Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/04/2013, 09:36 AM

Bố tôi đã "xin" được Quy Y trước lúc lâm chung

Sau khi Quy y, có nhiều biến chuyển lạ. Ngày định mệnh rồi cũng đến, hôm đó mùng 10 Tết, sáng mẹ chị tươi tỉnh, hồng hào. Hai mẹ con trò chuyện khá lâu, mẹ chị nói một câu, chị nhớ rõ từng từ: “Con ạ. Cuộc đời như là một cái nơm chụp, cố mãi mà không ra được”

Nhân duyên gặp sư huynh Chánh Pháp, đạo hữu đồng tu cùng đạo tràng Như Lai Thanh Tịnh Thiền, trong dịp cúng lễ chung thất - 49 ngày  mẹ của một chị bạn; trong nhiều câu chuyện hàn huyên, sư huynh có nhắc đến những mẩu chuyện có thật: Nhiều người xin được Quy Y Tam Bảo, phát tâm Quy Y trước lúc lâm chung. Trong đó có mẹ chị bạn của sư huynh, cụ bà Lê Thị Ty là một ví dụ.

Một “mâm” 6-7 người, lúc này khách đã về gần hết, chúng tôi ngồi đàm đạo, chỉ có ấm trà mạn. Nghe chuyện sư huynh, tôi mạn phép cùng được chia sẻ, vì chung dòng cảm xúc, xin phép mọi người chia sẻ chuyện của mình. Chuyện bố tôi xin được Quy Y trước lúc lâm chung…



Trước khi mất chừng gần hai tuần, khi đó khoảng cuối Tháng 9 năm Kỷ Sửu; như thường ngày, kể từ khi bố phát bệnh nặng hơn, căn bệnh ung thư dạ dày từng ngày thường trực  tách rời bố khỏi trần thế. Hai bố con đều đặn nghe Kinh Dược Sư mỗi tối. Trước khi đi ngủ, hai bố con tâm sự, chuyện trò, và không quên niệm A Di Đà Phật rồi mới ngủ. Một tối muộn, chừng hơn 23h, bố chợt hỏi tôi: Dũng ơi! Bố muốn đến chùa làm lễ thì làm thế nào? Tôi chưa hiểu ý, hỏi bố: Bố còn khỏe, sao phải đến chùa làm lễ ạ? - Tôi cũng khá ngạc nhiên, vì trước đó bố tôi gần như chưa bao giờ đi chùa và cũng ít tin chuyện tâm linh.

Bố tôi trả lời ngắn, nhưng rõ ý, dứt khoát: Bố muốn được đến chùa làm lễ như con từng kể, và được ban tên nhà Phật con ạ! À, tôi hiểu ra, bố muốn được Quy Y Tam Bảo.

Lúc đó không biết mừng quá, hay run rủi thế nào, tôi thật thà chia sẻ cùng bố: Bố ạ. Bố bệnh vậy, đi lại khó khăn, con bận đi làm, mà hứa với bố, không đưa bố đến chùa làm lễ được thì mang tội. Nhà mình thì chưa ai thuận duyên, có thể hiểu mà đồng cảm cùng bố. Theo con, bố nên nghĩ đến một ngôi chùa nào đó mà bố thấy gần gũi, gắn bó mang lại cảm giác thoải mái, an nhàn; bố hướng đến Tam Bảo của chùa, xin Quy Y tại Tâm. Con biết đến đâu, hỗ trợ bố đến đó. Rồi hai bố con cùng lắng lòng lại chừng dăm phút. Đồng niệm A Di Đà Phật!(1)

Khi bố hỏi: Được chưa con. Tôi khẽ trả lời: Dạ, con xin cho bố pháp danh là Giác Tâm nhé. Vì con nghĩ, giác ngộ từ tâm mới tốt bố ạ. Bố tôi cười tươi, gật gù, nét mặt rất hoan hỷ.

Trở lại câu chuyện của sư huynh Chánh Pháp, hôm nay đúng 49 ngày mất của cụ bà Lê Thị Ty, địa chỉ tại số nhà 10, ngõ Đội Cung, Hà Nội. Con gái của cụ kể chuyện: Cũng là nhân duyên, cuối năm rồi, Tỷ kheo Thích Minh Siêu - Tịnh Xá Ngọc Thiền - Đà Lạt có dịp ra Hà Nội, tổ chức khóa tu thiền ngắn ngày.

Khóa tu ngắn dịp cuối năm được tổ chức ở nhà huynh Chánh Pháp. Một buổi chiều, vợ chồng chị bạn đến chơi, khi vừa kết thúc thời thiền, cũng là hoàn mãn một ngày tu tập. Trong lúc trò chuyện, chia sẻ, huynh Chánh Pháp có tác ý, nói với chị bạn: Hỏi Thầy Minh Siêu xem, cụ bà ốm vậy, chưa biết lúc nào… có duyên thì Quy Y cho cụ, tốt lắm đấy.

Mới đầu, chị bạn còn chưa mấy thông suốt, rồi thuận duyên, một ngày Tháng 11 Âm lịch năm 2012, chị tỉ tê, trò chuyện với mẹ, chia sẻ sự thấy-biết của mình về đạo Phật, về Quy Y Tam Bảo. Nghe có vẻ xuôi xuôi, mẹ chị bảo: Con mời Thầy đến làm lễ cho mẹ nhé!

Chẳng chọn ngày, nhưng vô hình hôm Thầy Minh Siêu đến làm lễ đúng vào ngày Rằm tháng Chạp. Thấy có Sư đến nhà, cụ bà buột miệng: Định làm cho tôi chết sớm à?. Con cháu bối rối, chưa biết nên thế nào. Thầy Minh Siêu lẹ làng ra ngoài một chút, để đảm bảo có sự đồng thuận của gia đình. Chị bạn của sư huynh Chánh Pháp với tâm thành kính, ngưỡng vọng mẹ sẽ vãng sanh tịnh độ, mong mẹ sẽ có kiếp sống tốt đẹp hơn, lại tỉ tê, khuyên nhủ. Rồi cụ bà Ty đồng ý, rành rọt từng lời: Các con mời Thầy vào làm lễ cho mẹ.



Buổi lễ Quy Y Tam Bảo diễn ra gọn nhẹ, không rườm rà, nhưng đầy đủ nghi thức cần thiết: Từ xưng tán Đức Phật, nguyện Quy Y Tam Bảo đến thọ trì Ngũ giới. Cụ bà Ty, qua chứng minh của Tỷ Kheo Thích Minh Siêu, được ban pháp danh Tâm Giác.

Chị bạn bồi hồi kể lại: Sau khi Quy y, có nhiều biến chuyển lạ. Ngày định mệnh rồi cũng đến, hôm đó mùng 10 Tết, sáng mẹ chị tươi tỉnh, hồng hào. Hai mẹ con trò chuyện khá lâu, mẹ chị nói một câu, chị nhớ rõ từng từ: “Con ạ. Cuộc đời như là một cái nơm chụp, cố mãi mà không ra được”. Khoảng 15h cùng ngày, chị đang ở cơ quan, nhà gọi điện báo: Mẹ đi rồi!

Phật tử Lê Thị Ty, pháp danh Tâm Giác, từ giã cõi Ta Bà nhẹ nhàng - thảnh thơi so với căn bệnh nặng mà bà phải mang. Bà hưởng thọ 72 tuổi.

Như vậy, với những người bị bệnh rất nặng như bố tôi, như cụ bà Lê Thị Ty, đến lúc lâm chung mới biết đến Phật - Pháp, nhưng nhờ những cái thấy - biết trong khoảnh khắc diệu kỳ đó mà như một phép màu, sự ra đi cũng nhẹ nhàng hơn, êm dịu như một giấc ngủ.

Nếu ai không biết trước căn bệnh ung thư "khủng khiếp" mà họ đã mang thì sẽ không tin nổi họ đã trải qua một cái chết nhẹ nhàng như vậy!

Với chúng tôi đó là phép màu của Phật - Pháp.


Thường Nguyên

Chú thích: (1): Chắc có bạn đọc sẽ phê bình tôi vì Quy Y như vậy là sai, vì không có sư Thầy hướng dẫn, thực tình bệnh tình bố tôi lúc đó rất nặng, chỉ ăn được những thìa cháo, tôi cũng chưa có đủ "nhân duyên" để mời sư Thầy giúp đỡ ngay lúc đó được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm