Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/07/2016, 09:20 AM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Những trang viết thơm thảo nghĩa tình

Gia đình và đặc biệt là người vợ là cầu nối cho ông hoàn thành tâm nguyện ấy. Xúc động trước tình cảm của vợ dành cho mình nên trong tập thơ Hương Làng ông đã thốt lên hai câu: “Lửa reo trên bếp than hồng/gom tiền bán cháo cho chồng in thơ”.

Ngoài 80 tuổi, nhà văn Nguyễn Minh Thắng (Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội) vẫn rong ruổi tìm đến nhà các mẹ Việt Nam Anh hùng để ghi lại những câu chuyện, tâm sự về cuộc đời các mẹ. Bắt đầu từ mẹ Chu Thị Thanh, Phùng Thị Gái, Tạ Thị Lười… và cứ thế ông trở thành người thư ký tận tụy của 75 mẹ Việt Nam Anh hùng. Mỗi trang viết của ông là một câu chuyện bi hùng, thấm đẫm nước mắt và cũng chính là tâm trạng từ tấm lòng thơm thảo nghĩa tình...

Chúng tôi trở lại thăm nhà văn Nguyễn Minh Thắng và chúc mừng tập tiểu thuyết “Hoa kỳ tú”, nhà xuất bản …, hàn huyên chuyện văn, chuyện đời ông mới kể lại việc tiếc nuối rằng không được vào thăm mẹ Thứ để viết ký về cuộc đời mẹ Việt Nam Anh hùng. Ông hồi tưởng lại những lần được gặp các mẹ, được nghe kể chuyện về cuộc đời và những mất mát hy sinh ấy. Ông nhớ như in hình ảnh mẹ Hiến ở La Khê, thị xã Hà Đông, Hà Tây (cũ), 90 tuổi vẫn ngồi đấy, bên kệ cửa lặng lẽ nhìn về phía sân. Đôi mắt sâu hóm, hằn trên mặt là những nếp nhăn hướng về phía xa xăm. Mẹ vẫn ngồi đó lặng lẽ và thầm kín, bình thản mà cao thượng. Dường như thời gian và sự già nua không làm phai đi những câu chuyện bi tráng mà cả một đời mẹ âm thầm mang nặng trong lòng.

Sau khi chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, mẹ âm thầm gạt nước mắt tiễn cậu con trai độc nhất nối tiếp bước cha vào cuộc chiến chống Mỹ trường kỳ. Con trai mẹ cũng ngã xuống trong một trận chiến đấu với kẻ thù, nghe tin đó mẹ lặng đi như rụng một phần cơ thể và không thể tiếp tục sống tiếp quãng đời còn lại được nữa. Thịnh - cô con dâu của mẹ dường như là niềm an ủi lớn lao duy nhất giúp mẹ vượt qua cơn bĩ cực. Khi chồng hy sinh Thịnh quyết định không đi bước nữa mà ở vậy thờ chồng và phụng dưỡng mẹ. Mẹ bắt Thịnh đi bước nữa vì bà sợ cô con dâu phải sống trong cô đơn đau khổ suốt đời. Thịnh đã khóc lóc van xin mẹ cho cô được sống suốt đời để trông nom mẹ. Bà như hiểu được tình cảm của con dâu nên cũng không ép nữa. Bà cho phép người con dâu nhận con nuôi về cho vui cửa vui nhà. Cuộc sống của mẹ cũng vơi đi ít nhiều những trống vắng. 

Đi nhiều, gặp các mẹ nhà văn Nguyễn Minh Thắng mới thấy cuộc hành trình đầy gian lao vất vả của mình không đơn giản. Nó là cả quá trình cố gắng không mệt mỏi của ông với lương tâm và trách nhiệm trên mỗi trang viết. Xích xe đạp căng hơn như không còn tuột nữa, ông vẫn lầm lũi đạp xe trong cái rét giao mùa.

