Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/06/2016, 09:51 AM

Bài dự thi "Sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu": Chữ "Hiếu" mùa Vu Lan

Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống thường ngày hối hả và bận rộn. Đôi khi, ta bị cuốn vào vòng quay của công việc mà quên đi việc chăm sóc và phụng dưỡng với cha mẹ mình. Ta mải miết kiếm tiền cho cha mẹ có vật chất đủ đầy, người hầu kẻ hạ…an nhàn, sung sướng không phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền, vất vả như xưa. Thế nhưng, liệu đó có phải là cách báo hiếu đúng đắn chưa?

“Vu lan về con cài lên ngực,
Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha.
Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhòa?
Của những đứa con nhớ về cha mẹ!”
 
Chữ “Hiếu” từ xưa đến nay luôn được coi trọng không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn được đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng trong đạo Phật:

“Tâm hiếu là tâm Phật
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Nếu muốn tu tập theo con đường tâm linh, giải thoát, giác ngộ của Phật giáo thì điều đầu tiên và cốt lõi là ta phải biết trọn lòng hiếu thảo với cha mẹ, làm tròn đạo hiếu của bậc làm con với hai đấng sinh thành.

Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống thường ngày hối hả và bận rộn. Đôi khi, ta bị cuốn vào vòng quay của công việc mà quên đi việc chăm sóc và phụng dưỡng với cha mẹ mình. Ta mải miết kiếm tiền cho cha mẹ có vật chất đủ đầy, người hầu kẻ hạ…an nhàn, sung sướng không phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền, vất vả như xưa. Thế nhưng, liệu đó có phải là cách báo hiếu đúng đắn chưa?

Hiếu dưỡng về vật chất liệu có đủ không? Liệu những thứ cha mẹ cần có phải là những thứ đó, là người hầu kẻ hạ, là phú quý vinh hoa?

Nhiều bậc cha mẹ có con cái thành đạt, sang giàu thế nhưng vẫn buồn phiền, đau khổ. Bởi vì thứ cha mẹ cần không phải là những điều đó. Cha mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, trưởng thành, nên người đâu phải mong con đền đáp bằng tiền tài vật chất…Thứ cha mẹ cần là tình yêu thương, là được sum vầy bên con cháu lúc tuổi già, là được con cái ở bên chăm sóc khi ốm đau, bệnh tật, là được thấy con hạnh phúc, an vui.

Mỗi người ở những lứa tuổi và địa vị, vai trò xã hội khác nhau lại có suy nghĩ, quan điểm và cách báo hiếu khác nhau đối với cha mẹ. 

Có người hiếu dưỡng về vật chất, có người hiếu dưỡng về tinh thần, có người không chỉ hiếu dưỡng về vật chất và tinh thần mà còn biết làm phước hồi hướng công đức cho cha mẹ được bình an, hạnh phúc. 

Là một Phật tử tại gia ta không những làm được những việc đó mà còn phải biết hướng cha mẹ quy y Tam Bảo, làm nhiều điều thiện, ăn chay, sám hối và tu tập theo chánh pháp.

“Công cha như núi ngất trời
Tình mẹ như nước biển khơi tràn đầy
Dù con dâng hết thân này
Cũng không trả được công người dưỡng sinh”

Công ơn cha mẹ như trời biển làm sao ta có thể đáp đền!

Trong kinh Báo Ân, đức Phật có nêu ra mười ân đức của cha mẹ như: Ân thai mang gìn giữ; Ân sinh sản khổ sở; Ân sinh rồi quên lo; Ân nuốt đắng nhổ ngọt; Ân xa cách thương nhớ, vì con làm ác; Ân thương mến trọn đời… 

Chính vì vậy, nếu ai còn cha còn mẹ, còn được cài lên áo bông hồng đỏ thắm mỗi dịp Vu lan về thì hãy biết trân quý từng khoảnh khắc được ở bên phụng dưỡng, làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.

Còn những ai không may mắn trên ngực áo là bông hồng trắng, không còn cha mẹ để ở bên chăm sóc, đỡ đần. Chúng ta có thể làm phước, phóng sinh,…hồi hướng công đức lành cho cha mẹ được siêu thoát và truyền bá tư tưởng hiếu đạo cho nhiều người được lợi ích.

Những bông hồng vàng
Vậy thì còn những bông hồng vàng được cài trên ngực áo những vị tu sĩ mang ý nghĩa gì và cách báo hiếu của những người xuất gia như thế nào?
 
Tuy chẳng thể ở bên “quạt nồng ấp lạnh”, chẳng thể “sớm thăm tối viếng” như những người cư sĩ tại gia nhưng những vị tu sĩ lại có cách báo hiếu riêng đó là đi theo con đường giải thoát, giác ngộ.

Với những người xuất gia cha mẹ không những chỉ là cha mẹ hiện tiền ở đời này mà còn có cha mẹ rộng lớn hơn đó là tất cả chúng sinh. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và nhiều đời khác. 

Chính vì thế màu vàng được chọn làm màu hoa thiêng liêng của những vị tu sĩ cài lên áo mỗi dịp Vu lan về. Đặc biệt, theo quan niệm của đạo Phật, màu vàng là màu của sự giải thoát, màu của đất. Đất là biểu tượng của cuộc sống nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả, từ bi hỷ xả. Màu vàng còn là màu của tuệ giác tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.

Chữ “Hiếu” – một chữ đơn giản vậy thôi, nhưng không dễ dàng nắm bắt, thấu hiểu và thực hiện được trọn vẹn. Thế nhưng, ta phải không ngừng nhắc nhở bản thân, nêu gương những người con hiếu thảo trong đạo cũng như ngoài đời như: Ngài Mục Kiền Liên, Chử Đồng Tử… và phát nguyện một ngày nào đó được làm tròn chữ Hiếu, trở thành người xuất gia tu hành chân chính.

“Mẹ đừng khóc và đừng buồn mẹ nhé!
Con mãi là con của mẹ đấy thôi.
Dù tóc xanh con gửi lại mẹ rồi,
Nhưng tim vẫn mang theo hình bóng mẹ.”

Hồng Yến tỉnh Hưng Yên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm