Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/07/2016, 09:08 AM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Người mẹ tuyệt vời của tôi

Mẹ không lo cho mình, cứ lo cho người khác thôi. Vậy là tôi phải đi mua thêm một chiếc nữa cho mẹ. Thuê mướn người giúp việc, nhưng quần áo thì mẹ giặt, thức ăn mẹ nấu, chứ không để họ làm...chỉ là phụ giúp mua bán, lau nhà, trông em thôi.

Tôi đọc được câu chuyện nói đến sự hi sinh của mẹ bằng những lời thơ sau:

…Một người mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Biết hi sinh nên chẳng nói nhiều lời…

Lúc đó trong tim óc tôi nghĩ rằng, đó chính là hình ảnh mẹ của tôi!

Cách đây hơn 30 năm, khi ba tôi không may bệnh và mất sớm, bỏ lại mẹ với đàn con 7 đứa đều còn nhỏ, đứa lớn nhất vẫn chưa được trưởng thành. Từ một phụ nữ chỉ với vai trò nội trợ, chăm sóc chồng con, giờ đây, để mưu sinh mẹ tôi phải tập tành làm một người mua bán nhỏ, những mặt hàng nông sản, rồi kinh tế ngày càng khó khăn, mẹ tôi lại chuyển sang mua hàng hóa từ địa phương đem đến thành phố để bán kiếm thêm tiền lời, nuôi đàn con mỗi ngày một lớn.

Đi riết rồi tài xế thấy hoàn cảnh mẹ cảm thương, nên cứ tiếp tay giúp sức. Điều này làm mẹ tôi sợ có ngày sẽ nảy sinh tình cảm, rồi xẻ đàn tan nghé….Tôi thương mẹ suốt một đời chỉ lo cho con, không nghĩ đến bước thêm, bước nữa. 
 
Mẹ quyết định từ bỏ nghề mua bán nông sản đường dài, để tìm một nơi trong chợ với gánh hủ tíu. Trời cũng thương, mới ngày đầu ra bán có đông đảo bạn bè, người quen đến ủng hộ và hôm đó thu được kha khá, hơn cả một chuyến đi tận thành phố mà phải thức đêm, thức hôm, kéo vác nặng nhọc.

Từ đó, mấy chị em tôi tranh thủ, sáng thức sớm để tiếp mẹ một vài tiếng đồng hồ, đến giờ làm tôi vội vã chạy đi. Mẹ tôi tạm yên tâm với cái nghề mới đủ để trang trải cho cuộc sống, cho con cái. Bán hết gánh hủ tíu thì mẹ về, vừa làm thức ăn, vừa dọn dẹp, để các em tôi và tôi có thời gian học hành, nghỉ ngơi.

Vài năm sau đó, mấy đứa em tôi nghỉ học, lần lượt đi làm thuê mướn ở thành phố, nhằm cho mẹ giảm đi gánh nặng trong gia đình, thế nhưng mẹ cứ lo, chắt chiu từng đồng để lâu lâu gởi cho con cái, rồi mua những đặc sản mà đứa nào thích để ăn dần.

Một đêm khuya, tôi trằn trọc không ngủ được, lát sau nghe tiếng khóa cửa, đến giờ mẹ tôi đi chợ mua các thứ nấu súp trước khi đi bán. Chưa đầy mười phút sau, thì trời đổ mưa, tôi vội bước xuống giường mở tủ, tìm chiếc áo mưa rồi đội nón chạy một mạch ra chợ, tôi đi tìm những nơi bán rau cải, thực phẩm để đưa cho mẹ mặc. Mẹ tôi trách: Mưa vậy ra làm gì, ướt chút thì thay đồ khác. Về đi, mai còn đi làm.

Những lời mộc mạc, cộc lốc, nhưng đó là tất cả tình thương yêu của mẹ. Tôi lo mẹ bị cảm, còn mẹ lo ngược lại tôi không quen dầm mưa dãi nắng.. Tự nhiên, nước mắt tôi rơi rơi... Rồi có lần, trời mưa cả buổi không dứt, tôi mang chiếc áo mưa ngắn, kiểu như áo bà ba bằng ni lông trong suốt, mà tôi đã đi hết mấy vòng thành phố để mua cho bằng đươc, để dành mùa mưa mẹ mặc, bởi mẹ không thích mấy loại dài lòng thòng khó nhọc, vướng víu cho gánh vác xong nồi, tô chén từ chợ về nhà…. Khi đến nhà thì mẹ ướt loi ngoi, chưa kịp hỏi, thấy đứa bé gái giúp việc đang mặc chiếc áo ấy, tôi lại khóc.
 
Mẹ không lo cho mình, cứ lo cho người khác thôi. Vậy là tôi phải đi mua thêm một chiếc nữa cho mẹ. Thuê mướn người giúp việc, nhưng quần áo thì mẹ giặt, thức ăn mẹ nấu, chứ không để họ làm...chỉ là phụ giúp mua bán, lau nhà, trông em thôi.

Nhờ mẹ bán một tô hủ tíu giá bình dân, trong khi các nơi khác từ 10 đến 20.000 đồng một tô, thì mẹ tôi chỉ bán 8.000 đồng, ai muốn ăn no, mua hủ tíu sống đến mẹ trụng nước sôi, nêm nếm gia vị chỉ lấy giá 5.000 đồng, nên thu hút những bà già trẻ em, xe Honda ôm đến ăn, một ngày có khi mẹ bán 10 đến 15kg hủ tíu, những dịp lễ tết, mẹ bán từ 20 đến 25kg.

Cũng có một dạo buôn bán ế ẩm, mẹ đổi sang gói các loại bánh, đổ bánh khọt, đi dài dài các con đường rao bán… Như vậy mới đủ để nuôi những đứa con còn ở quê nhà. Cũng nhờ hằng đêm mẹ cầu nguyện Trời Phật, cho mọi người và mấy chị em tôi mà từ khi Ba mất, Mẹ chỉ mệt mỏi lo cơm áo gạo tiền thôi, chứ đứa nào cũng mạnh cùi cụi, ấm đầu sổ mũi mua vài liều thuốc uống thì hết liền.

Thời gian dần trôi, chúng tôi đứa lập gia đình, đứa có việc làm gánh nặng trên vai mẹ đã giảm bớt đi, nhưng nỗi lo cho mấy đứa chưa ổn định cuộc sống cứ theo mẹ suốt đêm, có lúc đi ngang giường mẹ thấy mẹ vẫn còn thức, lòng tôi lai không yên. Tôi nhớ, lần ba mất mới hơn tuần thôi, theo tục lệ, phải nằm ngủ dưới đất và mỗi sáng sớm thức dậy, thì mẹ thắp nhang mẹ kìm nén tiếng khóc, mắt đã sưng húp, chắc suốt đêm mẹ tiếc thương ba tôi, tôi nhìn thấy lại khóc theo, thương cho mẹ quá biết phải làm sao?

Nhưng trong lòng tôi tự nhủ, mai mốt cố gắng tìm việc làm tốt để phụ giúp mẹ và tôi đạt được mơ ước với cái nghề yêu thích, tháng lương đầu tiên mang về phụ mẹ, mua các thứ lặt vặt, tôi vui mừng lắm. Mẹ cũng vui lây vì con cái đã có việc làm. Lúc này, mẹ bán ít hơn, chúng tôi ai cũng muốn mẹ nghỉ, nhưng mẹ nói "đi bán quen rồi, ở nhà không được".

Thế nên chị em tôi đành để mẹ tiếp tục gồng gánh mà xót xa trong lòng. Cho đến khi bán ngày một ít đi, mệt mỏi mà không có lời nhiều, mẹ mới chịu nghỉ. Thế là mẹ đi với bạn bè, hành hương, đến các chùa chiền, thắp nhang cầu nguyện trong đó luôn có lời cầu cho chị em tôi, khỏe mạnh, đời sống ổn định. Mẹ thường dạy chúng tôi "ăn hiền, ở lành" là cũng như tu rồi, thấy ai khổ thì giúp đi con.

Trong mấy mươi năm qua, cuộc sống dẫu muôn vàn khó khăn, nhưng mẹ tôi vẫn âm thầm chịu đựng, vẫn đang rộng đôi tay che chở những đứa con bị thất bại trong đời sống việc làm, mà không hề than vãn trách móc. Kỷ niệm nhớ nhất và thương nhất là khi tôi đi sinh, mẹ mừng quá bỏ cả ngày buôn bán, vượt hơn 40km để đến bệnh viện thăm tôi, nhìn con và cháu khỏe, nét mặt mẹ rạng ngời.

Thỉnh thoảng mẹ rầy la dạy dỗ con cái, nhưng không giống như một số gia đình khác khi thiếu thốn thì gây sự, chửi mắng, thậm chí đánh riết rồi chúng lì đòn và lâu lâu đều diễn ra điệp khúc như vậy. Mỗi lần nghe và thấy cảnh tượng đó, chị em chúng tôi đều cảm ơn Trời Phật đã ban cho chúng tôi làm con của mẹ đầy bao dung đến như vậy.

Khi tôi tham gia các hoạt động phật sự xã hội từ thiện, mẹ tôi ủng hộ và tôi thực hiện mỗi ngày đều ăn chay, thì mẹ là người nấu nướng cho tôi các thứ (mỗi lúc mẹ về thăm nhà). Hiện tại mẹ tôi đang sống với đàn cháu nội ngoại đáng yêu, vui khỏe và học hành rất tốt, tại một thành phố lớn.

Nhìn mẹ ôm ấp đàn cháu, tôi thấy hạnh phúc vô cùng, xa rồi những ngày tháng đau thương, thiếu thốn. Bây giờ, cả mẹ và chúng tôi đều hướng đến giác ngộ bằng sự trì chú kinh Nhật Tụng, đóng góp công đức với chùa chiền, giúp mọi người tham gia ngày trai tịnh vào dịp mùng một và ngày rằm.
 
Mẹ tôi tuyệt vời như vậy đó. Nguyện cầu ơn đức che chở, để mẹ tôi sống vui khỏe, an bình lâu hơn nữa bên đàn con cháu thân yêu!

Thiện Tâm
(Viết nhân sắp bước vào mùa Vu Lan - năm Bính Thân)
-
Địa chỉ: số 123B Lý Thường Kiệt, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm