Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/01/2018, 13:26 PM

“Bóng tối đâu chỉ là dấu chấm hết…”

Chị Kim Nương, 56 tuổi hiện là Chủ tịch hội người mù huyện Bình Tân kể về cuộc đời mình: “Cách nay 16 năm trong một tai nạn lao động, tôi đã bị mất đi trên 95% thị lực và luôn sống trong bóng đêm. Nhiều lúc tôi nghĩ quẩn định kết thúc cuộc đời bất hạnh của mình nhưng nhờ người thân, gia đình, bạn bè khuyên lơn nên tôi đã vượt qua”.

Vừa nhanh tay thực hiện các động tác đan giỏ ni lông một cách thuần thục, vừa ca hát rất ngẫu hứng, yêu đời, chúng tôi không thể tin rằng trước mắt mình là một người khiếm thị. Anh tên Nguyễn Thanh Tùng (43 tuổi), ngụ ấp An Thới, xã Tân An Thạnh, quận Bình Tân, Tp.Vĩnh Long. Anh Tùng xúc động kể: “có được niềm lạc quan yêu đời này là nhờ sự động viên của chị Nương, tôi luôn biết ơn chị và luôn biết vươn lên trong cuộc sống, không làm nặng thêm gánh nặng gia đình, xã hội”.

Cách nay 10 năm trong một lần bơm cát ở một công trình san lấp, đường ống bị vỡ bất ngờ mang theo lượng cát bơm quá lớn phủ kín anh Tùng, nhất là đôi mắt. Dù đã được đưa đi cứu chữa nhanh chóng nhưng tất cả đã muộn màng, tai nạn ấy đã cướp đi đôi mắt của anh. Sau đó anh sống khép kín trong ngôi nhà nhỏ của mình. Tháng 9/2017, cuộc đời anh đã rẽ sang một hướng đi lạc quan khi chị Nguyễn Thiên Kim Nương tìm đến động viên anh học nghề đan đác và anh đã có được cuộc sống hôm nay, mỗi ngày anh đan được 3 sản phẩm với giá 20.000đ/sản phẩm.
 
Chị Kim Nương, 56 tuổi hiện là Chủ tịch hội người mù huyện Bình Tân kể về cuộc đời mình: “Cách nay 16 năm trong một tai nạn lao động, tôi đã bị mất đi trên 95% thị lực và luôn sống trong bóng đêm. Nhiều lúc tôi nghĩ quẩn định kết thúc cuộc đời bất hạnh của mình nhưng nhờ người thân, gia đình, bạn bè khuyên lơn nên tôi đã vượt qua”.

Năm 2013, chị Nương được tín nhiệm bầu giữ chức danh Chủ tịch hội người mù huyện Bình Tân. Mỗi ngày chị được người bạn đời hiện là cựu chiến binh xã chở đến nơi làm việc cách nhà trên 7km, chiều lại đón về. Buổi trưa chị ở lại cơ quan để dùng những bữa cơm đạm bạc, thiếu thốn nhưng đầy tình người.

Với mức lương Chủ tịch xấp xỉ 3 triệu đồng, dù còn khó khăn nhưng chị đã chia sẻ 50% số tiền cho một nhân viên khác tại cơ quan. Cạnh đó chị Nương đã phối hợp với các mạnh thường quân để mở lớp đan đác sản phẩm tiểu thủ công nghiệp bằng nguyên liệu lục bình và dây ni lông cho 12 học viên khiếm thị. 
 
Mỗi học viên được hỗ trợ 30.000đ tiền ăn mỗi ngày; 600.000đ tiền xe đi lại trong khóa học (20 ngày); được cung cấp nguyên liệu để gia công và được HTX tiểu thủ công nghiệp Quyết Thắng (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) bao tiêu sản phẩm. Mỗi hội viên hiện có thu nhập bình quân 60.000đ/ngày, có người giỏi tay nghề thu nhập đến 80.000đ. Số tiền tuy nhỏ nhưng thật có ý nghĩa với người khuyết tật.

Chị Phạm Thị Tơ, Chủ nhiệm HTX Quyết Thắng xúc động nói: “Chị Nương tuy là người khiếm thị nhưng không đầu hàng số phận, ngoài việc tạo niềm tin cho chính bản thân mình, chị còn đến từng hội viên để vận động họ học nghề để xóa dần mặc cảm người khuyết tật và có được nguồn thu nhập rất đáng trân trọng”. 

Không những vậy, chị Nương còn thường xuyên đến động viên 92 hội viên luôn biết vươn lên trong cuộc sống, nhất là trẻ em không may khiếm khuyết không đầu hàng số phận nghiệt ngã. Cạnh đó chị còn thường xuyên đi vận động gây quỹ giúp đỡ người khiếm thị trong và ngoài huyện.

Để có thêm niềm vui và nghị lực sống cho các hội viên, chị Nương đã thành lập nhóm văn nghệ người khiếm thị để phục vụ hội viên; đưa 14 người bị đục thủy tinh thể đi phẫu thuật tại Tp.HCM; vận động hội viên tự học chữ Braille dành cho người khiếm thị, thăm hỏi động viên kịp thời các hội viên có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ Tết, ngày truyền thống người cao tuổi, ngày vì người khuyết tật..., đứng ra vay vốn cho 3 trường hợp hội viên khó khăn để phát triển sản xuất...

Điều đáng quý ở người nữ Chủ tịch hội người mù Nguyễn Thiên Kim Nương là việc vận động 2 người con trai hiện đang lao động hợp tác tại Nhật Bản cùng đồng hành trên bước đường nhân ái của mình. Cụ thể hai người con này rất thường xuyên gửi tiền, quà giúp các hoàn cảnh hội viên đặc biệt khó khăn, nhất là vào các dịp lễ, Tết.

Em Nguyễn Sinh Nhật, con trai cả của chị Nương cho biết: “Mẹ luôn dạy chúng em biết sống vì mọi người, nhất là những người khiếm thị như mẹ em, từ đó dù ở nước ngoài nhưng chúng em luôn sống tiết kiệm, dè xẻn các khoản chi để dành tiền gửi về giúp đỡ các cô chú khiếm thị”.

Chia tay với chúng tôi trong bóng đêm rộng mênh mông, chị Nương cười rất tươi như bất hạnh chưa từng đến với mình. Chị còn dặn dò chúng tôi: “Cố gắng tìm nhiều mạnh thường quân để giúp đỡ hội viên chúng tôi nghe. Lần sau chúng tôi sẽ chiêu đãi mấy anh chị một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn độc đáo. Đâu phải bóng tối là dấu chấm hết của cuộc đời”.

Quả đúng như vậy! Chị Nương và nhiều người khiếm thị khác vẫn đang yêu đời, yêu người, lạc quan với cuộc sống hôm nay bằng đôi mắt “khác” rất lạ thường đáng trân trọng biết bao.

Tam Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm