Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/04/2018, 13:39 PM

Bí ẩn của ngôi chùa “dính chặt” vào vách núi ở Trung Quốc

Nhìn bên ngoài, ngôi chùa trông rất chênh vênh nhưng thực ra trọng tâm của chùa nằm trong vách đá cứng.

Chùa Huyền Không tọa lạc trên núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc luôn nằm trong danh sách những điểm đến “thót tim” tại đất nước tỷ dân. Ngôi chùa có tuổi đời hơn 1.400 năm, tuy nhiên được xây dựng lại trong thời nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911). 

Công trình nằm trên vách núi cheo leo, cách mặt đất hơn 50m và chỉ được dựng bằng những chiếc cọc gỗ mỏng manh, đường kính 10 - 20cm. Nhìn từ xa, ngôi chùa giống như được “dán chặt” vào vách núi thẳng đứng, khiến nhiều người không khỏi “tim đập chân run”. Bên trong chùa có tới hơn 80 bức tượng đồng khá nặng, tuy nhiên, chùa Huyền Không vẫn trường tồn cùng thời gian và ẩn chứa nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học và các kiến trúc sư.
 
Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng hơn 150m2 và có 40 điện thờ được bố trí cân bằng để đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ công trình. Nối giữa các điện thờ là một hành lang được xây dựng men theo triền núi và cũng chỉ được chống đỡ bằng cọc và sàn gỗ đơn sơ. Các sử gia Trung Quốc cho biết, lý do người xưa xây dựng ngôi chùa cheo leo này là để chống lại những cơn lũ dữ dội thường quét qua địa phận tỉnh Sơn Tây; đồng thời cũng tránh tuyết và nắng nóng ở khu vực này.

Mỗi một cây gỗ đứng cũng được chế tác công phu không kém, mỗi một điểm đặt móng đều được tính toán một cách kỹ càng, đảm báo chống đỡ được cả ngôi chùa. Có cây gỗ được chế tác để chịu trọng lực, có cây lại dùng để cân đối độ cao thấp của lầu các, có cây lại để gia tăng trọng lượng phía trên, như vậy mới có thể phát huy được tác dụng chống đỡ của nó.
 
Có chuyên gia cho rằng, nhìn bên ngoài chỉ có mười mấy chiếc cột gỗ to bằng miệng bát ăn cơm chống đỡ. nhưng thực ra, có một số cột không chịu lực và trọng tâm thực sự của chùa nằm trong vách đá cứng. Nói cách khác, phần gỗ cắm ở ngoài có tác dụng "đánh lừa", trên thực tế phần lớn thanh xà được cố định trong vách đá kiên cố, chỉ đua ra ngoài hơn 1/3. Nhìn bề ngoài chùa như bị treo trên không, song thực tế trọng tâm của chùa nằm trên núi đá.

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, vị trí của chùa Huyền Không cũng rất đắc địa, nằm tại nơi được mệnh danh là “nhân thiên bắc trụ” (cột trụ phía Bắc kết nối con người với đất trời). Dưới chân núi là eo sông Kim Long với chiều rộng khoảng 1.500m len lỏi giữa rặng núi Thúy Bình Phong gồm hai vách núi thẳng đứng bao phủ một màu xanh biếc. 

Mỗi năm, Huyền Không Tự tiếp đón hàng nghìn khách du lịch từ khắp nơi trong và ngoài Trung Quốc. Không chỉ tới để cầu an, du khách tới đây còn để chiêm ngưỡng một công trình độc đáo và để tận mắt chứng kiến một công trình sáng tạo của người xưa. 

Hà Nguyên
Theo ngoisao.net
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm