Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bài 10: Hình dung ngôi chùa mơ ước

Sau 9 bài viết phân tích những lý do chính dẫn đến nhu cầu về một ngôi chùa lớn ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong bài này, chúng tôi sẽ hình dung về ngôi chùa nói trên, với các phương án có thể.

NGÔI CHÙA CÓ BẢO THÁP, BÊN BỜ SÔNG SÀI GÒN, NHÌN TỪ BẾN BẠCH ĐẰNG

Vì là kiến trúc biểu tượng cho diện mạo Phật giáo của Tp.HCM, nên ngôi chùa đề xuất bên sông Sài Gòn tốt nhất phải là một ngôi chùa lớn, lấy sông Sài Gòn là mặt tiền, nhìn sang trung tâm Tp.HCM. Biểu tượng Phật giáo này có thể nhìn thấy từ đại lộ Nguyễn Huệ, đại lộ dẫn vào trung tâm hành chính thành phố, hoặc từ đại lộ Hàm Nghi, đại lộ dẫn vào trung tâm thương mại thành phố.

Lấy sông Sài Gòn là mặt tiền, nên không gian trước ngôi chùa đề xuất sẽ là mặt nước rộng lớn, tạo khoảng không gian thoáng đãng mênh mông cho mặt tiền chùa. Hình ảnh kiến trúc chùa soi bóng xuống dòng sông, đặc biệt khi chiếu sáng về đêm, sẽ tăng vẻ đẹp và tính biểu tượng của ngôi chùa.

Để tăng tính khả thi cho đề xuất biểu tượng Phật giáo ở khu trung tâm Tp.HCM, tạo diện mạo Phật giáo cho kiến trúc thành phố, chúng tôi phác thảo các phương án sau:

PHƯƠNG ÁN 1: CHÙA, BẢO THÁP VÀ SÂN VƯỜN

Đây là phương án nếu có đất rộng. Bảo tháp chùa theo kiến trúc dân tộc truyền thống, có chiều cao phù hợp với yêu cầu nhìn thấy từ các địa điểm ở quận 1 như đã nói trên và tương xứng với kiến trúc phía sau (là bối cảnh nếu nhìn từ Quận 1).

Chùa có sân rộng dùng làm quảng trường cử hành các buổi lễ Phật giáo lớn có sức chứa khoảng 10.000 người (1). Để tôn cao kiến trúc chùa, chính điện được đưa lên các tầng trên của một kiến trúc nhiều tầng, diện tích cân đối với bảo tháp.

PHƯƠNG ÁN 2: CHỈ CÓ BẢO THÁP

Phương án này được triển khai khi không có đủ diện tích đất để xây dựng kiến trúc chùa (như chính điện, giảng đường) và sân làm quảng trường. Trong hoàn cảnh này, một ngôi bảo tháp cao bên bờ sông cũng đủ là biểu tượng Phật giáo ở trung tâm thành phố. Một bảo tháp với khuôn viên nhỏ chỉ cần diện tích đất nhỏ hơn nhiều so với phương án 1. Chính điện nhỏ đưa vào trong bảo tháp như kiểu Việt Nam Quốc Tự hiện nay.

Như thế, điều cốt yếu vẫn đạt được là kiến trúc Phật giáo có tính biểu tượng ở trung tâm thành phố.
 Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

PHƯƠNG ÁN 3: TƯỢNG PHẬT CAO

Tượng Phật với chiều cao tối đa có thể cũng là một biểu tượng Phật giáo cho khu trung tâm. Trước tượng Phật là không gian lớn của mặt sông Sài Gòn. Tượng Phật là phiên bản trong số những tượng Phật cổ Việt Nam hiện có, vì vậy cũng là một biểu tượng lịch sử văn hóa dân tộc. Chính điện đặt bên trong bệ tượng.

Phương án này cũng là phương án khi chỉ có được diện tích đất hẹp, không đủ xây kiến trúc chùa.

Tượng Phật như thế đương nhiên trở thành tượng Phật có đông người chiêm bái, lễ lạy do vị trí ở trung tâm thành phố, là tượng đài biểu trưng văn hóa Phật giáo của Tp.HCM và cả nước, và còn có ý nghĩa phù hộ bình an cho Tp.HCM, thành phố mà tượng được xây dựng ở khu trung tâm.

Hai phương án sau (bảo tháp hoặc tượng Phật) đều là những phương án yêu cầu diện tích đất không lớn, do vậy, giảm bớt gánh nặng tài chính, mà vẫn tạo được biểu tượng Phật giáo ở khu trung tâm Sài Gòn.

Nếu không thực hiện được một trong ba phương án kể trên, thì khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ khó có cơ hội nào nữa để đưa kiến trúc Phật giáo vào trung tâm Tp.HCM. Diện mạo kiến trúc đô thị trung tâm Tp.HCM sẽ mãi mãi là diện mạo “xóm đạo” (như các bài trước đã phân tích), không phản ánh diện mạo đa tôn giáo Tp.HCM. Đó là điều đáng tiếc không những cho Phật giáo, cho Tp.HCM mà còn cho cả nước, với Tp.HCM là một trung tâm văn hóa, du lịch.

Vì vậy, xin tiếp tục hướng về Ban Trị sự GHPGVN Tp.HCM với lòng mong mỏi chư tôn đức giáo phẩm nghĩ đến cơ hội gần như là cuối cùng này để xây chùa hoặc tạo tượng ở trung tâm Tp.HCM. Nếu chỉ xây bảo tháp hay dựng tượng Phật, diện tích đất cần đến không bao nhiêu, mà tác động về mặt tinh thần của biểu tượng Phật giáo ở trung tâm Tp.HCM.

Hơn nữa, bảo tháp được xây dựng ở khu trung tâm có thể là một địa điểm lưu giữ phụng thờ trái tim thiêng liêng của Bồ tát Thích Quảng Đức rất thích hợp. Vị trí này vừa đáp ứng yêu cầu nghi lễ phụng tự, vừa có tác dụng tốt trong việc giáo dục truyền thống Phật giáo Việt Nam đối với tăng, ni, phật tử, tạo niềm kính ngưỡng về Thánh tăng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế, tiện bề thăm viếng, lễ bái.

Nhân việc vừa qua Trung ương GHPGVN có nêu ý kiến bàn luận về nơi tôn trí và thờ phượng vĩnh viễn quả tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức, chúng tôi xin mạo muội nêu đề xuất như trên.

Minh Thạnh
*Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả Minh Thạnh công dân Tp.HCM 

(1) Hiện nay, Thiên Chúa giáo La Mã Tổng giáo phận TPHCM đã có một quảng trường hành lễ tập trung đông người, là sân Trung tâm Mục vụ và Đại chủng viện, ở trung tâm TPHCM, đặt tên là “Quảng trường Các Thánh tử đạo Việt Nam”, sức chứa cao điểm có thể đến 10.000 người. Phật giáo TPHCM vẫn chưa có nơi hành lễ tập trung ở khu trung tâm thành phố.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Phật pháp và cuộc sống 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Xem thêm