấy khen các cấp về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ; 2 kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Người Cao Tuổi và “Vì sự nghiệp Chữ Thập đỏ”. Đặc biệt nhất và là niềm động viện to lớn với anh là tháng 8/2015, anh vinh dự nhận bằng khen của thủ tướng Chính Phủ về thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và bảo vệ tổ quốc giai đoạn 2010 – 2014.

Bác sĩ của người nghèo, đó là tên gọi thân thương của nhiều bệnh nhân và người thân đã và đang giành cho một người thầy thuốc đang lặng thầm công hiến tài năng, đức độ vì sức khỏe cộng đồng bằng tấm lòng nhân ái, sáng trong. 

Phan Thị Anh Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm