Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/01/2018, 21:25 PM

Bộ não và sự giác ngộ?

Insula (Latin is island, hòn đảo) là bộ phận tối quan trọng cho sức khỏe và cảm thức của con người. Nó làm cho chúng ta trở thành nhân sinh, là người thay vì chúng sinh, thú vật.

Có thể, cái ốc đảo insula cũng là nguyên nhân của vô minh, đau khổ hay anh minh, hiểu biết của con người?

Đức Phật cũng đã dạy rằng phải “tự thắp đuốc trí tuệ” soi đường cho chính mình, tự mình xây “ốc đảo” làm nơi an trú cho chính tâm mình.
 
Một ngày rất gần những smartphone, computer, tivi trở thành lỗi thời như những kỹ thuật khoa học khác trong quá khứ vì tất cả khả năng thần thông thiên lý nhãn, vạn nhĩ thông, một niệm là vượt mọi cõi không gian, thời gian trong tam giới này sẽ được kỹ thuật khoa học và y khoa cấy trực tiếp vào ở trong tâm não của chúng ta.

Chúng ta không cần làm việc vì tiền vì muốn gì được nấy. Chúng ta sẽ biết xử dụng khả năng của tâm tạo mà không cần phải tu hành mới ngộ được. Ngay cả, một niệm là tới để tai nghe, mắt thấy đức Thế Tôn thuyết pháp live?

Tuy nhiên, trí tuệ, an tâm, kiến tánh, giác ngộ, và giải thoát là điều mà khoa học hiện đại vẫn chưa theo kịp Phật giáo.

Khám phá, khai kiến được “ốc đảo insula sáng soi” là chinh phục cả vũ trụ mà khoa học kỹ thuật của cái đám nhân sinh vô minh không bao giờ giác ngộ được. 

Văn minh kỹ thuật còn vô minh, cố chấp, dựa vào sắc tướng và suy luận nhị nguyên nên còn xa vời, vô duyên với Phật pháp.

Tuy họ có một chút khái niệm về vô tướng qua suy luận tương tự như lý nhân duyên - vì cái này có (đo đạt được, gravitational wave) nên suy ra cái kia (dark matters, and dark energy) có khả năng hiện hữu tuy hiện nay khoa học chưa thấy được để chứng minh cái không.

Nếu còn bám trụ vào những lý luận cổ điển ở trên, khoa học sẽ không bao giờ vượt qua được tốc độ của ánh sáng để đi tới những chiều không gian cao hơn.

Khoa học đã biết phi vật chất có thể đi xuyên qua vật chất (như x-ray, và những tia tử ngoại tuyến) nhưng chưa biết biến chế/transform/luân hồi “vật chất” để đi xuyên qua vật chất vì không vượt qua được tốc độ của ánh sáng.

Khoa học dùng phương tiện sắc tướng để giải quyết vấn đề của vô sắc tướng. Vì vô minh nên họ không nhận biết là vô sắc tướng không có vấn đề. Chỉ có sắc tướng mới có vấn đề. Có như vậy thật không hay không có thật như vậy?

Đây là tư tưởng sai lầm của khoa học, đưa đến ngõ cụt, đoạn kiến, nan giải của khoa học kỹ thuật. Nơi mà khoa học dậm chân tại chỗ trong khi đó Phật giáo đã vượt qua khoa học từ lâu.

Khoa học may ra có thể chứng minh được số không chứ còn lâu mới chứng minh được cái không. Nói gì tới không của không.

Vấn đề này nó đơn giản như là hai mặt của một đồng tiền đối với Phật giáo mà đức Phật đã quán thấy biết và giải thích hơn 2600 năm nay.

Tất cả từ không mà có. Rồi vì sở trụ vào có nên không còn thấy được không.

Đó là ý nghĩa của đáo bĩ ngạn để thấy lại tự tánh, lúc mà trời đất chưa sinh, cha mẹ chưa có thì cái gì là bản lai diện mục của tâm?

Nhiều học giả đã đề cập đến chủ đề này rồi nhưng tôi tự tin, tôi là người đầu tiên đã chứng minh khoa học qua Phật pháp rất logic đúng với tinh thần khoa học đồng thể với triết thuyết của Phật giáo. 

Triết lý không là khoa học. Khoa học không là triết lý. Khoa học là triết học. Triết học là khoa học. Khoa học là khoa học. Triết lý là triết lý. Đó là phương trình khoa học, và cũng là lý luận độc nhất vô nhị tự cổ chí kim của Bát Nhã Tâm Kinh.

Tôi đồng tâm với những học giả tiền bối, và tôi tái khẳng định rằng: Phật giáo không những đã chứng minh khoa học và còn vượt xa khoa học nơi khoa học chưa thể tiến xa hơn được nữa.

Một pháp sư Ấn Độ khác, Ngài Vô Trước không biết đến khoa vật lý hữu cơ hiện nay, Ngài chỉ nói về siêu hình và triết học. Điều quan tâm của Ngài là thế giới mà mọi người cho là vật chất thực ra không có thật thể mà chỉ là một khái niệm.

Khi mà tất cả chỉ là khái niệm ảo thì những điều mà chúng ta tưởng là điên đảo mộng du (day dream) có gì không thể là... không ảo?

Vậy thì, hình như ‘khái niệm’ tạo ra vật chất? Mà nếu cái khái niệm vật chất đó chỉ là ảo thì ngay cả cái ảo khái niệm đó cũng có thể không thật sự ... là ảo, mà thật ra chỉ là khái niệm ngoài khái niệm và khái niệm trong khái niệm? Những khái niệm đó triệt tiêu thành Vô Khái Niệm?

Lê Huy Trứ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm