Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/01/2014, 10:27 AM

Bài học từ vị Điều Mã Sư và đức Phật

Có một vị Điều Mã Sư đến gặp Phật xin tu học với tư cách là một cư sĩ. Một hôm đức Phật hỏi ông ta rằng: “Ông điều phục những con ngựa trong chuồng như thế nào? Đối với những con ngựa chứng ông làm sao?”

Vị Điều Mã Sư nói: “Bạch Thế Tôn, với những con ngựa dễ dạy, con dùng biện pháp ngọt ngào. Với những con ngựa cứng đầu con dùng biện pháp mạnh như roi, xích…trừng phạt. Nếu dùng ngọt ngào con sẽ thất bại. Nhưng trong đàn cũng có những con ngựa phải cần tới cả hai biện pháp trên”.

Phật hỏi thêm: nếu cả ba phương pháp đó đều không thành công thì ông phải làm như thế nào?


- Trong trường hợp đó, con sẽ giết con ngựa, vì nếu để nó trong đàn, nó sẽ là một gương xấu và cả đàn ngựa sẽ hư hết.

Nói xong vị Điều Mã Sư nhìn Phật hỏi:

- Bạch Thế Tôn, con muốn biết đức Thế Tôn dạy các Thầy, các Sư cô bằng phương pháp nào? Và trong trường hợp có những vị khó dạy thì Ngài dùng biện pháp gì?
 
Phật trả lời:

- Tôi cũng làm giống như ông vậy. Có những Thầy, những Sư cô nói ngọt ngào là đủ. Có những Thầy, Sư cô phải dùng biện pháp mạnh như biệt trú, sám hối…ngoài ra cũng còn có những vị phải dùng cả hai biện pháp trên. Lúc đó vị Điều Mã Sư bèn hỏi đức Phật câu hỏi mà Ngài đã hỏi ông:

- Bạch Thế Tôn, nếu như không áp dụng được cả hai biện pháp trên với một Thầy, một Sư cô thì ngài sẽ làm thế nào?

Phật mỉm cười bảo:

- Tôi cũng sẽ làm giống như ông vậy.

- Làm giống như con là làm sao?

- Tôi cũng phải giết người đó.

- Nhưng tu đạo từ bi thì làm sao đức Thế Tôn giết người được.

- Giết ở đây là không cho ở Tăng đoàn nữa. Nếu không được ở trong tăng đoàn thì coi như về phương diện đời sống tâm linh người ấy đã chết.

Nhắc lại câu chuyện nầy là để thấy rằng trong tăng đoàn nguyên thủy của đức Phật cũng luôn có những phần tử bất hảo, khó trị và đức Phật cũng hành xử minh chánh của tăng đoàn mà phải trục xuất người ấy.

Trong guồng máy Hành Chánh Đạo của chúng ta cũng luôn có những chức sắc, chức việc khiếm khuyết về đạo đức, về năng lực…nhưng không có tinh thần phục thiện, vẫn cứ ngoan cố vi phạm giáo điều, gây mất đoàn kết, bất mãn trong nội bộ và làm mất niềm tin nơi đồng đạo…

Nước thì có Hiến pháp, Đạo cũng có luật Đạo. Giáo hội Cao Đài có Pháp Chánh Truyền, có Bát Đạo Nghị định, có Tân Luật, Ngũ Giới cấm, Tứ Đại Điều Qui… và có cả Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông ấn định mức xử phạt đối với chức sắc, chức việc và tín đồ vi phạm nhẹ thì khuyên lơn, giáo dục, nặng thì giáng cấp cho chí đến giải pháp cuối cùng là trục xuất.

Đây là hình thức pháp trị dưa trên cơ sở của tình thương, của công bình và bác ái như đức Chí Tôn hằng dạy là nền tảng giáo lý của Cao Đài dựa trên luật thương yêu và quyền công chánh...

