Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/11/2013, 16:49 PM

Bài 1: Dùng tu sĩ Phật giáo "làm mồi" câu view

Áp lực câu view càng tăng cao hơn nữa trong môi trường truyền thông ngày càng rộng mở trên xa lộ internet. Nguồn truyền thông ngày càng nhiều, công chúng ngày càng bị giành giật, áp lực câu view đẩy lên đến mức làm nghẹt thở

Qua trường hợp nhà sư Thích Phước Tấn trong bài báo “Sư trụ trì ở… biệt thư!”, chúng tôi không có ý định bênh vực riêng đối với thầy Phước Tấn, mà chỉ thấy đây là một trường hợp truyền thông gây hại cho Phật giáo một cách điển hình.

Có hai khả năng truyền thông cố ý gây tổn hại Phật giáo, đó là:

1. Chỉ dùng tu sĩ Phật giáo như một phương tiện để câu view bất chính. Chỉ cần người tăng sĩ có những biểu hiện, dù vẫn là thường thấy đối với người bình thường thì đã là tin hot, có tác dụng câu view, ở đây dĩ nhiên là bất chính.

2. Là một bộ phận trong tổng thể cuộc tập kích truyền thông vào Phật giáo do những người Việt bài Phật giáo, những Diemist (kẻ theo Diệm) khởi động, tiến hành chủ yếu trên truyền thông người Việt ở hải ngoại, và thỉnh thoảng được một số phần tử trong nước hưởng ứng, tiếp tay bằng các hình thức ngụy trang khéo léo.

Trước hết, trong bài viết này, phân tích việc câu view bất chính.

Câu view là hoạt động bình thường của truyền thông mạng, cũng như truyền thông nói chung. Truyền thông hiện đại lấy sự tiếp nhận của công chúng làm trung tâm, do vậy, tìm cách thu hút công chúng, nói nôm na là câu view, thì không có gì lạ.

Vấn đề chỉ phát sinh khi người làm truyền thông câu view bất chính, tức là có ý gian khi câu view, thu hút công chúng bằng những thủ đoạn xảo trá, bất minh, lập lờ, cố ý đánh lừa.

Câu view bất chính là điều đã có từ rất lâu trong hoạt động truyền thông, nhưng gần đây đã rộ lên một cách "khủng khiếp".
 Sư thầy Thích Phước Tấn bên ngôi chùa đang xây dang dở
Nhưng từ “câu view” có lẽ mới xuất hiện gần đây, với sự xuất hiện của internet, khi nhà điều hành truyền thông có thể biết chắc, biết rõ số lượng bạn đọc truy cập đọc hay xem từng tin, từng bài, từng clip video, từng file âm thanh. Từ đó, áp lực phải tăng số lượng truy cập tăng cao, tức là tăng cao áp lực câu view.

Áp lực câu view càng tăng cao hơn nữa trong môi trường truyền thông ngày càng rộng mở trên xa lộ internet. Nguồn truyền thông ngày càng nhiều, công chúng ngày càng bị giành giật, áp lực câu view đẩy lên đến mức làm nghẹt thở những người làm truyền thông, từ biên tập đến phóng viên, cộng tác viên…

Không lâu sau bài báo “Sư trụ trì ở… biệt thự!”, Báo Tuổi Trẻ đã có loạt bài “Thảm họa “câu view” phân tích sâu hơn một tệ nạn của truyền thông hiện đại.

Theo đó “với tốc độ lan truyền  nhanh như chớp, những cuộc đua “câu” bạn đọc trên mạng đã gây nên những thảm họa khôn lường. Tin đồn, tin hóng hớt, tin ba chớp ba nhoáng được đẩy lên bất cần kiểm chứng, bất cần trách nhiệm, bất chấp hậu quả” (Báo Tuổi Trẻ ngày 4/11/2013).

Như vậy, trường hợp bài báo “Sư trụ trì ở… biệt thự!” hội đủ điều kiện để xếp vào loại tin câu view theo định nghĩa trên. Tác giả bài báo “Sư trụ trì ở… biệt thự!” trong bài báo 2 lần tự xác định nội dung mình đang thông tin là tin đồn, và “được đẩy lên bất cần kiểm chứng, bất cần trách nhiệm, bất cần hậu quả”.

“Sư trụ trì ở… biệt thự!” quả là một trường hợp câu view điển hình. Càng đi vào hậu trường câu view, chúng ta sẽ thấy, không chỉ tăng sĩ Thích Phước Tấn là nạn nhân của việc câu view, mà là cả Phật giáo Việt Nam, với hoạt động tiếp nhận tịnh tài cúng dường xây dựng chùa chiền, sẽ chịu ảnh hưởng của việc câu view bất chính.

Kỳ 1 của loạt bài “Thảm họa câu view”, tựa đề “Câu view bằng mọi giá” viết như sau ở phần sa-pô:

“Không cần biết ai sẽ trở thành nạn nhân, bất chấp hậu quả, nhiều tờ báo, báo điện tử và trang mạng chực chờ từ một hành động không bình thường (khoe thân, phát ngôn ngớ ngẩn)… của những người nổi tiếng cho đến việc bịa ra những câu chuyện khủng khiếp như chuột cống trong hủ tiếu, ngực khủng, trai trên gái dưới… chỉ nhằm tăng lượt truy cập, tăng số lượng phát hành. Tình trạng này đang diễn ra tràn lan, bất chập pháp luật và đạo đức”.

Đó là về phía cơ quan truyền thông, còn công chúng mạng ngày càng cũng là một khâu vô tính góp phần vào việc câu view:

“Khi một trang mạng đăng thông tin đầu tiên dựng chuyện về việc chuột cống trong nồi nước lèo của người bán hủ tiếu gõ với những tình tiết ly kỳ cùng những thông tin chưa được kiểm chứng đưa lên thì hàng trăm, hàng ngàn người đọc và chia sẻ thông tin (share link) trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.”

Một trong những nguyên tắc câu view được xác định như sau: “Để câu view (thu hút lượt truy cập - pageview), nhiều trang mạng đang đi ngược quy trình đưa tin là cứ đưa thông tin, câu được view trước, sai đúng tính sau”.

Nguyên tắc này được tác giả bài đăng trên báo Tuổi Trẻ là “Đưa tin trước, kiểm chứng sau”.

Vụ “Nhà sư ở… biệt thự!” rõ ràng là như vậy, bất chấp uy tín, kỹ năng, cứ quăng tin đồn lên cái đã, nhất là tin đồn liên hệ đến một ông sư, những người hiền từ, dễ dàng tha thứ, bỏ qua.

Nguyên tắc thứ hai của câu view là “bất chấp hậu quả”. Bài trên báo Tuổi Trẻ viết về nguyên tắc này như sau: “Thủ thuật này xem ra khá đơn giản, không cần những người trong nghề báo mà một người vừa thoát ra khỏi cơn bão dư luận, là nạn nhân của trò câu view là bà Tô Thị Kim Hoa cũng chỉ ra: “Họ thường lờ đi bối cảnh thông tin, hoặc chỉ nói một phần thông tin để giật gân”. 

Bà Hoa cho biết bà chỉ trách phóng viên của báo V đã đưa bản tin đầu tiên việc phụ nữ trên 33 tuổi không được mang thai là sơ sót, ghi sai ý của bà khi trao đổi bên lề dẫn tới hiểu nhầm. Trách thì đã rồi, các trang mạng khác khi dẫn lại đã cố tình lờ đi bối cảnh thông tin, nâng mức độ quan trọng rằng đó là thông tin được trích từ văn bản. “Mỗi trang thêm mắm thêm muối một chút, cuối cùng đẩy lên thành bão dư luận” - bà Hoa nói. 

Những bức xúc này sau đó đã được bà Hoa chỉ ra tại cuộc họp giao ban báo chí của Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM vào ngày 12-7 và đề nghị phải xử lý nghiêm những trang mạng cố tình câu view bằng cách lờ đi bối cảnh thông tin và “thêm mắm giặm muối” để tăng view”.

Bà Tô Thị Kim Hoa là một quan chức nhà nước, là Chi Cục trưởng Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, còn bị đối xử như vậy, thì huống chi là một thầy chùa làng như thầy Thích Phước Tấn.

Câu view, như báo Tuổi Trẻ phân tích, hướng vào mọi đối tượng mà "nhà báo tà đạo" có thể bêu để kéo người vào xem. Ai cũng có thể là nạn nhân, dù những người công chúng dễ bị bêu hơn: “Những người nổi tiếng là nạn nhân số một của giật tít câu view trên mạng. Đạo diễn Charlie Nguyễn, Tina Tình, Phan Đăng Di, vợ chồng Bình Minh, Mỹ Linh đều là nạn nhân của các chiêu trò câu view trên mạng. Ví dụ có lần nhạc sĩ Anh Quân đã phải lên Facebook của anh chỉ trích một “nhà báo” - người đã gọi điện cho anh đề nghị phỏng vấn nhưng anh từ chối vì bận nhưng sáng hôm sau bài báo vẫn lên mạng với chapeau: “Buổi sáng Anh Quân dậy sớm nấu cám cho 125 con gà ăn”! 

Anh Quân nói chính anh cũng không biết là anh có 125 con gà mà không hiểu sao người viết có thể bịa đặt như vậy. Các thông tin bịa đặt có cái vô hại, có cái có hại thật sự đến công việc, danh tiếng của người nổi tiếng, nhưng thường thì các nghệ sĩ chọn cách im lặng hoặc thanh minh một lần trên trang cá nhân của mình hoặc trên báo chứ không kiện đến cùng dù bị xúc phạm vô lý và vô lối. 

Có lẽ chính vì cách xử sự này mà các trang mạng không sợ để tiếp tục các hành xử câu view”

“Với vụ việc xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, trong khi cơ quan điều tra vào cuộc để củng cố bằng chứng phục vụ việc điều tra, tìm tung tích nạn nhân thì một số trang mạng đã nhảy vào “moi móc” các thông tin khác theo hướng tò mò, giật gân và xâm phạm đời tư: tìm về nhà gia đình bác sĩ Tường ở quê, viết về mẹ và anh chị trong gia đình ông Tường, viết về tình trạng phẫu thuật thẩm mỹ và dẫn lại trường hợp, đăng luôn ảnh một nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng thời xuân sắc và lúc về già... Những thông tin này làm tổn thương đến người ngoài cuộc, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của những người không hề liên quan tự dưng bị bêu trên báo.

Sau khi thông tin chính thức khẳng định không hề có chuyện chuột cống trong nồi hủ tiếu gõ thì các trang mạng tung tin ban đầu đã đăng bài của tác giả để “xin lỗi những người bán hủ tiếu chân chính và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để tìm hiểu về vấn đề an toàn thực phẩm của những hàng hủ tiếu gõ”.

Nhưng bài viết sau này không có nhiều người share, thậm chí lượt người đọc cũng rất hạn chế. Cũng như vậy, khi chuyện “ba chồng nàng dâu” được khẳng định là tin hoàn toàn bịa đặt thì cộng đồng mạng chẳng mấy ai quan tâm đến thông tin này nữa.

Và trong khi các báo điện tử, trang mạng, các Facebooker đang mải miết chửi bới vào lối làm ăn chụp giật, vô nhân đạo của người bán hủ tiếu gõ và kêu gọi cộng đồng tẩy chay những hàng hủ tiếu bất lương (như cách viết trên trang mạng) kia thì người bán hủ tiếu gõ không biết thanh minh với ai. Họ âm thầm đẩy xe hàng từ nơi này đến nơi khác, buồn bã kèm tức giận khi nghe khách chọc “có nấu bằng chuột cống không vậy?”... Tất cả điều đó đã đánh trực tiếp vào nồi cơm của những người lao động tha hương từ Quảng Ngãi ở Sài Gòn với bao nỗi niềm.”

Đến đây chúng ta có thể hiểu vì sao từ một chuyện đơn giản như đi ở nhờ trong khi chùa đang thi công, vụ việc được khuếch đại thành “Nhà sư ở… biệt thự!” rồi tạo môi trường suy diễn những chuyện xa hơn.

Cứ đưa tin giật gân, câu khách tới cái đã. Là sư thì dễ gì đi khiếu nại, thưa kiện. Rồi thì sư cũng từ bi cho qua thôi.

Điều này báo trước sẽ tiếp tục sẽ có những chuyện như vậy đối với Phật giáo. Công chức đương quyền mà họ không ngại bêu rếu, nữa là những thầy chùa làng. Vì vậy, truyền thông bất chính đang xem Phật giáo là một con mồi ngon mà họ đang rình, chờ có cơ dịp là vồ!

Minh Thạnh

TIN, BÀI LIÊN QUAN:





CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm