Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/06/2016, 12:48 PM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Người con dâu hết lòng vì cha mẹ chồng

Về  làng biển xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu, Nghệ An), mọi người sẽ nghe kể câu chuyện về những gia đình mất chồng, mất con sau những chuyến biển vươn khơi, biết bao gia đình rơi vào cảnh chia ly, biết bao người phụ nữ làng biển trở thành góa phụ khi vẫn dang ở độ tuổi xuân thì, những người phụ nữ  một mình đơn thân nuôi con và phụng dưỡng cha, mẹ  già  làm trụ cột gia đình. 

Chị Đào Thị Vần, sinh năm 1968, thôn Phú Liên, xã Quỳnh Long ( Quỳnh Lưu, Nghệ An), trong một chuyến biển định mệnh năm 1994,chồng chị là anh Trần Quang Thái (SN 1967) mãi mãi không trở về để lại 3 đứa con thơ và cha mẹ già ngoài 70 tuổi. Nỗi đau quá lớn khiến chị Vần tưởng chừng như gục ngã, lúc đó đứa con gái đầu của chị 6 tuổi, đứa thứ 2 lên 4 và đứa út vừa tròn 18 tháng tuổi.

Sau khi chồng mất cuộc sống gia đình chị rơi vào hoàn cảnh khó khăn chồng chất, con dại, cha  mẹ chồng đã quá già yếu. Phải mất một năm, sau khi lo liệu xong ngày giỗ đầu cho chồng, chị mới có thể điều chỉnh tâm lý để cân bằng lại cuộc sống. Chị bắt đầu tìm đến với cửa Phật, lúc bấy giờ trên mảnh đất Nghệ An Phật giáo chưa phát triển, chị phải vào Huế, Đà Nẵng để học đạo, sau đó chị quy y và chính thức trở thành phật tử. Cũng trong khoảng thời gian này, chị tìm hiểu sâu hơn về chữ hiếu trong đạo Phật để báo hiếu cha mẹ. 

Nói về động lực giúp chị vượt qua khó khăn, chị Vần  cho biết: “Tôi còn cha mẹ chồng đã tuổi cao sức yếu, 3 con thơ dại, cần người chăm sóc. Đó chính là những động lực để tôi không thể gục ngã”  lúc đầu đến với đạo Phật cha mẹ chồng và gia đình bên nội,  ngoại phản đối kịch liệt, chị đã phải tìm  nhiều cách để tác động đến  cha mẹ chồng cũng như gia đình và dòng họ. Với tấm lòng hiếu thảo của một người con dâu, biết áp dụng những phương pháp báo hiếu theo lời Phật dạy, chị đã cảm hóa được những người trong gia đình và giúp họ tìm đến đạo Phật .
Ảnh chị Vần bên mẹ chồng
Một mình chị phải gánh vác việc gia đình, là người phụ nữ làng biển thu nhập không ổn định, lúc ra đi chồng chị cũng không để lại tài sản gì cho vợ con. Trong lúc khó khăn nhất, chị vẫn còn một nghề để nuôi sống bản thân và gia đình, đó là việc chạy chợ, thu mua hải sản, ngoài làm việc công cho các cơ sở thu mua,dần chị đã thành lập được cơ cơ thu mua cho riêng mình, giải quyết công ăn,việc làm cho hàng chục người phụ nữ như hoàn cảnh của chị,cuộc sống của chị đã ổn định,sung túc hơn, chị được mọi người đánh giá  là người làm kinh tế giỏi và người con hiếu thảo, nhờ tính tháo vác biết sắp xếp cuộc sống gia đình, khi kinh tế gia đình khá giả, chị xây dựng ngôi  nhà mới  để có điều kiện  phụng dưỡng cha mẹ chồng và  nuôi con ăn học, đến nay 3 người con của chị đã tốt nghiệp Đại học. Chị coi đó là phần thưởng xứng đáng nhất cho công lao tảo tần của chị.

Ngoài việc nuôi dạy con cái, những lúc cha mẹ chồng chị ốm đau một bàn tay chị lại lo toan, chăm sóc các cụ, từ chuyện cơm nước, giặt giũ, lo làm kiếm tiền để chạy chữa thuốc men. Nghẹn ngào, khi nói về cô con dâu thảo mẹ chồng chị bà Trần Thị Phố  cho biết “Nó còn hơn cả con gái tôi, thương yêu và chăm sóc tôi từng chút một, lúc trái gió, trở trời chỉ có con dâu là người cận kề, thức trắng đêm không quản mệt mỏi để chăm sóc”. 

Chị Vần cho biết "năm 2004 sau khi cha chồng chị qua đời, tôi dành nhiều thời gian hơn trước để trò chuyện với mẹ chồng, quan tâm đến sức khỏe của bà, không để bà thấy tủi thân, cô đơn, tôi luôn cố gắng làm nhiều việc để bà vui, yên tâm sống lâu cùng con cháu,tôi và mẹ chẳng bao giờ có suy nghĩ khoảng cách giữa mẹ chồng nàng dâu, sống cùng với mái nhà bằng tình thương yêu”.

Ông Trần Xuân Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long cho biết “Chị Vần là một người con dâu hiếu thảo, không những chăm sóc gia đình bên nội mà bên ngoại chị cũng làm trọn bổn phận của một người con, chúng tôi thấy chị là một phật tử tinh tấn tại địa phương, ngoài công việc trong gia đình thì việc xã hội chị cũng tham gia hoạt động rất nhiều, đặc biệt là các chương trình nhân đạo từ thiện, với tấm lòng rộng mở chị  sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, anh em hàng xóm, láng giềng”.

Là người cùng xã với chị, nhiều lần đến thăm gia đình chị và chứng kiến việc chị Vần chăm sóc mẹ chồng rất chu đáo, những cử chỉ chăm sóc dành cho bà mà chúng tôi đã trực tiếp nhìn thấy đều hết sức cảm động, thời gian rảnh rỗi chị thường lên chùa tụng kinh niệm Phật. Tại tư gia chị cũng dành một nơi trang trọng để thờ Phật, chị làm nhiều việc thiện (chị là thành viên trong nhóm phật tử từ thiện Nguyên Quang), cúng dường Tam bảo, hồi hướng công đức cho những người đã khuất. Sự hiếu thảo của Chị Vần đã được nhiều người dân địa phương biêt đến, là một người phụ nữ, khi chồng mất chị mới 26 tuổi, từ đó đến nay chị ở góa, thay chồng nuôi con và phụng dưỡng cha mẹ già . 

Năm 2015 chị được Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư tặng bằng công đức có thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam. Bản thân chị cũng đã được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nghệ An, Phật giáo huyện Quỳnh Lưu và Uỷ ban nhân dân huyện tặng nhiều giấy khen và bằng công đức trong các hoạt động an sinh xã hội  vì cuộc sống cộng đồng, gia đình chị nhiều năm liền được địa phương tôn vinh là gia đình Văn hóa tiêu biểu. 

Hữu Tình, UBND xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm