Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Các nước có truyền thống Phật giáo Đại thừa tổ chức đón Tết ra sao?

Những quốc gia Đại thừa Phật giáo đã tổ chức năm mới vào ngày 12/01/2017 vừa qua. Ngày lễ chủ yếu được tổ chức ở khu vực của ba quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng, các quốc gia ảnh hưởng Đại thừa Phật giáo. Mặc dù nhiều Phật giáo đồ chào đón tân niên ngày 01/01/2017, với phần còn lại của phương Tây, nhưng năm mới của truyền thống Đại thừa Phật giáo thường được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của năm Âm lịch (Tết Nguyên Tiêu - Rằm Thượng Nguyên).

Giống như kỷ niệm năm mới ở phương Tây, tân niên Đại thừa Phật giáo là quãng thời gian để nhìn lại năm cũ đã qua, và vạch ra phương hướng cho năm sắp đến. 

Nhiều Phật giáo đồ sẽ đưa ra những giải pháp mới giúp hành trình lý tưởng Bồ tát đạo đưa đến sự giải thoát, giác ngộ của họ được thuận lợi hơn. Họ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, quét sạch tai ương vận xấu, năng lượng tiêu cực trong năm cũ, nhường chỗ cho những phúc đức cát tường đáo lai.

Mặc dù người Âu Mỹ không nhất thiết xem lễ kỷ niệm tân niên như một ngày lễ tôn giáo, nhưng Phật giáo Đại thừa thì ngược lại, bởi cơ chế hóa bản địa. Nhưng dân Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ họ tổ chức tân niên với bạn bè và gia đình bên những chai Champagne trong khi các Phật giáo đồ lại cùng nhau cúng lễ buổi tối, nghinh đón Tổ tiên huyết thống tại tư gia, chư Thiên, cầu nguyện và thiền định trong những ngôi tự viện Phật giáo và dâng hương, hoa quả, thắp đầy nến. Nhiều người khác sẽ tắm cho các bức tượng chư Phật Bồ tát để tỏ lòng thành kính đối với các Ngài.

Dành thời gian cho gia đình, bạn bè, chúc phúc cát tường, tặng quà cho nhau trong dịp đầu xuân, cũng là sự tùy duyên theo phong tục tập quán bản địa mà Đại thừa Phật giáo vận dụng.

Lễ kỷ niệm tân niên Phật giáo đôi khi bị nhầm lẫn với Tết Nguyên đán, theo Âm lịch năm nay nhằm ngày 28/01/2017, vốn cũng được nhiều Phật giáo đồ chào đón, đặc biệt ở Trung Quốc. 

Mặc dù theo những giáo lý tương tự nhưng những Phật giáo đồ theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), họ sẽ tổ chức tân niên của họ vào tháng Tư (Âm lịch). Được xem là Phật giáo Nam truyền (Nam tông), vì nó chủ yếu được thực hành ở các quốc gia Phật giáo Nam Á như Thái Lan, Lào và Campuchia, ngày kỷ niệm tân niên Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) cũng là quãng thời gian để tưởng niệm và cầu nguyện.

Đại thừa, tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ". Truyền thống Kim Cương thừa là một phần tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa, nhưng một số học giả có thể xem nó như là một chi nhánh khác nhau hoàn toàn.

Theo giáo lý của truyền thống “Phật giáo Đại thừa” lý tưởng Bồ tát đạo, đem ánh đạo vàng từ bi trí tuệ phổ hóa nhân gian, tự giác, giác tha, hoàn toàn vì lợi ích cho tất cả chúng sinh. 

Bồ tát là một danh từ được phiên âm tiếng Phạn là “Bồ Ðề Tát Ðoả (Bodhisatta hay Bodhisattva) được gọi tắt. Nguyên nghĩa là “Giác hữu tình”, cũng được dịch nghĩa là “Ðại sĩ”. Trong Quốc Phật học đại Từ điển (Bắc Kinh – 2002) đã định nghĩa về Bồ tát như sau: “Bồ tát là khái niệm tổng thể và giàu ý nghĩa để chỉ những vị chứng quả diệu thâm trong Phật giáo, nhưng còn theo đuổi tâm nguyện độ thoát chúng sinh, nên còn lưu lại trong tam giới để hành trì đại nguyện này. Tư tưởng chính của Ðại thừa Phật giáo”

Bồ tát là danh hiệu dành cho những vị tu hành đạo Phật đã chứng quả. Tuy vậy, theo đẳng thứ, thì Bồ tát vẫn còn dưới chư Phật một cấp bậc, cho nên phải tu thêm một kiếp nữa mới thành Phật.

Vì còn muốn giác ngộ cho chúng sinh, cho nên chư Bồ tát vẫn còn giữ chức năng cứu độ mọi loài trong ba cõi, theo ý nghĩa căn bản trong giáo lý của Ðại thừa Phật giáo.

Đại thừa Phật giáo dạy giác ngộ có thể đạt được trong một đời, và điều này có thể được thực hiện ngay cả bởi một cư sĩ tại gia. 

Truyền thống Đại thừa là truyền thống chính lớn nhất của Phật giáo hiện nay, với 53,2% số Phật giáo đồ, so với 35,8% cho Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) và 5,7% đối với Kim Cương thừa, theo thống kê trong năm 2010.

Trong quá trình lịch sử của nó, Phật giáo Đại thừa bắt nguồn từ Ấn Độ đến nhiều nước châu Á khác như Afghanistan, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nepal, Sri Lanka, Tây Tạng, Bhutan, Malaysia, và Mông Cổ. Truyền thống quan trọng của Phật giáo Đại thừa ngày nay bao gồm, Thiền tông, Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông, Mật tông, Luật tông, Hoa Nghiêm tông, Pháp Hoa tông, Pháp Tướng tông (Duy thức), bao gồm các truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, Buhtan, Mông Cổ. . .

Phật giáo Đại thừa tạo thành truyền thống bao gồm đặc trưng bởi tính đa nguyên, và áp dụng các kinh điển Phật giáo Đại thừa. Phật giáo Đại thừa từ lúc hình thành và phát triển, du nhập các nơi trên thế giới đều được sự trân trọng đón nhận của giới lãnh đạo quốc gia và công chúng, bởi cơ chế bản địa hóa.

Vân Tuyền (Nguồn: hollydays)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Phật pháp và cuộc sống 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm