Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/07/2013, 13:37 PM

Bài học cho cộng đồng truyền thông Phật giáo

Gần đây, nhiều thông tin của báo mạng đã tạo ra dư luận, bức xúc cho người đọc. Trong đó, lỗi từ phía phóng viên cũng nhiều, do sự  lệch lạc các thông tin khách quan, do đưa tin thiếu chính xác bóp méo cả nghị định - thông tư

Sáng nay, báo Thanh Niên Online đã đăng tải bài “Người đưa tin sai đã xin lỗi”. Chiều ngày 11.7, một phóng viên báo điện tử đưa tin sai lệch về vụ "33 tuổi không được mang thai" đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tp.HCM.  

Nếu một phóng viên non trẻ, thiếu kinh nghiệm phỏng vấn thì có thể làm đổ gãy danh dự của một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ lớn tuổi. 

Tôi đã gặp nhiều tình huống tác nghiệp nửa khóc nửa cười. Một phóng viên trẻ đi phỏng vấn một tiến sĩ, tôi là người thứ ba theo dõi cuộc phỏng vấn ấy. Sau khi bạn phóng viên trẻ cắt xén, biên tập, thì hậu quả là ông tiến sĩ kia phát biểu nông cạn, thua xa cái học vị tiến sĩ. Sự thực là do bạn phóng viên trẻ không nắm bắt được và không hiểu lời nói, tư duy của vị tiến sĩ kia. 

Đó là lỗi của truyền thông xã hội. Còn truyền thông Phật giáo thì sao? Nếu Truyền thông Phật giáo “ăn theo”, đăng lại các bài viết chưa được kiểm chứng tính xác thực của báo ngoài xã hội, đặc biệt là của các báo lá cải thì còn gây hậu quả nhiều hơn nữa. 

Gần đây, truyền thông Phật giáo có đăng tải những bài viết về NSND Bạch Tuyết. Xuất phát điểm là bài viết của tạp chí Mốt & Cuộc sống. Cá nhân tôi đã đọc các bài lên án nghệ sĩ trên các trang mạng Phật giáo, nhưng chưa thấy nội dung bài nào mà tác giả liên hệ với nghệ sĩ Bạch Tuyết để kiểm chứng xem nội dung bài báo trên có trích dẫn đúng ý trả lời của nghệ sĩ hay chưa? 

Nếu phóng viên đó phản ánh sai trả lời của nghệ sĩ, thì chẳng lẽ chúng ta các trang mạng Phật giáo lại đua nhau công kích nghệ sĩ Bạch Tuyết?

Giả sử nghệ sĩ Bạch Tuyết bắt buộc người phóng viên kia phải đưa ra bản gốc thu âm cuộc phỏng vấn, nói chuyện giữa phóng viên và  nghệ sĩ Bạch Tuyết, thì không biết chừng bạn đọc báo mạng sẽ vỡ lẽ ra nhiều thứ?!
 NSND Bạch Tuyết. Ảnh: Giác Ngộ Online

Nhiều bạn đọc bức xúc vì nghệ sĩ Bạch Tuyết có phát ngôn “vô đối”.  Nhưng sự bức xúc ấy xuất phát từ nội dung bài viết trên báo mạng, website Phật giáo là cộng đồng mạnh mẽ nhất lên tiếng mà chưa thấy có ai chịu khó kiểm chứng và trực tiếp hỏi lại nghệ sĩ xem nội dung đó có đúng là do nghệ sĩ trả lời, hay bài báo được phỏng vấn theo kiểu cắt, xén, chế tác theo kiểu "phóng sự xa lông"?!

Một số tác giả khác lại căn cứ vào chính bài báo của Tạp chí Mốt & Cuộc  sống, để viết bài về nghệ sĩ Bạch Tuyết. Như vậy thì không thể đảm bảo tính khách quan của thông tin. Nếu những tác giả viết sau, tiếp cận nghệ sĩ Bạch Tuyết để phỏng vấn trực tiếp, hoặc tiếp cận bạn bè, người thân của nghệ sĩ Bạch Tuyết để phỏng vấn thì bài viết sẽ khách quan hơn, đáng tin cậy hơn. Đó là nguyên tắc, là đạo đức báo chí, truyền thông.

Chúng tôi chưa vội vàng kết luận nội dung trả lời phỏng vấn của nghệ sĩ Bạch Tuyết trên tạp chí Mốt & Cuộc  sống là sai hay đúng. Do chúng tôi cũng chưa liên hệ được với nghệ sĩ, song chúng tôi có sự cẩn trọng cần thiết để không vội vàng kết luận một vấn đề chưa được kiểm chứng?! 

Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra ví dụ, để khuyến cáo bạn đọc, những người làm truyền thông Phật giáo nên cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin báo mạng. Hơn ai hết các trang online Phật giáo hãy tự rút ra các bài học trong công tác truyền thông.

Nếu sự bức xúc phát sinh do nội dung truyền thông, đồng nghĩa là bạn đọc bị nổi sân. Như vậy cả tác giả - bạn đọc – ban biên tập của trang Phật giáo đều bị tổn phúc, đó là những điều vi tế mà ít ai để ý.

Bạch Tầm Xuân




CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm