Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/02/2018, 16:50 PM

Bất an lễ hội - Chuyện biết rồi vẫn nói

Theo số liệu thống kê, hiện nay ước tính mỗi ngày trên cả nước diễn ra khoảng 20 lễ hội nâng tổng số lễ hội diễn ra hàng năm của cả nước lên con số 8.000. Một con số rất bất ngờ với nhiều du khách đến với Việt Nam.

Ông Hen Ry Vin Cent, du khách đến từ Pháp cho biết cảm nghĩ sau khi dự lễ hội “Phật bà Nam Hải, Bạc Liêu “…đất nước các bạn có quá nhiều lễ hội, ngoài những điều tốt đẹp, mới lạ, biểu hiện rõ bản sắc văn hóa thuần Việt thì cũng nên chấn chỉnh tình trạng chen lấn, phản cảm, cháy nổ, ô nhiễm môi trường rất mất an toàn cho du khách…”.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân gian, đại đa số lễ hội của Việt Nam mang tính truyền thống tâm linh và được lưu giữ hàng ngàn năm qua.

Nếu như ở miền Bắc có nhiều lễ hội lớn như: lễ hội chùa Hương, chùa Bái Đính, phát ấn đền Trần...thì ở Nam bộ có lễ hội bà chúa Xứ núi Sam (An Giang); lễ chùa bà ở Bình Dương; lễ hội phật bà Nam Hải, lễ hội ngày mất linh mục Trương Bửu Diệp (Bạc Liêu); lễ hội làm chay ở Long An; lễ hội Giàn Gừa (Tp.Cần Thơ)…thu hút rất nhiều người tham gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Ảnh sưu tầm
Chuyện sẽ rất bình thường khi các điểm đến đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh, hướng thiện của du khách thập phương vốn là bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt. Điều đáng nói là nhiều lễ hội đã xuất hiện những hành vi rất phản cảm, phản văn hóa, phạm pháp như: chém lợn ở Bắc Ninh; đập trâu ở Phú Thọ…Bên cạnh đó là tình trạng chen lấn cướp ấn, cướp hoa, sờ vào ấn tín liên tục diễn ra ở khắp nơi dù đã có sự cảnh báo, ngăn chặn của các lực lượng làm nhiệm vụ. Đó là chưa kể đến việc lừa đảo, móc túi, giật dọc, “chặt chém” tại các nơi tổ chức lễ hội thường xuyên xảy đến.

Bà Lưu Thị Hoàng, ngụ tỉnh Bình Dương bức xúc kể “…tôi rất bất bình trước việc nhiều người lừa đảo bằng việc bán chim phóng sinh tại chùa bà Chúa xứ núi Sam, An Giang đã bị bẻ cánh để chúng không bay đi xa được, người bán sẽ bắt lại để bán tiếp cho người khác. Cạnh đó bọn xấu còn trà trộn để bói toán, móc túi dù lực lượng tuần tra làm việc liên tục…”.

Điều đáng nói là cứ vào mỗi dịp lễ hội qui mô lớn sẽ diễn ra cũng có các văn bản của Nhà nước, các bộ ngành có liên quan cùng chính quyền địa phương chỉ đạo và hướng dẫn về việc quản lý và tổ chức lễ hội. Vì sao vậy? Câu hỏi đặt ra là ý thức của người tham gia lễ hội như thế nào khiến cả hệ thống chính trị phải có những văn bản chỉ đạo, kiểm tra nghiêm túc. Vấn đề tiếp theo là diễn biến từ các lễ hội có văn minh, văn hóa, an toàn hơn so với trước?

Công tâm nhìn nhận sự nỗ lực từ các ngành, các cấp, các địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập mà dư luận thường nói nôm na “Chuyện biết rồi, chán lắm, nói mãi”. Những hạn chế, khiếm khuyết trong việc tổ chức lễ hội tuy có nhưng rất chậm và chưa căn cơ. Điển hình là tình trạng tranh cướp phết, thắt cổ trâu, tung lộc, giẫm đạp chen lấn, bán thịt trâu không phải là trâu chọi với giá cắt cổ, đốt vàng mã tràn lan với số lượng lớn, quá sa đà vào đi lễ hội, sử dụng xe công, thời gian làm việc vào lễ hội, chặt chém ở các dịch vụ kinh doanh…vẫn còn diễn ra trước mắt mọi người, xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông. Điều đó cho thấy rằng, công tác quản lý và tổ chức lễ hội không chỉ là công việc có tính thời sự trước mắt, mà còn là vấn đề mang tính lâu dài.

Nhiều chuyên gia tâm lý đã phân tích rất khoa học và khách quan khi cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tình trạng trên là do công tác quản lý lễ hội của chúng ta không theo kịp thực tiễn. Công tác tổ chức còn thiếu sự quy hoạch, phân loại, phân cấp cụ thể, rõ ràng giữa nhà nước với cộng đồng; giữa trung ương với địa phương và cơ sở; trách nhiệm giữa cấp ủy, chính quyền và ngành văn hóa…Cạnh đó công tác truyền thông chưa đồng bộ, chưa kịp thời; Công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân, nhất là lớp trẻ còn chưa hiệu quả; Ý thức của cộng đồng tham gia lễ hội còn có nhiều hạn chế…

Mọi người đều nhìn nhận: Lễ hội truyền thống dân gian là một nét đẹp của dân tộc, là đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng, gắn liền với các sự tích, sự kiện, được hình thành trong lịch sử và được vun đắp, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vì vậy duy trì, phát triển nét văn hóa từ các lễ hội là cần thiết nhưng bên cạnh đó cần có những giải pháp hữu hiệu hơn, sát hợp hơn, quyết liệt hơn thì kết quả mới thành công như mong đợi.

Song Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm