Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bài 9: Ngôi chùa ở trung tâm và vai trò hoằng pháp

Nêu việc xây chùa, mà phải là chùa to, thì sẽ không tránh khỏi ý kiến dị nghị, rằng lại chạy theo sắc tướng, hình thức bên ngoài…

Theo tôi, vấn đề không phải ở chỗ có xây chùa to hay không, mà là ở chỗ sử dụng ngôi chùa đó ra sao! Nếu xây chùa chỉ để có ngôi chùa to, rồi chỉ cúng bái, hay thậm chí đóng cửa để giữ chùa, sợ khách vãng lai làm bẩn, làm… mòn chính điện, thì thật không nên.

Còn nếu xây chùa để làm phương tiện hoằng pháp, thì to đến đâu, cũng đều chưa đủ. Chùa nhỏ thì chỉ phục vụ vài vị tăng hay ni, vài chục đến vài trăm phật tử là đã chật, đã khó.

Vì vậy, để phục vụ phật tử lên đến số ngàn, số chục ngàn, thì ắt phải có chùa to. Không to, không được.

Trong bài này, chúng ta sẽ bàn đến công dụng hoằng pháp của một ngôi chùa lớn, nằm ở trung tâm mới của thành phố, tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn hiện nay được coi là điểm thu hút khách quốc tế đến thăm vào bậc nhất Sài Gòn. Tại sao? Có thể kể đến 2 lý do:

- Vì đó là kiến trúc đẹp, có giá trị thẩm mỹ

- Và ở khu trung tâm

Tại Tp.HCM, Phật giáo chúng ta cũng có những ngôi chùa đẹp, chùa cổ, tất yếu du khách cũng quan tâm. Nhưng điều đáng tiếc là ở khu trung tâm không có chùa lớn, chùa đẹp. Vấn đề nằm ở chỗ này.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng theo kiến trúc phương Tây. Trong khi đó, khách từ phương Tây đến chiếm một tỷ lệ lớn trong số khách quốc tế đến Tp.HCM. Khách phương Tây đến Tp.HCM, chắc chắn không coi việc đến thăm một ngôi nhà thờ kiến trúc phương Tây mà họ vốn rất quen thuộc là điều mong muốn hàng đầu, mà trên hết họ muốn thăm đền chùa phong cách phương Đông, kiến trúc châu Á. Rất tiếc, khu trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch của Tp.HCM chỉ có nhà thờ, đến Ấn giáo và… Hồi giáo (xem các bài trước).
 Ảnh mang tính chất minh họa.

Không có khách quốc tế đến chùa, thì tất nhiên, Phật giáo Tp.HCM thiếu đi cơ hội giới thiệu với khách quốc tế. Điều đó đồng nghĩa với việc thiếu đi kênh hoằng pháp, và giới thiệu văn hóa Phật giáo với khách quốc tế đến Tp.HCM.

Khách quốc tế muốn thăm một ngôi chùa cổ Việt Nam, hay một ngôi chùa Việt Nam điển hình, họ phải đi xa, khó khăn để tìm kiếm, mất nhiều thì giờ và tốn nhiều tiền hơn. Từ đó, cũng càng ít có cơ hội để khách quốc tế tham quan các pho tượng Phật cổ phong cách điêu khắc Việt Nam, nói chi đến việc dự một khóa lễ Phật giáo Việt Nam…

Tình trạng không có chùa lớn ở khu trung tâm Tp.HCM rõ ràng làm cho Phật giáo mất đi cơ hội hoằng pháp cho một đối tượng quan trọng là du khách quốc tế. Điều này càng đáng tiếc hơn khi chúng ta nghĩ đến trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm của giao thông của 2000 năm trước, các vị cao tăng Phật giáo đã lặn lội vượt biển để đưa Phật giáo đến mảnh đất Việt Nam.

Môi trường hoằng pháp đó không chỉ là điểm giới thiệu văn hóa Phật giáo Việt Nam qua kiến trúc, hội họa, điêu khắc, mà còn mở ra cơ hội khách quốc tế quan sát tận mắt thực tế, tự mình tham dự vào nghi lễ Phật giáo Việt Nam, thỉnh kinh sách Phật giáo được dịch ra những ngôn ngữ thông dụng quốc tế như Anh, Pháp, thậm chí trực tiếp nghe các buổi thuyết pháp dịch ra những ngôn ngữ quốc tế như đã nói…

Vai trò hoằng pháp của một ngôi chùa lớn trung tâm Tp.HCM còn nên được nhìn nhận dưới sự chuyển biến của hoạt động du lịch trong những năm gần đây. Du lịch không còn là hoạt động đơn thuần giải trí, du hí, chơi bời, mà càng ngày khía cạnh văn hóa của nó càng được chú ý đến.

Đối với Phật giáo, tầm nhìn văn hóa cần được nhìn nhận gắn liền với tầm nhìn hoằng pháp. Một chuyến đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp… có thể chưa biến những người du khách trở thành những phật tử, nhưng tác động đưa những người khách quốc tế đến gần hơn với đạo Phật là điều rõ ràng, chắc chắn.

Vì thế, trong bất cứ cách nhìn nhận nào, kể cả trước hết chỉ nhìn thấy ở ngôi chùa mơ ước đó vai trò một nơi thờ tự, lễ bái, thì tác động hoằng pháp cũng đều bộc lộ. Hoằng pháp là khả năng mà với ngôi chùa đã có, Phật giáo chỉ cần cố gắng một chút, là có ngay kết quả.

Vì vậy, nói đến mục tiêu một ngôi chùa lớn ở trung tâm Tp.HCM là nói đến một bước phát triển mới trong hoạt động hoằng pháp.

Kính mong Ban Trị sự GHPGVN Tp.HCM, với hành lãnh đạo là những vị đại pháp sư PGVN, chú ý đến khía cạnh hoằng pháp của ngôi chùa mơ ước ở trung tâm Tp.HCM, mà chỉ còn cơ hội ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Minh Thạnh
*Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả Minh Thạnh công dân Tp.HCM 

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm