Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/03/2014, 18:25 PM

Bạn có muốn được hạnh phúc như vậy không?

Hạnh phúc là thái độ, hạnh phúc là khi chúng ta không cần phải uống thuốc chữa bệnh, không cần phải hi vọng, tìm kiếm, mà biết bằng lòng với hiện tại

8h15 sáng ngày 22/03, tại công ty Sách Thái Hà, số 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, một sự gặp gỡ màu nhiệm giữa HT.Thích Thái Hòa trụ trì chùa Phước Duyên (Huế) cùng với cư sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng và các bạn trẻ yêu sách, mến đạo Phật.
     
Đó là sự gặp gỡ màu nhiệm, hạnh phúc, vì ở đó mỗi người một hoàn cảnh mà có thể đến đây ngồi với nhau, để cùng lắng nghe và cùng hiểu nhau, trong một không gian không lớn về địa lý nhưng lại rất thênh thang về mặt tâm linh, căn phòng họp có ban thờ xá lợi Phật được thỉnh từ Miến Điện, nhờ đó mọi người cảm thấy không gian bình an, nhẹ nhàng hơn. Cũng có thể cảm nhận được, đó còn là sự gặp gỡ hạnh phúc, vì ở đây, mọi người ai muốn lắng nghe đều được lắng nghe, ai muốn chia sẻ đều được chia sẻ.  
 HT.Thích Thái Hòa
Một ngày dịp cuối tuần, Thầy giao lưu với các bạn trẻ và hỏi rằng: Hạnh phúc của các bạn là gì? Hoàn toàn dễ hiểu nếu chúng ta quan tâm và yêu mến đạo Phật, vì đạo Phật luôn tâm niệm, chỉ có một sự nghiệp duy nhất đó là đem lại hạnh phúc cho nhân loại, trong quá khứ đã tồn tại như vậy, hiện tại đang tồn tại như vậy, và tương lai vẫn sẽ tồn tại như vậy. Ngoài mục đích đó ra, đạo Phật không làm gì khác nữa. Vậy hạnh phúc đang ở đâu? Chúng ta ai cũng mơ ước về hạnh phúc, ai cũng đang đi tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng nếu hạnh phúc không đến được thì chúng ta thất vọng, chúng ta thất vọng vậy nên lên án & nguyền rủa những gì liên quan đến chúng ta, như thế sự khổ đau có mặt ngay lúc đó. 
     
Vì vậy mà đức Phật dạy rằng: “Chúng ta sinh ra ở đời có đầy đủ sáu giác quan lành lặn là một hạnh phúc”. Bây giờ đây, chúng ta muốn thấy, chúng ta muốn nhìn, chúng ta vẫn đang thấy và đang nhìn, như vậy cái thấy và cái nhìn của chúng ta là điều kiện để tạo nên hạnh phúc cho mỗi người, điều kiện ấy tất cả chúng ta ở đây đều đang có, phải không? 
 
Có thể bạn cho rằng, hạnh phúc theo cách ấy thật giản đơn. Nhưng bạn thử nghĩ mà xem, khi chúng ta đau mắt hoặc bị mù chẳng hạn, liệu có còn hạnh phúc được không? Bây giờ mắt chúng ta còn sáng rõ tinh anh, chúng ta có nhìn rõ tất cả những gì chúng ta muốn thấy. Khi chúng ta không thể nhìn thấy rõ những gì chúng ta muốn nhìn, chúng ta sẽ không vui. Khi chúng ta bị đau mắt, chúng ta nghe nói có bác sĩ nào giỏi chữa bệnh về mắt là chúng ta tìm tới, và bác sĩ chữa mắt quá nhiều người, cho nên chúng ta phải đứng xếp hàng, thì đến khi được y tá gọi tên mình vào chữa bệnh, chúng ta mới thấy mình may mắn làm sao! Cảm giác đó có thể được gọi là hạnh phúc không? 
     
Vậy đấy, hạnh phúc là thái độ, hạnh phúc là khi chúng ta không cần phải uống thuốc chữa bệnh, không cần phải hi vọng, tìm kiếm, mà biết bằng lòng với hiện tại. Mắt của chúng ta tinh anh nhìn mọi vật rõ ràng là vậy, mà không thể thấy hạnh phúc, vậy thì hạnh phúc còn ở đâu được?
     
Hiểu theo nghĩa rộng hơn, hạnh phúc thâm sâu rộng lớn khi đôi mắt chúng ta phóng ra một tầm nhìn bao dung, thông cảm đến với mọi người xung quanh, cũng có thể hiểu rằng, con mắt chính là cách nhìn tạo nên hạnh phúc. Bởi mình nhìn mọi người, mọi loài, mọi sự việc trong ánh mắt của thương yêu và thấu hiểu, để rồi lắng nghe và sẻ ngọt chia bùi, thì niềm hạnh phúc liền hiện hữu. Hạnh phúc không phải là làm ra được món thịt cá, miếng thịt con cá chỉ là chúng sinh, chúng không thể tạo ra hạnh phúc cho ta, nếu chúng ta không nhìn chúng bằng tình thương và tuệ giác. 
     
Cái nhìn giúp ta biết người, biết việc, nhưng chỉ có lắng nghe mới giúp ta hiểu người, hiểu việc. Cái nghe cũng là điều kiện của hạnh phúc. Chúng ta được nghe những âm thanh dễ thương của cuộc sống thiên nhiên, được nghe Phật Pháp, nghe những tin tức tốt lành của mọi người xung quanh, niềm hạnh phúc là ở đó, vậy nên được nghe đã là hạnh phúc, huống chi là nghe mà hiểu cả niềm đau nỗi khổ của mọi người khác. Hiểu để thương, thương yêu là nơi mà hạnh phúc phát khởi.  
 
Có thể chúng ta ít khi nhận ra hạnh phúc giản đơn này cho đến khi chúng ta bị đau tai và mắc bệnh về tai, khi đó ta không còn nghe rõ những gì xung quanh, phiền não nổi lên, mình không còn được hạnh phúc một cách bình thường như trước nữa.
     
Khi chúng ta lắng nghe đã đủ, để mọi sự việc chúng ta nghe thấy đều đã thu nhận vào tâm trí, dần dần chúng ta có thể chuyển hóa những gì khiến chủng ta mà phiền muộn được lắng xuống, để nhường chỗ những cái nghe trong sáng thiện lành ngự trị trong tâm, niềm hạnh phúc ấy thật tuyệt vời.
     
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người chúng ta là bạn đồng tu, người đồng nghiệp với nhau khi nhìn nhau bằng ánh mắt của yêu thương, thấu hiểu, bao dung; khi chúng ta lắng nghe nhau cùng với những sự nâng đỡ, tương hỗ lẫn nhau, có nghĩa là hạnh phúc như khi tôi nhận thức rõ tôi đang hiện hữu giữa một môi trường sống hòa hợp người với người, lúc đó tuệ giác có mặt. 
     
Hạnh phúc còn có thể biểu hiện trong một khía cạnh khác. Nước Việt Nam ta từ ngày giành được độc lập mới có được tự do, tự do rồi mới hạnh phúc. Ngày nay, giới trẻ rất thích tự do với những lựa chọn trong cuộc sống. Sự tự do ấy nên được trân trọng. Vì ý thức tự giác tạo ra tự do. Thanh niên 18 tuổi trở lên được công nhận quyền công dân với đủ sự tự do lựa chọn trường đại học, chọn ngành nghề, chọn cách sống; tuy nhiên phụ huynh của các bạn chỉ có thể an tâm cho phép các bạn tự do lựa chọn, khi các bạn đã có đủ ý thức tự giác. 
     
Vậy, thiết nghĩ, các bạn cần chú ý trau dồi ý thức tự giác bằng cách tham gia những tổ chức hoạt động xã hội lành mạnh, từ đó biết phân biệt việc gì đúng và sai, để đa phần những sự lựa chọn mang đến cho các bạn niềm hạnh phúc vì chọn đúng, chứ không phải khổ đau vì chọn sai. Như thế, bạn chính thức được tự do. Bởi tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. Bạn có thể vẫn sống cùng bố mẹ, sống với sự ràng buộc của hôn nhân gia đình, vậy mà bạn vẫn có cảm giác ung dung, thoải mái như khi bạn đang tự do đi một mình, ở một mình tại miền đất trong nào một giấc mơ nào đó. Hạnh phúc là đó, là ta cảm thấy tự tại, bình an khi ta được tự do là chính mình trong cuộc sống, mà vẫn có thể đem lại sự hài lòng, niềm hạnh phúc đến mọi người xung quanh.
     
Bạn có muốn được hạnh phúc như vậy không?
     
Vậy nên chăng ta ko nên vội cảm ơn những người mang đến cho ta vật chất tiền tài, mà nên cảm ơn đôi mắt, đôi tai, tay chân ta vì chúng khỏe mạnh lành lặn mà ta được hạnh phúc một cách độc lập, và cũng có thể cảm ơn không khí, vì không khí trong lành là nguồn kho báu còn vô giá hơn cả tiền bạc, không có tiền, chúng ta không chết, không có không khí thì như thế nào, chắc bạn đã hiểu. 
     
Biết ơn và bằng lòng với những điều giản dị như thế, ta càng thấy hoan hỷ khi nhận được món quà Pháp Bảo với 3 đĩa Phật pháp, những chiếc tràng đeo tay đã được thầy chú nguyện để mang đến cho mình sự yên ổn về thân, cùng cuốn sách “Tiếng vọng hải triều” của Thầy mang lại cho mình sự an yên về tâm. 

Diệu Hòa

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm