Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/09/2013, 11:35 AM

Bao giờ hết cảnh sư tử nhe nanh “canh” đền, chùa Việt Nam?

Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là vấn đề quan trọn, cần được giữ gìn, phát triển. Tuy nhiên, có những sự "lai căng" hiển hiện rõ nét nhưng không được chấn chỉnh kịp thời. Ví như những con sư tử đá kiểu Trung Quốc đang đứng canh đền, canh chùa trong các di tích Việt.

Sư tử đá về làng và ra tận… Trường Sa

Nguyễn Văn H. là giáo viên sử một trường cấp 3 trên địa bàn Hà Nội, am hiểu lịch sử nước nhà và say mê giáo lý Phật giáo, nên chùa chiền là nơi anh thường đặt chân tới. Chiều ngày rằm tháng 7 vừa qua, H. đã gọi điện cho tôi và hốt hoảng thông báo, ngôi chùa làng ở huyện Hoài Đức quê anh vốn rất đẹp với kiến trúc cổ đã bị “trấn” bởi hai con sư tử đá nhe nanh dữ tợn.

Sư thầy cho biết, đó là vật cúng tiến, người ta đã bê đến rồi chẳng nhẽ không nhận. “Tiền bạc và thiếu hiểu biết đang giết chết văn hóa Việt”, anh H. nói một cách thất vọng trước khi cúp máy.
 Cặp sư tư đá trước cổng chùa Trung Kính Thượng, Hà Nội

Câu chuyện và nỗi buồn của người giáo viên dạy sử Nguyễn Văn H. không cá biệt khi mà đàn sư tử đá kiểu Trung Quốc đang ngày ngày hiện hữu dày đặc trong các đền chùa, nơi thờ tự ở Việt Nam. Tại Hội nghị tham vấn về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 9/8 vừa qua, nhà sử học Dương Trung Quốc đã rất bức xúc khi kể lại chuyện khi ông đến Đài liệt sĩ ở Trường Sa đã hoảng hồn khi thấy hai con sư tử đá nằm ở cổng. Đã ra tận Trường Sa thì, chùa Một Cột (Hà Nội), Bái Đính (Ninh Bình), Đền Đô (Bắc Ninh), Thiền viện Giác Lâm Trúc Lâm (Quảng Ninh)… cũng nhan nhản sư tử đá hẳn là chuyện tất nhiên.

Không chỉ có các nhà sử học như ông Dương Trung Quốc hay người giáo viên dạy sử Nguyễn Văn H. đau buồn, tức giận với sư tử đá, mà cả những người dân bình thường cũng thấy được điều đó. Chùa Trung Kính Thượng nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy là một ngôi chùa rất đẹp với ao sen, tháp Phật, đặc biệt có cây thị mấy trăm năm tuổi. Chùa nằm trong đất làng xưa nên người dân ở đây vẫn giữ nếp coi chùa như một nơi sinh hoạt văn hóa chung của làng.

Ngày rằm, mùng một dân làng trẻ em, người lớn thành kính trong bộ quần áo lam đến chùa hương hoa lễ phật. Thời gian gần đây, hiện diện hai bên cổng chùa là hai con sư tử đá to đùng, trợn mắt nhe nanh. Nhiều người dân sở tại cho biết, tuy họ không hiểu biết nhiều về gốc tích văn hóa, nhưng cảnh sư tử dữ tợn đã làm mất vẻ hiền hòa, u tịch của cổng chùa xưa làm họ không vui, không còn thoải mái khi đến chùa.

Không thể dùng linh vật nước ngoài vào thờ tự ở Việt Nam


Đã có rất nhiều bài báo lý giải về sự xuất hiện của sư tử đá kiểu Trung Quốc tại nơi thờ tự ở Việt Nam nên bài báo này cũng không cần thiết phải nhắc lại. Chỉ biết rằng "việc đặt sư tử tùy tiện vô hình chung dẫn tới việc làm nô lệ cho văn hóa ngoại lai” theo nhà sử học Dương Trung Quốc. PGS.TS Tống Trung Tín cũng khẳng định: “Sự lai căng về văn hóa ngày càng rõ nét, đặc biệt là việc sử dụng sư tử đá tràn lan mang dáng dấp Tây, Tàu lẫn lộn”.
 

Còn Giáo sư Trần Lâm Biền thì cho rằng: “Đây là một sự ‘lạc dòng’ văn hóa và cũng là một thất bại lớn của chúng ta trong việc tuyên truyền và quản lý về văn hóa”. Ở góc độ Phật giáo, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định trong văn hóa truyền thống của mình, người Việt không có lệ đặt sư tử đá dập khuôn kiểu Trung Quốc trong chùa.

Ngay tại Hội nghị tham vấn về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 9/8 vừa qua, khi trả lời báo chí ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho biết, Ủy ban sẽ có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra cơ quan, khuyến nghị các cơ sở thờ tự hoặc chùa chiền có những con sư tử đá đó nên có hình thức bỏ.

“Không thể dùng linh vật nước ngoài vào thờ tự ở Việt Nam được. Chúng tôi sẽ có những kiến nghị như thế với cơ quan chức năng, các cơ quan thanh tra kiểm tra của ngành văn hóa” là lời khẳng định của ông Lê Như Tiến.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các ban chức năng của Giáo hội Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này. Ở đâu chùa nào có đặt tượng sư tử đá thì sẽ có ý kiến với các vị sư ở chùa đó. Được biết, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn đang rất lưu tâm đến vấn đề này và đưa vào hoạt động Phật sự cần thực hiện trong thời gian tới.

Sư tử có liên quan đến Phật giáo?

Có một số ý kiến cho rằng cho sư tử đá kiểu Trung Quốc vào chùa là bởi vì sư tử có liên quan đến Phật giáo, về vấn đề này Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định đây là một sự nhầm lẫn.

Trong kinh Phật dạy rằng nơi các nhà sư thuyết pháp được gọi là tòa sư tử - một tên gọi chứ không hề có một con sư tử bằng đá cụ thể nào, các vị sư thuyết pháp được ví như tiếng rống sư tử tức là nói các điều mạnh để làm điều xấu bị át đi, mang những điều lành đến cho mọi người.
 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm