Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/09/2017, 12:37 PM

Biên niên sự kiện tiêu biểu Phật giáo Việt Nam (2006-2010)

Từ năm 2006 đến năm 2010, hoạt động đối nội và đối ngoại của Phật giáo Việt Nam đã diễn ra rất nhiều các sự kiện quan trọng, qua đó cho thấy được những kết quả đáng kể trong việc phổ biến giáo lý của đạo Phật và xây dựng nếp sống đạo đức trong xã hội. Các hoạt động của Phật giáo đã góp phần ổn định xã hội, thể hiện tinh thần nhập thế “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc” và hội nhập quốc tế. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục vận động tăng ni, phật tử phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, tham gia các phong trào ích nước lợi dân, hội nhập toàn cầu góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn m

Mở đầu

Để góp chung vào danh mục tư liệu tra cứu các sự kiện về Phật giáo Việt Nam, chúng tôi biên soạn tư liệu về Biên niên sự kiện Phật giáo Việt Nam (2006 - 2010). Bài viết sẽ giúp độc giả có được những thông tin một cách có hệ thống, chính xác, ngắn gọn về các sự kiện tiêu biểu Phật giáo Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010.

1. Những sự kiện tiêu biểu Phật giáo Việt Nam năm 2006

1.1. Đối nội

- Trong hai ngày 03 và 04/01/2006, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã tổ chức Hội nghị thường niên kì 4 khóa V. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết với 14 mục, thông qua danh sách Ban tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2550 và kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN.(Giác ngộ, số 313 ngày 26/01/2006; số 314, ngày 02/02/2006).

- Ngày 07/03/2006, tại quận 10, chùa Ấn Quang, trụ sở của Thành hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh chính thức được khởi công xây dựng. HT.Thích Trí Quảng, Trưởng BTS Thành hội Phật giáo Tp.HCM, đại diện các ban ngành của thành phố cùng đông đảo tăng, ni, Phật tử tới dự lễ khởi công (Nhân dân, số 13473, ngày 08/03/2006).

- Ngày 27/05/2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến thăm chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nhân chuyến làm việc tại Quảng Ninh. Tại đây, Thủ tướng và phu nhân đã dâng hương lễ Phật và trồng cây lưu niệm tại Thiền đường (Giác ngộ, số 334, ngày 22/06/2006, bìa 2).

 

- Ngày 27/06/2006, đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Sa môn Trí Hải và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp với Phân viện NCPHVN tại Hà Nội tổ chức. (Đại đoàn kết, số 50, ngày 30/06/2006).

- Trong hai ngày 08-09/07/2006, Hội trại tuổi trẻ Phật giáo lần I - 2006, được báo Giác ngộ &Đoàn giảng sư Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN tổ chức tại khu bãi biển du lịch Lộc An, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. (Giác ngộ, từ số 335, ngày 29/06/06 đến số 338, ngày 20/07/06).

- Ngày 15/07/2006, Học viện PGVN tại Tp.Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã chủ trì Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức”. (Giác ngộ, số 337, ngày 13/07/06).

- Ngày 06/11/2006, tại Hà Nội, Văn phòng I T.Ư GHPGVN và Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN. Tới dự có Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư kí HĐCM; Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN cùng Chư tôn giáo phẩm, tăng, ni sinh HV PGVN tại Hà Nội với hơn 1.000 phật tử. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN), Ban Tôn giáo Chính phủ đã đến dự. (http://www.phattuvietnam.net/)

1.2. Đối ngoại

- Từ ngày 13 đến ngày 16/04/2006, đoàn GHPGVN do HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN dẫn đầu tham dự Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ nhất, do Hội Phật giáo Trung Quốc và Hội trao đổi Văn hóa và Tôn giáo Trung Quốc đồng tổ chức, tại hai thành phố Hàng Châu và Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Giác ngộ, số 328, ngày 11/05/06; Nhân dân, số 18516, ngày 20/04/06).

- Ngày 29/5/2006, đoàn Phật giáo Hàn Quốc gồm 73 vị, thuộc Hội Cựu chiến binh Korea đã được HT.Kim Chung Hoan tổ chức lễ cầu siêu tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, Tp.Hồ Chí Minh.(Giác ngộ, số 332, ngày 08/06/06).- Ngày 06/06/2006, Viện Can dự Toàn cầu Hoa Kỳ (IGE) thăm và làm việc tại trụ sở T.Ư GHPGVN. Tiếp đoàn có HT.Thích Thanh Tứ, TT.Thích Thanh Nhiễu, TT.Thích Gia Quang cùng Chư tôn đức Văn phòng I T.Ư GHPGVN.(Giác ngộ, số 334, ngày 22/06/06, bìa 2).

- Ngày 20/12/2006, đoàn Phật giáo Vương quốc Thái Lan do Hòa thượng Dharmakosajarn, Hiệu trưởng Trường Đại học Mahachulalongkorn làm trưởng đoàn cùng thành viên Hội đồng Tăng già, với hơn 50 chư tăng và cư sĩ, phật tử Thái Lan đã đến thăm Văn phòng II T.Ư GHPGVN. (Giác ngộ, số 361, ngày 28/12/06, bìa 4).

- Ngày 25/12/2006, Đoàn đại biểu Liên hiệp hội Phật giáo Lào do Hòa thượng Bouakham Saribouth - Phó Chủ tịch Liên hiệp dẫn đầu đã sang thăm và làm việc với GHPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh. (Quân đội nhân dân, số 1607, ngày 26/12/06; Hà Nội mới, số 13600, ngày 26/12/06).
 
2. Những sự kiện tiêu biểu Phật giáo Việt Nam năm 2007

2.1. Đối nội

- Trong hai ngày 16, 17/01/2007, T.Ư GHPGVN, phối hợp cùng Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tổ chức Hội thảo kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN tại Văn phòng 2 T.Ư GHPGVN- Thiền viện Quảng Đức, Tp.Hồ Chí Minh. (Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2007, tr. 74; Công tác tôn giáo, số 1+2/2007, tr. 116).

- Ngày 20/2/2007, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai đã đến Tp.HCM, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai (20/2-9/5) với nhiều hoạt động tại 3 miền. (Giác ngộ, số 378, ngày 26/4/2007; ĐĐK cuối tuần, số 553, ngày 29/4/07; Giác ngộ, số 379, ngày 3/5/2007).

- Ngày 13/12/2007, Lễ khai mạc trọng thể Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2007 - 2012) diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội, với sự tham dự của hơn 1000 đại biểu đến dự đại diện cho các tỉnh, Thành hội Phật giáo cả nước và ngoài nước. (Giác ngộ, số 412, ngày 20/12/07).

2.2. Đối ngoại

- Ngày 26/05/2007, Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Bauđa-mon-thon, tỉnh Na-khon Pa-thổm, phía Tây thủ đô Băng Cốc, Thái Lan. Đoàn Việt Nam tham dự với hơn 100 tăng, ni, phật tử đại diện ba miền, các trường Đại học Phật giáo, đoàn Việt Nam tham gia tích cực với nhiều hình thức khác nhau, đồng thời là thành viên Ban tổ chức Hội nghị. Chủ đề Hội nghị Phật giáo quốc tế lần thứ 4 là:“Phật giáo đóng góp tích cực vào sự điều hành và phát triển”. (Nhân dân, số 18912, ngày 27/5/07).

- Ngày 04/09/2007, đoàn Bộ Tôn giáo Indonesiado ông Bahrulhayat, tiến sĩ, Thứ trưởng, Tổng Thư ký Bộ Tôn giáo cùng 7 thành viên gồm lãnh đạo các Vụ Hồi giáo, Hindu, Phật giáo, Tin Lành, Thiên Chúa giáo đã tới thăm và làm việc tại trụ sở T.Ư GHPGVN, chùa Quán Sứ, Hà Nội. (Giác ngộ, số 398, ngày 13/9/07).

3. Những sự kiện tiêu biểu Phật giáo Việt Nam năm 2008

3.1. Đối nội

- Ngày 27/11/2008, tại Khu di tích danh thắng Yên Tử đã diễn ra ngày lễ chính của Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tới dự buổi lễ có ông Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm... HT.Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ, Chánh thư ký HĐCM, HT.Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN.... cùng đại diện các tăng ni, phật tử, đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành tỉnh Quảng Ninh, một số tỉnh trong cả nước. (Nhân dân, số 19456, ngày 28/11/2008).

- Ngày 19/10/2008 và 20/12/2008 đã diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ tại huyện đảo Phú Quốc, Đại lễ do T.Ư GHPGVN, BTS THPG Kiên Giang và Tổ đình Vĩnh Nghiêm tổ chức. Cũng trong năm 2008, nhiều đại lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn được tổ chức trên khắp cả nước như Ngã Ba Đồng Lộc, Nghĩa trang Trường Sơn, chùa Bà Đá (Hà Nội), sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), sông Lục Đầu (Hải Dương), Sơn Mỹ (Quảng Ngãi), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế)… (http://www.phattuvietnam.net/).

3.2. Đối ngoại

- Ngày 14/5/2008, tại trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2008 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và hơn 3500 đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. (Nhân dân, số 16905, ĐĐK, số 73).

- Từ ngày 20/8 đến 10/9/2008, Đoàn GHPGVN sẽ có chuyến đi hoằng pháp 5 nước châu Âu như Cộng hoà Séc, Ba Lan, Hungary, Ucraina và Nga. Đây là chuyến hoằng pháp quốc tế quy mô lớn nhất trong lịch sử GHPGVN kể từ khi thành lập.(https://giacngo.vn).

4. Những sự kiện tiêu biểu Phật giáo Việt Nam năm 2009

4.1. Đối nội

- Tới Việt Nam ngày 8/3/2009, sau khi trưng bày tại Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Đà Nẵng cùng các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Tháp, ngày 16tháng 5, tượng Phật ngọc Hòa Bình đã được chuyển tới chùa Phật Tích (Bắc Ninh). (Giác ngộ, số 488, ngày 6/6/2009).

- Ngày 9/5/2009 (15/4 Âm lịch), Đại lễ Phật đản 2553-2009 đã long trọng diễn ra tại quảng trường 1/5, Hà Nội. Năm nay là năm đầu tiên, tăng ni, phật tử Thủ đô đón mừng Đại lễ Phật đản sau khi đã hợp nhất Phật giáo Hà Nội với Phật giáo Hà Tây (cũ) nên sức cộng hưởng của lễ hội thật lớn.(Sài Gòn, số 11456, ngày 9/5/2009).

- Ngày 9/5/2009 hơn 10 nghìn tăng ni, phật tử Tp.HCM tham dự đại lễ Phật đản PL2553 do BTS THPG và Văn phòng II GHPGVN tổ chức. (Nhân dân, số 18615, ngày 10/5/2009).

- Ngày 16-12-2009, Đại lễ tưởng niệm 701ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn được cử hành trọng thể tại nhiều nơi trong cả nước. Tại chùa Đạo Nguyên, Tp.Tam Kỳ, Quảng Nam, BTS PG tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức đại lễ tưởng niệm. Tại chùa Trùng Khánh, Tp.Kom Tum, BTS PG tỉnh cũng tổ chức đại lễ tưởng niệm 701 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; Tại Thiền viện Quảng Đức, Tp.Hồ Chí Minh, Văn phòng 2, T.Ư GHPGVN tổ chức kỷ niệm 701 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, hàng trăm tăng ni, phật tử đã tham dự; Tại chùa Hoa Yên, khu Di tích Yên Tử, thị xã Uông Bí, T.Ư GHPGVN tổ chức kỷ niệm 701 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn và khởi công xây dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại An Kỳ Sinh; Tại đền thờ Thần Nhân Tông (núi Ngũ Phong, phường An Tây, Tp.Huế), BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Công ty cổ phần Văn hóa, Du lịch Huyền Trân tổ chức lễ tưởng niệm 701 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn; Tại chùa Phật Ân (Tp.Phan Thiết), BTS Phật giáo tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 701 ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn… (Nhân dân, số 19835, ngày 17/12/2009) (Tiền Phong, số 343, ngày 9/12/2009).

4.2. Đối ngoại

- Ngày 26/10/2009, Đại sứ Pakistan ShahidM.G.Kiani thăm GHPGVN tại trụ sở T.Ư GH chùa Quán Sứ. Ngài Shahid M.G.Kiani bày tỏ lòng quý mến, kính trọng đối với sự phát triển của GHPGVN, đồng thời chia sẻ, giới thiệu về tôn giáo, con người và văn hoá đất nước Pakistan. (Giác ngộ, số 509, ngày 31/10/2009).

- Ngày 18/12/2009, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm các lãnh tụ Phật giáo Campuchia gồm Đại Tăng thống dòng Mohanikai Samdec Tep Vong và Đại Tăng thống dòng Thommayutnlkai SamdecBukri của vương quốc Campuchia. (Giác ngộ, số 517, ngày 26/12/2009).

- Ngày 28/12/2009, tại nhà truyền thống Văn hoá thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh khai mạc “Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI - Sakyyadhita XI”. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi thư chúc mừng. (Giác ngộ, số 518, ngày 2/1/2010).

5. Những sự kiện tiêu biểu Phật giáo Việt Nam năm 2010

5.1. Đối nội

- Ngày 28/5/2010, tại Cung văn hóa Hữu Nghị, T.Ư GHPGVN và Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức trọng thể mừng Đại lễ Phật đản năm 2010.(Nhân dân, số 19994, ngày 29/5/2010).

- Ngày 29/6/2010, Hội thảo khoa học “Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước” do Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp với Sở Nội vụ, BTS Phật giáo tỉnh Ninh Bình tổ chức tại chùa Bái Đính. (Ninh Bình, số 3769, ngày 30/6/2010).

- Đại lễ Phật đản kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra từ ngày 27/7 đến 2/8/2010 tại Hà Nội. Hơn 1 vạn tăng ni, phật tử và quần chúng đã về dự tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là Đại lễ quy mô với gần 50 sự kiện, nghi lễ, hoạt động văn hóa lớn. (Công an nhân dân, số 1828, ngày 29 /7/2010).

- Ngày 29/7/2010, trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Phân viện NCPHVN tại Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long-Hà Nội”. (Hà Nội mới, số 14889, ngày 30/7/2010).

5.2. Đối ngoại

- Ngày 25/3/2010, ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XII cùng Tăng đoàn dòng truyền thừa Drukpa (Bhutan) thăm và hoằng pháp tại Việt Nam. Đoàn đã thăm và hoằng pháp tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An và theo lịch trình, phái đoàn có mặt tại chùa Phổ Quang (quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh), Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng… (Giác ngộ, số 530, ngày 27/3/2010).

- Trong hai ngày 6 và 7/4/2010, đoàn Đại biểu cấp cao GHPGVN do HT.Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký HĐCM làm trưởng đoàn đã viếng thăm chính thức Giáo hội Tăng già Myanmar nhằm thắt chặt mối quan hệ gắn kết giữa Phật giáo hai nước. (https://giacngo.vn/).

- Ngài Lạt ma Dhakpa Tulku Rinpoche thăm chính thức Việt Nam lần thứ 2 vào ngày 25/5/2010. Ngài Lạt Ma Dhakpa Tulku Rinpoche cùng Tăng đoàn truyền thừa dòng Geluk Phật giáo Tây Tạng - Ấn Độ đã hoằng pháp tại tỉnh Bình Dương. Trong 2 ngày thuyết giảng, đức Lạt Ma đã giới thiệu về Quan Âm Bồ Tát và cử hành lễ cho quốc thái dân an trước khi dời Bình Dường đến Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Hà Nội và Bắc Ninh (Giác ngộ, số 539, ngày 29/5/2010).

- Tổng thống Nga Medvedev viếng chùa Trấn Quốc (Hà Nội) vào chiều ngày 30/10 nhân chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao không thường niên ASEAN - LB Nga lần thứ 2 và thăm chính thức song phương Việt Nam. Tổng thống Nga đã được TT.Thích Thanh Nhã, Phó BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội, trụ trì chùa Trấn Quốc cùng đông đảo tăng chúng và phật tử thủ đô nồng nhiệt chào mừng. (Giác ngộ, số 562, ngày 6/11/2010).

- Ngày 9/11/2010 đã diễn ra lễ đón rước 3 tấm áo cà sa của đức Phật từ Ấn Độ về Việt Nam. 3tấm áo cà sa được dệt bằng các loại tơ lụa quý, mỗi tấm dài 10 mét. Đây là 3 tấm áo đang mặc cho bức tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dát vàng tại thánh tích Kushinagar (Nhân dân, số 20158, ngày 10/11/2010).

- Ngày 14/11/2010, Hoàng gia Thái Lan dâng y Kathia tại Việt Nam tại chùa Tam Bảo, quận Hải Châu nhân lễ mãn hạ an cư của chư tăng Phật giáo Nam Tông. Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Pisanu Chanvitan và phu nhân, Tổng lãnh sự Vương quốc Thái Lan tại Tp.Hồ Chí Minh cùng Bộ Ngoại giao Vương quốc Thái Lan đến cúng dường và dâng y Kathia. Dâng y Kathia là truyền thống tốt đẹp, có ý nghĩa lâu đời của Phật giáo Theravada và đây là lần thứ hai Phật tử Vương quốc Thái Lan sang Việt Nam thực hiện nghi lễ này (Giác ngộ, số 564, ngày 20/11/2010).

- Ngày 24/1/2010, T.Ư GHPGVN đã gửi thư chia buồn với nhân dân Campuchia đến HT.Tep Vong, Đại tăng thống Phật giáo Vương quốc Campuchia, Tổng lãnh sự quán Vương quốc Campuchia tại Tp.Hồ Chí Minh về thảm họa xảy ra trong đêm lễ hội nước Bon Om Touk ở đảo Kim Cương, thủ đô Phnom Penh đã khiến hàng trăm người chết và bị thương (Giác ngộ, số 566, ngày 4/12/2010).

Kết luận

Từ năm 2006 đến năm 2010, hoạt động đối nội và đối ngoại của Phật giáo Việt Nam đã diễn ra rất nhiều các sự kiện quan trọng, qua đó cho thấy được những kết quả đáng kể trong việc phổ biến giáo lý của đạo Phật và xây dựng nếp sống đạo đức trong xã hội. Các hoạt động của Phật giáo đã góp phần ổn định xã hội, thể hiện tinh thần nhập thế “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc” và hội nhập quốc tế. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục vận động tăng ni, phật tử phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, tham gia các phong trào ích nước lợi dân, hội nhập toàn cầu góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Chử Thị Kim Phượng*
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2017
-
* Thạc sĩ - Viện Nghiên cứu Tôn giáo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Tư liệu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Xem thêm