Cuộc đời các mẹ như những câu chuyện cổ tích mà ông là một thư ký ghi lại đầy đủ chính xác bằng cả tấm lòng kính trọng với những trang viết chan chứa những dòng lệ: “Năm 1942, Nghị hai mươi tuổi các cơ bắp săn chắc như quả hòng xiêm xanh, bệnh tật đều lùi về phía sau, hai má trông như trái đào sắp chín, mái tóc đen nhánh dài đến kheo chân, bộ ngực căng đầy tròn như cặp bánh dày hơ lửa càng làm tôn lên vẻ đẹp của Nghị. Rồi cô cũng lọt vào tầm ngắm của Vòng và hai người đã tìm đến với nhau. Họ thương nhau chín bỏ làm mười, như một câu ca dao đẹp chẳng cần xe hoa, rượu hồng, pháo nổ mà “một tàu lá chuối che sương cũng đành”. Hai con người côi cút đã tìm đến với nhau chia sẻ những gánh vác cuộc đời. Đứa con đầu lòng Nguyễn Đình Xuyến ra đời năm 1944 và đến năm 1947 Nguyễn Đình Dũng là cậu con trai thứ hai. Nhưng chẳng may giặc Pháp thả bom xuống chợ phiên 25 tháng 2 năm Kỷ Sửu, trong số những người xấu số có chồng bà. Chỉ mấy phút thôi người phụ nữ ấy đã thành quả phụ và hai con trai thành trẻ mồ côi. 

Người quả phụ ấy giờ đây là mẹ của hai liệt sỹ và là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nghị ở làng Quế Sơn, xã Tân Ước, Thanh Oai, Hà Tây (cũ)”. Đó là hạnh phúc mong manh mẹ Nghị kể lại với những tình tiết đứt quãng. Còn câu chuyện về những đứa con mà theo mẹ là “hư” sao đi mãi không về với mẹ thì mẹ rạch ròi từng chi tiết: “Tôi cứ nghĩ những năm đói khát, các cháu chỉ ăn toàn bằng cây chuối thái làm rau chấm với nước tương và húp vã canh cua ngày này qua ngày khác mà vẫn thấy ngon. Sáng ra chúng được chia cho một nhúm ngô rang, còn tôi ăn những hạt cháy rồi đi mò cua bắt ốc. Mẹ dừng lại nhìn lên bàn thờ hai chiếc ảnh của Xuyến và Dũng như cũng đang nghe mẹ nói chuyện. Hai giọt nước được vắt ra từ khe mắt kèm nhèm lăn xuống đôi gò má nhăn nheo cứ đứt quãng. Hai lần tiễn con đi, là hai lần mẹ vui mừng vì con mình khôn lớn và mẹ đã là mẹ của anh bộ đội cụ Hồ. Cái ngày trời đất như tối xầm, liền hai năm 1969; 1970 hai người con trai của mẹ đều hy sinh”.
 
Cuộc đời các mẹ đã chịu nhiều khổ đau qua những mất mát người thân yêu nhất. Đó là những lần tiễn đưa chồng con lên đường và đáp lại điều mong đợi ấy là những tờ giấy báo tử, là nước mắt và sự khổ đau. “Viết về các mẹ tôi đau lắm, như chính bản thân mình phải rụng đi một phần cơ thể vậy” – ông ngậm ngùi.

Cuộc hành trình đến với lòng mẹ đòi hỏi ở ông một niềm tin, tình cảm sâu nặng và đấu tranh với lòng mình. Ông biết rằng cuộc đời huyền thoại của các mẹ như những câu chuyện dài mà lịch sử là người thư ký chính xác nhất. Còn ông; ông tìm đến các mẹ để hiểu thêm về những con người ở giữa cuộc đời này, các mẹ bằng xương, bằng thịt hiện hữu ngay giữa đời thường nhưng để hiểu được tấm lòng cao cả và sự hy sinh lớn lao thì ông phải miệt mài trên hành trình “thử thách nghiệt ngã” để tìm những “Ngôi sao thần nông”. 

Gia đình và đặc biệt là người vợ là cầu nối cho ông hoàn thành tâm nguyện ấy. Xúc động trước tình cảm của vợ dành cho mình nên trong tập thơ Hương Làng ông đã thốt lên hai câu: “Lửa reo trên bếp than hồng/gom tiền bán cháo cho chồng in thơ”. Yêu thương chồng, bà thay ông lo lắng mọi chuyện trong nhà, nuôi dạy các con nên người. Ông cũng không biết từ bao giờ bà trở thành chỗ dựa tinh thần cho ông trong mỗi trang viết. “Ngày xưa tôi và bà ấy làm gì có thời gian tìm hiểu nhau thành ra cũng đâu có được yêu nên khi lấy nhau chúng tôi yêu bù vậy” – nói rồi ông nhìn sang phía bà cười dí dỏm. Cũng phải, ở cái thời của ông bà phải hiếm lắm mới có tình yêu nên chuyện yêu “bù” cũng dễ hiểu. 

Ông lặn lội đến 25 xã phường, 12 huyện thị của tỉnh Hà Tây (cũ) với bao tháng ngày mưa nắng để tìm gặp những người mẹ Việt Nam Anh hùng, có người mất người còn, nhưng đa phần đều ốm yếu, thời gian làm cho các mẹ héo hon dần. Thời gian cũng thôi thúc ông hãy nhanh lên vì nó là vô hạn mà sự sống thì… chậm một ngày là ông mất đi cơ hội được gặp, được nghe và ghi lại về cuộc đời các mẹ. Khi ông đến các mẹ vẫn bình dị đằm thắm với tình yêu thương bao la, ông tâm sự với các mẹ từng ngày từng giờ, chờ cho sức khoẻ hồi phục hoặc tâm lý ổn định và cho đến khi các mẹ cảm thấy có thể chia sẻ được thì lúc đó mẹ mới chịu kể cho nghe. Biết bao điều mẹ bó buộc bấy lâu trong lòng nay vỡ oà ra nức nở. Cứ thế ông ghi lại tỉ mỉ những câu chuyện cuộc đời tuy có đôi lúc đứt quãng do cảm xúc nhưng những gì mà ông chép được thì thật đáng trân trọng và tự hào.

Để đến năm 1997, ông mới hoàn thành tác phẩm “Những ngôi sao thần nông” gồm 18 mẹ Việt Nam anh hùng, rồi tiếp theo là tập “Bóng mẹ” với 18 mẹ và tập thứ ba có tên “Quạt nồng” gồm 39 mẹ là tập hợp những bài ký sâu sắc và cảm động về cuộc đời các mẹ Việt Nam anh hùng do Nhà xuất bản Quân Đội ấn hành. Ngoài ra ông còn có một số tiểu thuyết, truyện ngắn và vài tập thơ. Đặc biệt là cuốn “Người đẹp nhất thế kỷ” là tiểu thuyết viết về các mẹ Việt Nam anh hùng.

Cuộc đời thăng trầm đưa ông đến với các mẹ như cơ duyên. Tuổi thơ ông êm đềm bên dòng sông Trà Lý, làng Hậu Trung nghèo ngày nào lại chính là nơi nuôi dưỡng những ước mơ trong sáng. Bước sang tuổi mười lăm làm quân báo tại địa phương, tuổi mười bảy lên đường nhập ngũ vào Sư đoàn quân tiên phong 308 tiến vào giải phóng Tây Bắc, thắng lợi rồi ông lại cùng đoàn quân về tiếp quản Thủ đô. Rời quân ngũ với thương tật 45% ông chuyển ngành làm Hiệu Phó Trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp Tuyên Quang. Năm 1953 bài thơ đầu tiên của ông có tên “cột mốc người” sau này đã in trên Tạp chí Tản Viên Sơn như bắt đầu mở ra một nét mới trên hành trình lao động nghệ thuật.

Hiện nay, ông Nguyễn Minh Thắng là Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Đã ngoài tám mươi nhưng ông không cho mình được nghỉ, ông liên tiếp ra mắt các tập truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết như Dòng Sông Hoa – Nhà Xuất bản Văn học được đông đảo bạn đọc quan tâm vì phải qua 5 Nhà Xuất bản cuốn tiểu thuyết mới được ra đời. Cuốn “Người không mang họ bố”, “Hoa kỳ tú”, rồi tiểu luận và bình thơ... Ông cũng đã vinh dự nhận Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Việt Nam, nhiều giải thưởng, bằng khen, giấy khen của các tổ chức xã hội trao tặng. 

Thời gian đối với ông thật hối hả, ông phải tiếp tục đi tìm và gặp gỡ những người mẹ đã làm nên một huyền thoại để viết lên những trang viết thơm thảo nghĩa tình.

Nguyễn Văn Thủy
Tạp chí Công tác Tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ
 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm