Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/06/2016, 19:48 PM

Bài dự thi "Sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu": Vu Lan và truyền thống phụng sự mẹ - cha

Muốn báo hiếu cho cha mẹ, không phải đới đến khi cha mẹ qua đời, khuất bóng, hay mỗi khi đến dịp Vu lan, mà người con biết báo đáp công ơn của cha mẹ là luôn biết sống trong ý thức thành kính, tận tụy phụng dưỡng cha mẹ được an vui ở cả hai phương diện vật chất và tinh thần

Hàng năm mỗi độ thu về như nhắc nhở những người con Phật chúng ta nhớ tới mùa Vu lan báo hiếu mà đức Phật đã dạy:

"Tâm hiếu là tâm Phật
Hạnh hiếu là hạnh Phật
Muốn được đạo quả như Phật
Trước phải hiếu song thân"

Những cơn gió thu nhè nhẹ khiến những người con hiếu thuận trong lòng trào dâng những cảm xúc thiêng liêng ngậm ngùi tưởng nhớ đến ân đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Công dưỡng dục non cao vời vợi
Nghĩa sinh thành biển cả mênh mông

Ngày Rằm tháng 7 đã trở thành ngày hội truyền thống trong dân gian, trong lòng mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là lúc mà mỗi người phật tử hướng về cha mẹ sinh thành tu tập hiếu hạnh:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Tháng 7 Vu lan mùa báo hiếu, mùa của tất cả những người con Phật noi theo gương hiếu hạnh của đức Bản Sư, chư vị Bồ tát và các bậc thánh tăng tu tập đạo hiếu. Cuộc đời của đúc Phật Thích Ca Mâu Ni là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo. Ngài đã được chúng sinh tôn xưng là bạc đại hiếu hạnh.

Cúi đầu đảnh lễ bậc giáo chủ ba cõi
Ngài là bậc đại hiếu Thích ca Văn
Đã trải qua nhiều kiếp báo thâm ân
Do nhân duyên đó nay thành chính giác

Sau khi chúng được quả vị Vô Thượng Bồ Đề, đức Phật dã nghĩ ngay đến ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế ngài đã lên cung trời đạo lợi thuyết độ cho mẫu thân chứng quả Thánh, sau đó trở về hoàng cung hóa độ cho Phụ hoàng và di mẫu tu tập được dự vào hàng Thánh. Khi vua cha lâm trọng bệnh, đức Phật đã tức trực bên giường bệnh thuyết pháp độ cho Phụ hoàng chúng được quả vị A La Hán. Theo định luật vô thường khi vua cha băng hà, Ngài đã tắm rửa và khâm liệm vua cha và kim quan. Đức Phật đà dùng chính đôi vai của mình để nâng đỡ nục than của Phụ hoàng tới nơi trà tỳ. Qua đây chúng ta thấy lòng hiếu thuận của đức Phật nhứ song thân một cách chí thành trọn vẹn. Tấm gương hiếu hạnh của đức Phật như vầng Nhật Nguyệt tỏa sáng muôn đời bất diệt, để cho hàng đệ tử noi theo. Tiếp nối truyền thông hiếu hạnh của đức Phật có biết bao tấm gương của các bậc thánh để chúng ta học tập, đặc biệt như Ngài Mục Kiền Liên. Sau khi tôn giả chứng được Lục Thông, liền nhớ tới công ơn của cho mẹ, dùng thiên nhãn quán chiếu thấy mẹ mình bị đọa làm loài ngã quỷ, đói khát khổ sở, ngãi đã mang cơm xuống tận địa ngục dâng cho mẹ. Nhưng bà Thanh Đề tâm còn ôm ấp lòng tham, nên khi cơm đưa tới miệng thí hóa thành lửa dữ thiêu đốt.
 Ảnh minh họa
Bát cơm dâng mẹ tình tha thiết
Hóa lửa than ôi! Thảm sự tình

Trước nghịch cảnh của mẹ như vậy, ngài liền trở về thỉnh đức Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu giúp mẫu thân của mình. Đức Phật đã ân cần chỉ dạy: “Nhân ngày chư Phật hoan hỷ, chư tăng làm lễ tự tứ sau ba tháng an cư kết hạ, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, ông nên thiết nghĩ cúng dường, nhờ thần lực chứ nguyện của thập phương tăng, mới có thể cứu được mẹ ông” Ngài Mục Kiền Liên làm đứng lời Phật dạy đã cứu được mẹ mình thoát khỏi kiếp ngã quỷ và sinh vè cõi trời.

Đó còn là gương sáng của ngài Quang Mục. tiền thân của Bồ tát Địa Tạng: Để cứu mẹ thoát khỏi cảnh giới địa ngục, ngài đã phát tâm cúng dường xây chùa tháp, nhất tâm niệm Phật, nhờ công đức đó mà mẹ ngài được siêu thoát. Từ đó đến nay, Đức Địa Tạng Bồ Tát luôn phát tâm Bồ Đề rộng lớn để cứu độ chúng sinh:

Địa ngục vị không, thế bất thành Phật
Chúng sinh độ tận, phương chúng Bồ Đề

Ngày Vu lan chính là ngày để cho hàng đệ tử Phật thể hiện lòng hiếu thỏa củ mình với cha mẹ. Trong kình Địa Tập, đức Phật dạy: Sinh ra đời gặp thời không có Phật, khóe thờ cha mẹ tức là thờ Phật. Đức Phật đã đưa vị trí cha mẹ ngang hàng với Ngài. Ở đây, đức Phật muốn chúng ta biết người tu hành muốn chứng được quả Thánh, thì trước hết phải làm tròn bổn phận của người con hiếu thảo.

Là người con hiếu thuận có niềm vui, niềm sung sướng nào hơn khi cha mẹ còn tại thế, để chúng ta được phụng dưỡng báo đáp và được sống trọn tình thương yêu, dạy bảo của cha mẹ.

Một đời vốn liếng mẹ trao
Mẹ cho tất cả, mẹ nòa giữ riêng
Mẹ hiền như một bà tiên
Mẹ theo con suốt hành trình con đi

Và thật bất hạnh cho người mà cha mẹ không còn nữa. Cha mẹ qua đời chúng ta mất đi cả bầu trời, mất đi chỗ dựa tinh thần vô cùng quan trọng và lớn lao:

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời

Chúng ta nhờ tu học mà trí tuệ, biết phân biệt phải trái, đúng sai, phân biệt điều thiện, điều ác, phân biệt việc gì nên làm, điều gì nên tránh. Kể từ khi cất tiếng khóc chào đời, hiện diện trên cuộc đời này việc quan trọng nhất và cao hơn tất cả đó là lòng hiếu thuận của mỗi chúng ta với cha mẹ sinh thành.

Tu tập theo đạo Phật là phải tu hạnh hiếu làm đầu. Bởi muốn đem tình thương của đạo Phật để xây dựng cuộc sống an vui cho đời, thì trước hết chúng ta phải sống đúng với đạo làm người, đạo làm con hiếu thảo với cha mẹ.

Hạnh hiếu của người đệ tử Phật, ngoài vấn đề phụng dưỡng cha mẹ về vật chất đầy đủ còn phải biết hướng cha mẹ gần gũi với Phật pháp, xây dựng cho cha mẹ có một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, như kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy: “Niềm tin là mẹ đẻ tất cả công đức lành”. Trong cuộc sống nếu thiếu niềm tin vào chính pháp, không tu tập, lòng tham tăng trưởng, cha mẹ sẽ tạo nhiều nghiệp ác. Như thế dù cho con cái cung phụng vật chất đầy đủ đến đâu, thì cha mẹ vẫn sống trong đau khổ sinh tử luân hồi, Nếu như song thân của chúng ta hiểu sâu  lời Phật dạy, tinh tiến tu tập, loại bỏ phiền não khổ đau, thì cha mẹ sẽ có cuộc sống an vui.

Muốn báo hiếu cho cha mẹ, không phải đới đến khi cha mẹ qua đời, khuất bóng, hay mỗi khi đến dịp Vu lan, mà người con biết báo đáp công ơn của cha mẹ là luôn biết sống trong ý thức thành kính, tận tụy phụng dưỡng cha mẹ được an vui ở cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Được như thế thì chúng ta không hối hận khi cha mẹ quá vãng. Còn khi cha mẹ qua đời thì không thể bằng lòng chí hiếu cá nhân, một mình mà có thể chuyển được nghiệp lực cha mẹ. Dù là bậc đệ nhất thần thông như ngài Mục Kiền Liên cũng phải nhờ oai lực của Phật và chư tăng mới cứu thoát mẹ mình ra khỏi địa ngục.

Cuộc sống của tất cả mọi người xunh quanh, chúng ta đều có sự tương quan, tương duyên với nhau, vì thế mà chúng ta phải thương yêu nhau, đùm bọc giúp đỡ nhau cùng xây dựng một cuộc sống an vui giải toát ngay trên thế gian này. Mong mỗi người con Phật đều hưởng trọn một mùa Vu Lan trong tình nghĩa mẹ công cha.

Đại đức Thích Tâm Hoan, trụ trì chùa Hòe Nhai, Hà Nội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm