Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/08/2017, 16:00 PM

Bánh lá dừa còn hoài trong ký ức

Với tôi và những người con xa xứ Bến Tre thì dù đi đâu, làm gì cũng luôn nhớ đến những chiếc bánh lá dừa dân dã mang đậm nghĩa tình, những chiếc bánh đã đi theo tuổi thơ tôi đến tận bây giờ.

Tôi xa quê gần 40 năm nhưng mấy câu ca dao mà mẹ tôi thường ru khi chúng tôi còn bé nằm ngủ trong nôi và hương vị ngọt ngào của những chiếc bánh lá dừa Giồng Luông quê tôi theo mãi bên mình. Cứ mỗi lần nghe ở đâu tổ chức lễ hội bánh dân gian Nam Bộ là tôi lại tìm đến mong thấy lại những chiếc bánh đã gắn liền với tuổi thơ của mình như một ký ức đẹp không thể phai mờ.

Dù sống ở chốn đô thành nhưng cứ nghe đâu đây tiếng rao: “…bánh lá dừa Giồng Luông đây…” thì dù bận mấy tôi cũng cố dừng lại để mua mấy cái làm quà cho gia đình và như để chuộc lại cái lỗi của mình sao nỡ bỏ quê hương.
 
Đến nay cũng không ai xác định được người làm ra loại bánh này là ai, chỉ biết bánh lá dừa quê tôi có hơn trăm năm tuổi. Dù tên gọi hành chính của Giồng Luông nay đã là xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhưng cái tên bánh lá dừa Giồng Luông đến nay vẫn còn quen thuộc và tồn tại cho đến hôm nay như một nhân chứng của cuộc đời.

Bà Lê Thị Mông, 87 tuổi ngụ xã Đại Điền cho biết: …gia đình tôi làm bánh đã 4 đời rồi, vui sướng khó khăn cũng theo nghề do ông bà truyền lại để giữ lấy nét văn hóa của quê hương… Nghề làm bánh dừa ở Giồng Luông ra đời cách nay trên một trăm năm, ban đầu dùng để ăn hoặc biếu bà con dòng họ vào những dịp giỗ chạp hay lễ tết, sau này mới phát triển thành nghề truyền thống. Nguyên liệu chính gồm: nếp dẻo, dừa khô, đậu, chuối xiêm và lá dừa nước non. 
 
Ngoài ra, trong chế biến, người thợ phải tuân thủ quy trình chặt chẽ từ chuẩn bị nguyên liệu, quấn nồng, gói bánh và hấp bánh. Trước đây, bánh dừa Giồng Luông được làm từ loại nếp ruồi, loại nếp được trồng phổ biến tại địa phương, nhưng hiện nay người dân đã chuyển sang làm bằng loại nếp Thái. Theo kinh nghiệm, nếp làm bánh phải chọn loại thật dẻo thì bánh mới có hương vị thơm ngon đặc trưng. Nếp sau khi “Gút” sạch cho vào thúng để khô, rưới nước nhiều lần cho thật nếp mềm. Dừa khô nạo lấy lớp mềm trên mặt, sau đó băm nhuyễn trộn vào nếp cùng với đường và muối. Ngày nay, việc nạo dừa được thay thế bằng máy, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và đạt năng suất cao trong thời gian ngắn. 

Kỹ thuật gói bánh khá đơn giản, người thợ cho nếp vào gần nửa nòng bánh sau đó tiếp tục cho đậu hoặc chuối vào rồi bẻ miệng cho vừa và đủ nồng, sau đó dùng dây gân của lá cà bắp buộc chặt vừa phải theo chiều dọc của bánh. Nếu buộc quá chặt, khi hấp nếp không nở, bánh sẽ khô và sượng. Còn siết không chặt, khi hấp nước nong vào, bánh nhão, không bảo quản được lâu. 

Bánh dừa Giồng Luông có hai loại: nhân đậu có đậu xanh hoặc đậu đen và nhân chuối. Bánh gói xong được cột lại thành chùm. Mỗi chùm 12 cái gọi là một chục, sau đó cho vào trả, đổ nước vào ngập bánh và nấu từ 5 đến 6 giờ đồng hồ là bánh chín. Muốn được bảo quản lâu, bánh sau khi vớt ra phải được rửa qua nước lạnh, để ráo và treo lên.

Bánh lá dừa được dùng nóng hay nguội tùy vào sở thích mỗi người. Bánh khi ăn có vị mặn nhẹ của muối, vị béo của dừa, cái dẻo của nếp, cái bùi của hạt đậu kết hợp với cái riêng của từng loại nhân cùng hương nếp thơm tất cả hòa quyện vào nhau làm cho người ăn cảm nhận được hương vị tao nhã và mộc mạc của bánh. Hiện nay thị trường tiêu thụ bánh lá dừa Giồng Luông nhiều nhất là tại TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Long An. Thời gian để từ 4 đến 5 ngày.  

Với tôi và những người con xa xứ Bến Tre thì dù đi đâu, làm gì cũng luôn nhớ đến những chiếc bánh lá dừa dân dã mang đậm nghĩa tình, những chiếc bánh đã đi theo tuổi thơ tôi đến tận bây giờ. Và lòng lại xốn xang thương nhớ quê nhà khi bất chợt đâu đó lời của bài ca dao dân dã:

"Mời anh mua bánh lá dừa
Bánh này em gói nếp mùa thiệt ngon.
Anh mua về đãi bà con
Bánh em nóng hổi ngọt ngon hơn đường."

Song Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm