Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/06/2016, 09:01 AM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Hiếu tại Tâm!

Cây có cội nước có nguồn. Bản thân chúng ta không phải bỗng dưng có mặt trên cõi đời này. Cha mẹ đã mang nặng ta chín tháng mười ngày công sinh thành. Và sinh ra không có nghĩa ta đã nên người, nếu như không có ơn dưỡng dục, điều đó bạn hay tôi đều hiểu rõ. Vậy hiểu rồi thì chúng ta đã làm được gì để đáp đền công ơn ấy?! 

Chúng ta đôi khi hay giáo điều, nói thì "biết rồi khổ lắm nói mãi", nhưng hiểu rồi đáp đền được bao nhiêu trước công ơn mẹ cha bằng trời bằng biển?!
   
Mùa Vu Lan đến đâu phải chỉ chộn rộn tình hiếu thảo với cha mẹ được đôi ngày xong vì cơm áo gạo tiền mà vô tình quên lãng đi cái điều hàng ngày ta có tồn tại được là nhờ ai? thì dường như ta đánh rơi mất! 

Nhớ công người sinh dưỡng 
Đó mới là hiền nhân. 
Vì đâu, anh nên người tài ba 
Hãy nhớ công sinh thành 
Vì ai, mà có ta?
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Theo quy luật tự nhiên, nước thường chảy xuôi: “Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng. Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”. Ngoài kia biết bao cha già mẹ héo đang phải còng lưng bắt cua mò ốc để cho con mình có miếng ăn, mà đáng nhẽ ra ở cái tuổi cây cao bóng cả 80 xuân có lẻ phải được nghỉ ngơi rồi. Nhưng không may do chiến tranh, họ sinh ra những người con có dễ đến 50 tuổi nửa đời người vẫn chỉ ngơ ngác như đứa trẻ lên năm. 
   
Còn chúng ta khi được sinh ra lành lặn, có cơ duyên hiện diện trên cõi đời này lại chóng quên ngay và rồi chia nhau từng ngày nuôi cha nuôi mẹ. Không may mất cha mất mẹ thì kêu sầu kể khổ, nhưng nếu có còn hỏi rằng đã báo hiếu được bao nhiêu?!  
     
Trong cuộc sống vốn dĩ vô thường này, đôi khi không phải ai cũng làm tròn chữ hiếu. Bất hiếu không phải là người một chữ bẻ đôi không biết mà ngay cả những người có học vị và địa vị trong xã hội cũng bon chen, so đo ngay cả với đấng sinh thành. Để quanh đây vẫn có những tấm thân già sống trong nghịch cảnh. Vẫn có những giọt nước mắt lăn dài trên gối mỗi đêm “Ai còn Mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không”.

Chúng ta hãy rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh đừng để tới lúc nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ coi của cải vật chất và tiền bạc là nhất, coi chăm sóc cha mẹ trở nên gánh nặng, nói gì đến chữ Hiếu?!
   
Mùa Vu Lan về trong tiết trời mưa ngâu, tôi chỉ mong rằng những đấng sinh thành không phải sống trong sự thờ ơ, vô cảm của những ai lỗi đạo làm con. Để bất kỳ không một đấng sinh thành nào phải rơi lệ. Thường khi cha mẹ già yếu thì khi ấy bàn tay con là bàn tay cha mẹ, đôi mắt con là ánh sáng của cha mẹ... Vậy chúng ta hãy chăm sóc cha mẹ từng miếng ăn, giấc ngủ như khi xưa ta thơ dại, cha mẹ đã chăm ẵm nâng niu ta thế nào nay ta chăm lo cho cha mẹ như thế và hơn thế liệu có quá khó không?!
   
Thương cha thương mẹ là một điều quá đỗi tự nhiên. Như khát thì uống nước, đói thì ăn và cũng đừng cho đó là bổn phận. Mà đây là lý đương nhiên con dựa vào cha mẹ, cha mẹ dựa vào con cái, sinh ra trên đời này có cơ may người trong cùng một tổ ấm đã là cái duyên cái phúc lớn lắm rồi!
     
Dù ta là ai, ta trưởng thành lên ông lên bà tới cỡ nào, dù có theo tôn giáo gì trong cái dải hình chữ S này hay công tác nơi xứ người...mỗi chúng ta khi đứng trước cha mẹ vẫn chỉ là phận cháu con, ta vẫn có một nơi chôn nhau cắt rốn để lui về để hiếu đạo với mẹ cha. Vậy mới biết báo hiếu là cả cuộc đời, là cả tấm lòng chân thành. Vui sống đạo làm con thật không dễ, nhưng chính cha mẹ cả cuộc đời cũng hao mòn hy sinh vì ta đấy thôi...Mạnh Tử đã từng nói “Không trọn đạo với cha mẹ không đáng làm người", nên có lẽ bài học đầu tiên của đạo làm người là chữ Hiếu, là nền tảng đạo đức của một xã hội phát triển bền vững.
       
Mỗi người con người cháu ta nên Hiếu tại Tâm cũng đừng vì hình thức, đừng a dua theo cộng đồng, đừng mắc bệnh đồng phục như bao lâu nay nó trở thành vấn nạn mỗi mùa Vu Lan đến, trước cửa chùa đền ngồi tràn lan ngoài đường, ngồi trên thành cầu, ngồi dưới lòng đường vái vào lưng nhau, và đôi khi đến cũng chỉ là để thỏa mãn chụp bức hình khoe bạn. Rồi về tới nhà thấy mẹ cha đang khóc thầm vì tủi phận vô cảm của cháu con.

Ta học Phật để cảm nhận luật nhân quả, duyên nghiệp, và vô thường, khi đó ta sẽ nhẹ nhàng và thấu hiểu được rõ hơn đạo hiếu trong ngày Vu lan này, và ý thức được cho bản thân mình theo Phật để học làm chủ cuộc đời, cố gắng tạo Nhân tốt để hưởng Quả lành. Hôm nay trên ngực tôi hay bạn có cài lên áo là màu hồng hay màu trắng, ta cũng là con của Phật. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho cha mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho cha mẹ được tiêu siêu thoát nơi cực lạc, nếu người đã mất.
       
Hãy yêu thương, trọn nghĩa đạo hiếu với đấng sinh thành thật tâm của Vu lan hiếu hạnh.

Lương Vi Anh Địa chỉ: Hoàn Kiếm - Hà Nội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm