Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bất ngờ thú vị ngày Phật đản

Ngày Phật đản rất vui. Tôi hoan hỉ lắm cho dù không “săn” được những khuôn hình đẹp như mong muốn song được nghe lời Phật trong khung cảnh tự nhiên và vô cùng sâu sắc, bởi một nhà thơ.

Thầy giáo ngữ văn thân thiết hồi thời phổ thông của tôi quê ngoài Bắc, xứ Hải Hưng xưa xa lắc xa lơ có con sông Kinh Thầy sống sâu trong ký ức thầy. Cách một con sông đào, ngày ngày vào chiều tôi hay đi bộ qua hai cây cầu, đến nhà thầy chơi và...học thêm miễn phí. 

Nói “học thêm” vì những dịp như thế thầy tranh thủ nói rất nhiều về văn chương, lý thú hơn cả tiết học chính thức trên lớp. Tôi được xem rất nhiều sách từ thư viện nho nhỏ nhà thầy, đọc thơ của cô con gái cả còn ngoài Bắc, một nhà thơ trẻ. Tình thương con khiến thầy dành cho chị ấy rất nhiều tâm sự...với học trò, rằng chị ấy làm thơ từ bé, chung quê với thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa và từ nhỏ đã được nhà thơ Phạm Tiến Duật để ý khi gửi những trang viết đầu tay.

Với một trò nhỏ đam mê văn chương là tôi, bản thảo những trang viết của một cô gái xa lạ không biết mặt (xa lạ thì...không biết mặt là tất nhiên), khá ấn tượng, đặc biệt ở đầu các trang viết ấy có cả lời phê và chữ ký của nhà thơ họ Phạm nổi tiếng, thế đấy. Không biết thì tò mò, qui luật tâm lý mà, không hiểu nữ nhà thơ con gái rượu của ông giáo đáng kính tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội 1 như thế nào, chị ấy đã viết bao nhiêu tác phẩm và đã làm gì… Thỉnh thoảng gặp thầy cũng có hỏi thăm, khi thì được biết chị ấy đang làm báo ở Quảng Ninh, rồi Thái Bình, đã thôi phóng viên “lên” biên tập rồi… Vậy đó.
 
Mùa Phật đản tôi ôm chiếc máy ảnh kỹ thuật số (mượn của người ta) chạy lung tung trên đường hy vọng chộp được những khuôn ảnh đẹp, nắng nóng kinh người. Đúng ngày ở Tp.Hồ Chí Minh sự kiện trọng thể được diễn ra ở Việt Nam Quốc tự được tường thuật chi tiết trên mạng thì tôi được gặp ..cô con gái thầy, từ Thái Bình vào Nam!

Chú X, con trai út của ông giáo đã mất, giới thiệu người phụ nữ trung niên có vẻ hiền hậu và giống thầy như đúc: chị H đây anh! Tôi đã sững người một lúc mới cất tiếng chào, và chúng tôi, ba người đi bộ quanh hồ rộng trong ánh mai. Câu chuyện xoay quanh và chỉ có nói về Phật. Thế mới lạ, chị không nói về văn chương, về nghề báo mà mình gắn bó và tôi hy vọng được nghe, chỉ nói về Phật pháp: về nghiệp, nhân quả, luân hồi, giác ngộ, chuyển hóa…. Tôi im lặng trong sự thú vị khó tả, không ngờ nữ trí thú đất Bắc, một nhà thơ, lại “quán triệt” lời Phật đến thế, cứ ngỡ được nghe thuyết pháp bởi một giảng sư uyên thâm, thế mới biết sự giác ngộ khiến người ta khai mở và thông tuệ thế nào.

Chúng tôi đi nhiều vòng hồ rộng trong tiếng chim kêu và nhìn những giọt sương trên cỏ, chiêm ngưỡng từng chùm hoa bằng lăng tim tím lủng lẳng trên cao và học pháp nhà Phật. Chị thực sự "giác ngộ", thấy trong lý luận của Phật sự nhiệm mầu, khoa học, triệt để giải thoát, thực sự thuyết phục.

Học về đạo Phật qua các bài giảng của một trí thức đã học qua đủ loại triết học, nghiên cứu đông tây kim cổ từng kém tin sẽ thú vị lắm không? Vì sự nghe có kèm theo niềm vui chia sẻ, thấy giọt nước cam lồ đã thấm sâu và mát lành như thế nào qua sự chân thật. Chị nói nhiều lắm, và đúng giáo lý. Cuối cùng, chia tay, tôi bắt tay chị và nói: “em bất ngờ, cứ nghĩ chị sẽ nói vè..PhạmTiến  Duật và Trần Đăng Khoa chứ!”, chị cười… 
 
Như thế đấy, ngày Phật đản diễn ra long trọng ở Việt Nam Quốc tự và trên cả nước, nơi miền cuối đất nước, tôi được nghe một nhà thơ nói về đạo Phật với những ngôn từ trân trọng nhất, thấu hiểu nhất. Âu đấy cũng là điều rất long trọng, đúng không. Chị cũng nói nhiều về những  ngôi chùa trên đất Bắc mà tôi chưa được đến, những vị tăng, ni ngoài ấy và sự nhiệm mầu. Phật pháp có  ở mọi nơi, sự giác ngộ cũng ở mọi nơi.

Ngày Phật đản rất vui. Tôi hoan hỉ lắm cho dù không “săn” được những khuôn hình đẹp như mong đợi nhưng bù lại được có nhân duyên học Phật trong khung cảnh tự nhiên và vô cùng sâu sắc, bởi một nhà thơ.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nguyễn Thành Công
Bạc Liêu, ngày Phật đản 2015
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hiểu về tâm hỷ

Phật giáo thường thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Phật giáo thường thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Phật giáo thường thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Phật giáo thường thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm