Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bình đẳng người tu có "sao" và "vạch" không?

Từng sống ở chùa, được duyên may nếm chút vị ngọt của phật pháp và trăn trở nhiều với những đa đoan hãy còn trong cảnh tu nhiều nơi được chứng kiến, tôi có một câu hỏi đau đáu trong đầu: Khái niệm “bình đẳng” trong Phật giáo được hiểu như thế nào cho đúng?

Công bằng, bình đẳng là một khát vọng lớn lao của nhân loại xuất hiện cùng lịch sử loài người, gay gắt từ thời hồng hoang. Rất nhiều cuộc cách mạng xã hội tốn bao xương máu đã nhân danh công bằng để dựng cờ và không thể phủ nhận có tiến bộ xã hội nhất định sau những nỗ lực ấy cho dù đích đến, một bình đẳng thực sự và cụ thể còn tương đối lắm.

Bình đẳng là một phạm trù rộng chi phối mọi mặt của đời sống nhân loại, bình đẳng giới, bình đẳng trước pháp luật cho các giai tầng xã hội, bình đẳng giữa các quốc gia.

Ấy thực sự là một trong những giấc mơ vĩ đại nhất trong tâm khảm bao người từ bậc triết gia đến người bần cùng nhất. Nhưng trớ trêu thay, cũng như mọi sự trên đời này, sự hiểu và đích hướng đến bình đẳng cũng muôn màu muôn vẻ không như nhất và phải chăng đấy là một trong những nguyên nhân khiến nỗ lực hướng đến bình đẳng bị cản ngại?
 
Như đã nói, không chỉ Phật giáo mới quan tâm và đặt vấn đề về bình đẳng, nhưng chính Phật giáo quan tâm rất sớm đến bình đẳng trong thân phận làm người và bi kịch bất bình đẳng xã hội.

Dưới góc nhìn ấy có thể xem việc Đức Chí Tôn phát hiện ra khổ đau mênh mông giữa cuộc sống vương giả trong cung đình của mình và nước mắt ở các cửa thành là phát hiện về bất bình đẳng xã hội.

Người thấy tâm không an trước độ cong vênh một trời một vực giữa phận vương giả và thứ dân bần hàn, động cơ ấy dưới góc độ nào đấy cũng có thể nói đức Phật nhận thức được thực trạng bất công, đau khổ và đã mang tâm tưởng của một bậc muốn làm cách mạng xã hội trong bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại. Động cơ ấy khiến hành trình dân thân gian khó để có một học thuyết vĩ đại tỏa sáng muôn đời mang trong mình một khía cạnh giải phóng và bình đẳng cho nhân sinh. Người buông xả hết thảy những vướng víu của đặc quyền đỉnh cao, đời sống hưởng thụ và quyền lực, bỏ hết để ngang bằng một con người bình thường nhất trong xã hội thời ấy, một người nghèo khổ nhất  trong những người nghèo khổ.

Đức Chí Tôn không hề mong cầu nhờ tu chứng mà lên đến một đỉnh cao mới về vật chất vì những gì người đã từng có và từ bỏ đã là đỉnh cao, người muốn hướng đến và thực tế đã đạt được một đỉnh cao khác: Hạnh phúc tâm hạnh phúc tinh thần của sự giải thoát và mang ánh sáng giải thoát cho đời đời.

Nghiên cứu kinh điển Phật giáo có lẽ việc tìm kiếm một câu chữ bất kỳ mô tả đời sống hưởng thụ, phân biệt đẳng cấp giữa đức Phật và các môn đệ là việc vô cùng khó khăn và không có kết quả vì thực tế không có tình trạng ấy, đức Phật bình đẳng với mọi người, hạ mình xuống để cứu độ chúng sinh.

Đời sống Phật giáo ngày nay đứng trước những thử thách lớn lao khi tác động của xã hội đang vận động quá nhanh trước tiến bộ khoa học công nghệ và xuất hiện các trào lưu mới, đối tượng phật tử cũng nằm trong lòng xã hội và nói chung việc Đạo như muôn đời không thể thoát ly đời sống trần gian với vô vàn phiền não.

Thách thức ngày nay quá lớn nếu so với cuộc sống xã hội Ấn Độ thời cổ với cấu trúc xã hội đơn sơ và đời sống vật chất còn thuần phác cho dù sinh, lão, bệnh, tử và mọi quy luật liên quan đến đời sống nhân sinh là như nhau. Sự bất bình đẳng trong xã hội hiện đại thấy rất rõ, và buồn thay, như đã nói chốn tu hành không phải là ngoại lệ.

Không ai cấm kể cả giới luật và pháp luật lẫn đạo đức xã hội, nhà sư có thể khai thác tiện nghi vật chất để sinh tồn và phục vụ việc tu hành được thuận lợi hơn, điều ấy là thậm chí hợp lẽ, bình thường. Chùa chiền khang trang, ngân quỹ dồi dào, phương tiện vật chất đủ là những thuận duyên cơ bản để việc tu tập tinh tấn và hoằng pháp có hiệu quả trong xã hội hiện đại. Những ô tô sang trọng với máy lạnh êm ru, điện thoại thông minh và phòng nghỉ sang trọng  trong thiền môn, ít ra là với tôi, không thành vấn đề, thậm chí phật tử thành tâm còn có thể tìm thấy niềm vui và sự hỉ lạc cao khi biết thầy mình được an lạc, không đến nỗi quá khổ sở vô lý do thiếu thốn.

Nhưng lên án giới tu sĩ về vấn đề này không nghiêm túc và thực ra, bóng dáng sự đố kỵ rất rõ. Tu sĩ là con người, sự cúng dường hợp lẽ được luật pháp công nhận và giúp cho việc tu tập tốt hơn mà thôi. Người đời, ở khoảng cách nào đấy với giáo lý nhà Phật, xuất phát từ chỗ hiểu cạn rằng đã tu thì phải khổ hạnh tuyệt đối như những mô tả thời cổ đại trong phim ảnh và sách vở để đòi hỏi người tu thế này thế nọ là thậm vô lý, mỗi thời mỗi khác, chỉ có giáo lý lời Phật để lại là bất di bất dịch.

Vấn đề tôi muốn nói đến nằm ở chỗ khác, ấy là sự san sẻ phân bổ nguồn lực từ cúng dường, tự túc, hỗ trợ... Không được công bằng ngay trong chính cơ sở tôn giáo, trong nội bộ người tu để thuận duyên đến với mọi người, ai cũng có vé trong cỗ xe đến với Phật chứ không có cảnh người đi bộ dưới trời nắng và người trên xe máy lạnh còn nhiều chỗ trống - đấy là lạm ngôn nói một cách hình tượng.

Có thể nói rộng ra trong sự san sẻ công bằng trong từ thiện nhân đạo, nước cam lồ đến đều khắp chúng sinh; cũng có thể nói cụ thể hơn đến thái độ tiếp đón phật tử đến chùa chiền từ những thân phận xã hội rất khác nhau... Tóm lại, vấn đề không phải hưởng cái gì và bao nhiêu mới đúng mà nằm ở chỗ mọi người có được hưởng thụ như nhau không, cho dù là như nhau một cách tương đối?

Sức mạnh Phật pháp nằm ở chỗ đề cao tình thương, lòng nhân ái và sự giải thoát bình đẳng cho mọi nhân sinh, thương yêu trùm khắp vũ trụ, trải ra các loài, đến côn trùng cũng không bỏ sót. Lý tưởng Phật giáo hấp dẫn ở chỗ ấy và đức Phật đã chứng minh rằng giấc mơ đẹp đẽ như vậy khả thi. Người đã sống được như vậy chứ không chỉ là câu chữ, giáo điều. Nếu sự bình đẳng trong lời Pháp chỉ là giáo điều thì sự hấp dẫn nhân sinh không nhiều, vì nó sẽ rơi vào một lý thuyết không tưởng vốn nhan nhản trên đường đi của nhân loại.

Đau lòng mà thừa nhận rằng đời sống Phật giáo đang mang trong mình sự bất bình đẳng, tôn ti trật tự, kỷ cương, chữ lễ miền bàn, ấy là hợp lẽ; nhưng phân cách, khoảng cách, sự lạnh lùng và rạch ròi như chốn công quyền vốn chênh nhau từng chấm hệ số lương và sao vạch trên ve áo có lẽ không cần bàn cũng thấy không hợp với chốn tu hành, nó có hại cho sự tinh tấn và nói chung, Phật giáo chưa bao giờ chủ trương điều đó dưới bất cứ hình thức nào. Nếu kêu gọi, hô hào bình đẳng bác ái mà dưới mái thiền môn không có điều đó thì sự kêu gọi ấy là gì? Không dám nghĩ đến câu trả lời.

Tôi có trao đổi vấn đề này với một vị tu sĩ xin giấu tên, người từng có 10 năm tu học công phu ở một thiền viện nổi tiếng và hiện có một chỗ tu tập. Vị ấy rất coi trọng việc tiếp ai và tiếp như thế nào, nghi lễ nhiêu khê như chính khách cho dù cửa thiền của sư ít khách hành hương, vắng hoe. Sư nổi sân khi nghe tôi đặt vấn đề vì với Ngài như thế là phạm thượng! “Bình đẳng trên nhân quả”, sư nói và giải thích: “Tức là người đáng hưởng được hưởng, không thể có cào bằng. Người tu lâu, phước lớn, hay tích lũy từ nhiều đời kiếp trước, xứng đáng được hưởng; anh ít phước, hẩm hiu là bình thường, sao lại đòi hỏi?”. Tôi hụt hẫng và có bất ngờ chút ít, với vị tu sĩ này chuyện đời chuyện đạo không có khoảng cách, tu cũng một con đường thậm chí là đường tốt đến công danh lợi lộc. Tôi sai khi hỏi hàm hồ hay vị sư ấy ...

Bình đẳng trên nhân quả được hiểu như thế nào cho đúng, có phải là một câu hỏi nghiêm túc không?

Nguyễn Thành Công

Ghi chú: Bài viết thể hiện góc nhìn, cách hành văn riêng của phật tử sinh sống tại Cà Mau
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Phật giáo thường thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Xem thêm