Đức Chí Tôn là đấng thương yêu chúng sinh vô biên, vô lượng. Chính vì thương yêu mà từ thượng cổ đến nay lần lượt có các nền tôn giáo ra đời. Chính bởi thương yêu mới có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, mới có sự cứu rỗi, sự cứu rỗi dành cho những đứa con hư hỏng, lạc lối, lầm đường. Chính bởi thương yêu mới có giới răn và trừng phạt.

Phạt là phạt nhưng lòng thương vẫn thương như Đức Lý Đại Tiên đã từng than thở về trách nhiệm nặng nề của một Giáo tông: “Ngán thay cho cái trách nhiệm nặng nề vì trót đã hứa lời cùng từ bi ra tế độ, hễ trách phận đàn anh, tuy nhiên lấy oai quyền khuyến nhũ, trừng trị mấy em mặc dầu chớ cũng nên hiểu tâm mỗi đứa…”

Từng đó cũng đủ thấy rằng mọi hình phạt đều phát xuất từ tấm lòng thương yêu của các Đấng, lòng thương yêu luôn luôn hàm chứa sự công bình.

Còn chúng ta? Chúng ta thương đàn anh, đàn em, thương người đồng sự, chúng ta dựa theo phàm tánh. Đó là sự cho qua, sự khỏa lấp, là buông trôi, là phó mặc cho quyền thiêng liêng định đoạt.

Hậu quả là gì? Là anh em hiềm khích, là nội bộ chia rẽ, bất hòa, là làm mất niềm tin của đồng đạo, là sự dung túng để người phạm lỗi mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Một người làm sai kéo thêm nhiều người làm sai, một người lầm đường kéo theo một nhóm lạc lối. Vậy thì trách nhiệm nầy thuộc về ai?

Về các Đấng ở trên cao vời vợi hay là thuộc về chúng ta, những kẻ nhu nhược hằng ngày tiếp cận với cái xấu mà vẫn che mắt làm ngơ?

Bài học từ Điều Mã Sư và đức Phật Thích Ca đủ cho chúng ta thấy rằng thương yêu không nhất định là phải nói những lời ngọt ngào, dễ nghe mà đôi khi cũng phải tuôn đổ những lời nặng nề, đắng chát, những phê phán chỉ trích nặng nề. Thương yêu cũng không phải là sự im lặng, cam chịu những sự sai trái của người khác.

Thương yêu đi liền với sự bao dung nhưng không đồng nghĩa với bao dung. Tình thương thì không biên giới nhưng bao dung thì có mức độ và giới hạn.

Tình thương là phần lặng của trái tim, còn bao dung là phần nổi của hành động bên ngoài. Cho nên những lời phê bình gay gắt dễ bị ngộ nhận là có ác tâm, mà hình như ai ai trên bước đường tu học cũng rất sợ mang tiếng là tâm xà!

Điều Mã Sư trừng trị ngựa, giết ngựa là để tránh loạn cho chuồng ngựa. Đức Phật nghiêm phạt trục xuất tăng, ni bất trị là để ổn định tăng đoàn, đem sự bình an cho tăng thân. Thập hình của Đức Lý cũng là để răn đe, giáo dục và nghiêm trị những thành phần bất hảo trong Đạo.

Vậy thì mỗi chức sắc, chức việc, mỗi một tín đồ, chúng ta nhất định phải là những Điều Mã Sư từ bi và trí tuệ trong nỗ lực làm sáng bản thân mình, trong sạch hóa hàng ngũ của mình, bảo vệ thanh danh của Hội Thánh, Tộc Đạo, Hượng Đạo…

Giữ được niềm tin của đồng đạo, có như thế việc hoằng khai đại đạo mới được thuận buồm xuôi gió, có như thế chúng ta mới không hổ thẹn với các bậc Tiền khai đã dầy công dựng nên nghiệp đạo.

Có như thế chúng ta không lỗi thệ với đức Chí Tôn cùng các Đấng và có như thế ngày về của chúng ta mới thanh thản trước quyền thiêng liêng thưởng phạt.

PTs.Phạm Kim Tuyến/Nguồn: Tạp chí NCPH số Xuân Giáp Ngọ 2014

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm