Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/12/2017, 04:02 AM

Bí quyết khai mở trí tuệ

Vừa qua, TT.Thích Chân Quang, Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang đã có buổi thuyết Pháp về chủ đề “Bí quyết khai mở trí tuệ” tại chùa Tương Mai, Hà Nội với sự tham dự hơn 4 nghìn phật tử gần xa.

Bài pháp thoại đã chỉ ra tầm quan trọng của trí tuệ trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tâm linh của con người. Đồng thời, chỉ ra những cách thức khai mở trí tuệ, giúp các phật tử có căn cứ để tu học cho đúng đắn, sao cho có được trí tuệ đỉnh cao, nhằm góp sức xây dựng đạo Phật và đất nước ngày càng hưng thịnh.

Mở đầu bài pháp thoại, Thượng tọa khẳng định, để sống trên đời hay để bước trên con đường đạo, chúng ta đều không thể thiếu trí tuệ bởi lúc đó, ta sẽ nhận định, xử lý công việc, đối đãi với con người, đưa ra lựa chọn,… đều thiếu chính xác, thiếu hợp lý. Từ đó, hình thành cái nhân xấu, cản trở cả đường đời lẫn đường tâm linh của ta.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ lý trí, đủ sự sáng suốt và nhạy bén dù từ xưa đến nay chúng ta không ngừng tìm phương pháp để nâng trí tuệ lên. Chính vì trí tuệ có tầm quan trọng rất lớn, nên Thượng tọa mới quyết định xây dựng và giới thiệu bài Pháp thoại này cho phật tử, coi đây như là một gợi ý, giúp mọi người khai mở trí tuệ.

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng người trí tuệ thấp thì khả năng hạn chế, công việc họ có thể làm cũng rất hạn hẹp. Ngược lại, người trí tuệ lớn thì khả năng lớn, sở trường nhiều, lĩnh vực công việc có thể đảm nhận rộng. Nhưng cái rộng và cái hẹp ở đây phải hiểu thế nào cho đúng?

Thượng tọa cho biết, thật ra khái niệm “rộng - hẹp” trong công việc không đi theo chiều ngang mà theo trục cao thấp. Nghĩa là người trí tuệ thấp chỉ nhìn sự việc ở mức trung bình chứ không nhìn lên cao hay nhìn xuống những chi tiết rất thấp được. Còn người trí tuệ cao thì lường trước được những điều rất cao xa, đồng thời cũng nắm rõ những chi tiết rất thấp. Tức là tầm nhìn của họ cứ rộng ra theo chiều đứng như vậy.

Ví dụ, khi muốn giúp người nghèo khó, người nào chọn cách mang lương thực đến giúp thì cái nhìn chỉ dừng lại ở miếng ăn, hoặc hơn nữa là thêm vài bộ quần áo là chấm dứt. Nhưng người có trí tuệ sẽ nhìn rộng hơn. Họ xem người nghèo kia đang ở trong ngôi nhà như thế nào, có còn sức khỏe để lao động không, có nghề nào phù hợp với họ để nuôi sống bản thân lâu dài hay không? Chính vì thấy được cả những chi tiết nhỏ bé đó mà họ đưa ra được những quyết định lớn lao.

Theo Thượng tọa, khi nhận định về mọi việc, nếu ta chỉ nói chung chung ở mức trung bình, chưa thấy được những chi tiết nhỏ hay những điều cao xa thì phải biết trí tuệ mình chưa sáng. Vậy nên, bí quyết để nâng trí tuệ lên chính là tập nhìn những vấn đề rất nhỏ, làm những việc rất nhỏ, dần dần ta sẽ thấu suốt được những điều cao xa, lớn lao hơn. 

Ngoài ra, hãy lường trước hiểm họa ẩn sau từng lầm lỗi nhỏ. Đây cũng là một khía cạnh của trí tuệ. Vậy nên đức Phật từng dạy các Tỳ kheo rằng: “Phải thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt”. Nhưng đa số chúng ta hay cho rằng những lỗi bé không quan trọng nên không thấy được sự nguy hiểm ấn chứa trong chúng.

Ví dụ có người vứt rác ra đường mà không hề áy náy vì sau đó sẽ có người lao công phải đến quét đi. Lỗi này bé, không bị pháp luật kết tội nhưng quả báo về sau vẫn được hình thành. Đó là, sẽ có ngày người vứt rác trở thành người quét rác.

Hay chúng ta cản trở, làm ùn tắc giao thông thì cuộc sống hay công việc làm ăn sau này có ngày bị đình trệ, khó khăn. Tức là những sự phiền toái, bực bội, không thoải mái mà ta gây cho người khác, tường chừng là nhỏ bé nhưng đều được cộng hết vào cuộc đời mình.

Thêm nữa, nếu ta vô ý hay cố tình tạo ra mùi hôi cho cuộc đời thì sẽ có lúc ta phải sinh vào những loài mà cơ thể lúc nào cũng phát ra mùi hôi khó chịu và thường là các loài súc sinh. Ta phải biết rằng, ngoài trí tuệ, đẳng cấp các loài còn được phân biệt bằng mùi cơ thể. Và con người là ít mùi cơ thể nhất so với các loài khác. Nhưng kỳ lạ là trong loài người, có nhiều người rất hôi, khiến người xung quanh phải khó chịu. Thực sự, chính họ đang dần hạ thấp đẳng cấp của mình xuống.

Tiếp đến, để nâng tầm trí tuệ, ta hãy nhận lấy trách nhiệm của mình trong những điều vụn vặt. Thấy đứa trẻ chạy trong sân Pháp hội đông đúc, không có người trông nom, lường hết những mối nguy hiểm có thể xảy ra, dù không quen thì ta vẫn để mắt đến bé. Tức là ta phải tự mình kỹ lưỡng, có trách nhiệm với cuộc đời. Hay khi thấy một cụ già ốm yếu, ta lặng lẽ đi theo để xem cụ đi có vững không và sẵn sàng đỡ cụ khi gặp bậc thềm. Nghĩa là điều gì lọt vào tầm mắt mình đều buộc ta phải có trách nhiệm. Đây là quy định của lương tâm, của trí tuệ, của trời đất. Những điều rất nhỏ nhưng lại chuẩn bị nâng tâm hồn ta thành vĩ đại. Người nào không nhìn ra tránh nhiệm của mình trong những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn, trí tuệ của họ sẽ mãi cạn cợ, bé hẹp.

Điều lạ lùng là khi tâm ta đạt được sự yêu thương, trách nhiệm, tử tế với con người trong những điều rất nhỏ thì bỗng nhiên ta xuất hiện niềm hạnh phúc, niềm hạnh phúc không nói nên lời nhưng tự ta cảm nhận cuộc sống mình bình yên, vững vàng, tự tin hơn. Và trí tuệ tự nhiên sẽ mở ra, cho phép ta dần nhìn được những điều rất lớn trong cuộc sống này.

Thượng tọa nhận định, đây là lý do mà những nhà chỉ huy tài ba, những nhà lãnh đạo xuất sắc đều dạy cấp dưới rằng “nếu không thấy những chi tiết nhỏ thì sẽ không bao giờ làm được việc lớn”. Câu nói này là chân lý. Càng thấy chi tiết nhỏ chừng nào, trí tuệ ta càng lớn chừng nấy.

Chúng ta cũng nhớ lại câu nói của Newton: “Những điều ta biết chỉ là một giọt nước, những điều ta chưa biết là cả một đại dương”. Nghe câu nói này xong, ta càng thêm ngưỡng mộ ông bởi cái trí của ông lớn đến nỗi lường được cả việc mình chưa biết. Học hỏi trí tuệ đó, từ đây mỗi khi nhận trách nhiệm, tính toán, sắp xếp công việc gì, ta hãy liệt kê, chia công việc ra làm nhiều phần nhỏ và tìm ra cả những chi tiết lẩn khuất mà chưa ai mang ra ánh sáng.

Kế đến là điều thiện. Nhìn chung, từ khi sinh ra, ai cũng có nhiều ước mơ. Nhưng khi bước vào cuộc sống thực tế, gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến hầu hết ước mơ của chúng ta bị thu nhỏ lại. Mọi người chỉ còn mong tìm những niềm vui vụn vặt mà thôi. 

Cuộc đời cứ trôi đi, ta sống an phận và vô nghĩa cho đến ngày gặp được Phật pháp, được thắp lên ước mơ trở lại. Đạo Phật cho ta những ước mơ cao xa nhưng rất thực tế, căn bản nhất là những điều thiện nho nhỏ trong tầm tay mình. Điều thiện ấy được chia làm ba phần: một là điều thiện cho chính mình, hai là điều thiện cho chúng sinh, ba là điều thiện với thần thánh. 

Để hiểu điều này, Thượng tọa phân tích: điều thiện với chính mình là diệt trừ những tâm bất thiện, kiểm soát chính mình trong từng điều sâu kín, nhỏ nhặt, cũng như từng ý niệm thầm kín trong tâm.

Chúng ta biết, tâm chúng sinh thì chập chùng những ý niệm xấu, ác. Có thể chúng ta không nhận ra nhưng các vị thần thánh trên cao nhìn thấy rất rõ. Thanh lọc từng ý nghĩ sâu kín trong điều thiện với chính mình là một công việc hết sức vất vả, nhưng ta phải làm bởi rất nhiều ý nghĩ vụn vặt thoáng qua nhưng đều ẩn chứa hiểm họa về sau. Ví dụ, ta xem trọi gà mà thấy thích thú hoặc nghe hai người cãi nhau mà không khuyên can, lại âm thầm cổ vũ một bên, mắng một bên,… là ta đã gieo nghiệp oán thù vào dòng luân hồi của mình dù nó rất nhỏ. Nhưng khi hiểu đạo rồi, những ý niệm nhỏ như thế ta đều phải gột rửa, gạn lọc. Đó là điều thiện với chính mình.

Tiếp đến là điều thiện với chúng sinh. Nó là sự tử tế, ân cần, nhẫn nhục, hóa giải, chịu đựng. Ta dùng từ “chịu đựng” vì con người ai cũng tham, sân, si. Thế nên, ta phải đủ sức chịu đựng sự bất công, sự thù hận, sự ích kỷ nhỏ mọn, sự phản bội giữa cuộc đời phức tạp, đau khổ này. 

Từ xưa đến nay, có biết bao người không chịu nổi cái xấu ác của chúng sinh nên đã gục ngã giữa đường. Nương theo đạo lý Phật dạy và chính bản thân có sự tu tập, như thế ta vừa đủ sức mạnh nội tạng để chịu đựng cái xấu ác của chúng sinh, lại giữ được cái tâm tử tế, yêu thương tràn đầy. Đó là điều thiện với chúng sinh.

Rồi điều thiện với thần thánh. Nó là sự thương kính, dành thời gian lễ bái, tụng niệm, thờ phụng, trang hoàng, ca ngợi, làm theo lời dạy Thánh triết cao cả. Những người đủ duyên phúc sẽ làm được điều thiện lớn lao. Chúng ta chưa đủ duyên phúc thì hãy bắt đầu từ những điều nhỏ trước đã. 

Đó là bí quyết của trí tuệ. Nghĩa là trong 3 điều thiện đó, hãy truy tìm hết những điều mà mọi người bỏ quên, không nhìn thấy. Rồi ta lượm nhặt, làm hết các việc tử tế nho nhỏ đang bị bỏ quên đó. Nó là cái nhân giúp ta mở ra những điều lớn lao hơn. Giống như khi nấu ăn cho mọi người, ta không phải chỉ nấu cho xong bổn phận mà phải luôn cố gắng nấu cho thật ngon để mọi người được ngon miệng. Chỉ với cái tâm đó thôi, cũng tạo thành cái phước giống như bố thí. Hoặc ta có cái tâm sợ người khác chờ lâu, sợ người khác thất vọng, sợ mình thất hứa,… Những điều tưởng chừng rất nhỏ vậy mà đều có nhân quả. Hay khi chăm sóc người ốm, ta mang hết tâm tư, tình cảm, đạo đức của mình vào công việc đó thì càng chăm sóc kỹ lưỡng chừng nào, đạo đức, trí tuệ của ta càng vượt lên chừng đó.

Ngoài ra, cái tâm tôn trọng, biết ơn những người đã phục vụ, giúp đỡ mình; cái tâm yêu thiên nhiên, lúc nào cũng cố gắng gìn giữ môi trường sống; cái tâm thương người, mong ai cũng hơn mình; cái tâm mong cho mọi người đều tài giỏi,…tuy những cái tâm này rất bí mật nhưng không ngờ chúng lại là cái nhân, khởi đầu cho những điều vĩ đại.

Dĩ nhiên, còn nhiều yếu tố khác như làm công đức, lắng tâm trong thiền định, nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta không ngờ rằng, chính việc nhìn đến những chi tiết thấp nhất, tử tế với con người một cách sâu sắc, nhận trách nhiệm với cuộc đời trong từng điều nhỏ nhặt lại mở ra vô số điều lớn lao, nâng tầm trí tuệ của con người lên. 

Có trí tuệ rồi, chúng ta nguyện cùng nhau dùng tất cả trí tuệ, công sức, trái tim mình để xây dựng, cống hiến, hoằng truyền Chánh Pháp, dốc lòng tu tập, bước trên con đường từ bi vô ngã như chư Phật truyền trao.

Thật vậy, với nhiều ví dụ thực tế, Thượng tọa đã mở ra một phương pháp khai mở trí tuệ thật độc đáo nhưng vẫn đúng với nhân quả. Thông qua bài Pháp thoại này, các phật tử càng thêm coi trọng giá trị của trí tuệ. Đồng thời không ngừng tu học, tìm hiểu để nâng tầm trí tuệ của mình lên.

Ngoài ra, bài Pháp đã đề cập đến một vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Chúng ta biết rằng trí tuệ là yếu tố giúp chúng ta đứng cao hơn những loài khác, và giúp nảy sinh ra những ý tưởng sáng tạo. Nhờ đó, mà cuộc sống của chúng ta không ngừng tiến bộ, nâng cao. Để bắt kịp được tốc độ phát triển của thế giới, không còn cách nào khác, chúng ta buộc phải vực dậy trí tuệ, nâng tầm mình lên. Đây là một đòi hỏi, và cũng là một nhiệm vụ bức thiết, tất yếu ai cũng phải cố gắng làm cho bằng được.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm