Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/08/2019, 15:01 PM

Cái khó của chúng ta

Ba mươi năm, vâng đó là con số thống kê của các nhà khoa học trên toàn cầu đã đưa ra trong hội thảo Môi trường và chống biến đổi khí hậu đầu năm 2019 vừa qua. Khác xa với những con số trước đây của mọi người từng được biết về ngày mà Trái Đất chúng ta mất đi hoàn toàn sự sống…

>>Phật giáo và môi trường 

Thế kỉ XXI, kỉ nguyên của sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã đưa nền văn minh con người lên một bước cao hơn. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những thực trạng đáng buồn đang diễn ra, mà mọi người lại âm thầm, vô tâm và thờ ơ trước nó, trước sự sống đang bị đe dọa này.

Năm 2019:

Rác: chúng ta chưa tìm ra giải pháp tái chế rác thải 100%. Từng ngày, vì tiếp tục cuộc sống hiện đại này, sự hưởng thụ nền công nghiệp văn minh này…mà rác vẫn tiếp tục xả thải ra môi trường, ra đại dương, vùi lấp dưới những tầng đất sâu hoặc ngổn ngang trên những con phố …

Bài liên quan

Khí thải: Điện, là một phần không thể thiếu cho cuộc sống văn minh của con người. Chi phối hầu như mọi hoạt động sống, vui chơi, giải trí, phương tiện đi lại…từ kinh tế thương mại đến quân sự. Để có lượng điện khổng lồ sản sinh ra để phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, bên cạnh đó là một số lượng nhiên liệu hóa thạch khủng  được đốt cho các nhà máy nhiệt điện, phát sinh khí CO2 (carbon dioxide) gây ra hiệu ứng nhà kính. Các nhà máy, xí nghiệp, xe máy…tất cả những thứ đó hầu như không thể nào có thể ngừng lại…để giảm xả thải khí độc ra môi trường này dù chỉ là một phần một trăm giây!

Rừng: Bên cạnh các nhà máy nhiệt điện, là những nhà máy thủy điện mọc lên như nấm, không kiểm soát, không qui hoạch rõ ràng…Bao nhiêu cánh rừng phải lụi tàn, quì gối, bao nhiêu hệ sinh thái động thực vật phải tan hoang…Thiên tai kéo đến, sạc lở, lũ lụt ở những vùng cao nguyên, đồi núi, nơi mà Rừng không còn nhiều nữa. Còn ở đồng bằng, con người hình như vẫn còn bình an trước sức nước thì gió đã thị uy sức mạnh tàn khốc của mình. Rừng đã biến mất, không còn bàn tay nào che chắn, từng cơn gió trước khi bão về thổi bay những công trình bê tông cốt thép, cuốn lấy xe cộ, con người…nước mắt rơi vì thảm cảnh thiệt hại nhân mạng nhiều hơn nước mưa tuôn xuống. Ai cũng biết về tác động to lớn sau khi mất đi rừng, nhưng ai cũng thờ ơ, lãnh cảm. 

Rừng: Chìa khóa của sự sống

Như một thông điệp thiết tha kêu gọi, như một lời van xin đớn đau cất lên trong tuyệt vọng. Hiện nay, chúng ta chỉ còn lại một lựa chọn duy nhất, đó là trồng lại rừng cây để tiếp tục sự sống trên Trái Đất này.

Như một thông điệp thiết tha kêu gọi, như một lời van xin đớn đau cất lên trong tuyệt vọng. Hiện nay, chúng ta chỉ còn lại một lựa chọn duy nhất, đó là trồng lại rừng cây để tiếp tục sự sống trên Trái Đất này.

Chỉ ba nguyên nhân chính đó thôi, mà giờ đây, con người đang ở trên một thế nghìn cân treo sợi tóc. Sự sống của chúng ta mỏng manh không khác gì bóng cây ngọn cỏ. Hiện tại, chỉ có một cách khắc phục duy nhất để cứu vãn tình thế, kéo dài sự sống của cả tinh cầu này đó là trồng lại rừng, phủ lại màu xanh cho Trái Đất, khôi màu sự sống vốn có của cả hành tinh xanh dấu yêu. 

Có thể sẽ có nhiều ý kiến cho rằng, rừng mất đi nhưng nơi họ sống vẫn không bị mưa bão tàn phá, lũ lụt không thể kéo về. Nhưng chính họ và chúng ta đã quên rằng, rừng cây giúp Trái Đất hấp thụ bớt một lượng nhiệt khổng lồ từ mặt trời, và kể cả những tia sáng độc, tổn hại con người nhưa tia cực tím (Ultra Violet).

Không cần nhà khoa học nào chứng minh, không cần một vị “thánh sống” nào phán, chúng ta đều thấy rõ ràng mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa trưa, khi đang đi ở trời nắng nóng…chợt ta đi vào một đoạn đường hai bên đầy cây xanh…biên độ nhiệt dao động khoảng 10 độ C. Đó là một con số rất lớn.  Đó là chưa kể vào những ngày mùa đông, khi đi giữa rừng, không như chúng ta tưởng sẽ lạnh lẽo, mà ngược lại, rừng lại giúp tăng nhiệt độ môi trường…làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn trong những ngày mùa đông khắc nghiệt. 

Bài liên quan

Cách đây 20 năm về trước, khi nói riêng nhiệt độ tại Việt Nam chúng ta là rất thấp. Chúng ta có thể đi giữa trưa mà không cần nhiều áo khoát. Rồi qua từng năm, do môi trường Trái Đất thay đổi, tinh cầu của chúng ta như nằm trên một lò nung , nhiệt lượng tăng cao qua từng năm, các con số báo cáo thống kê số người tử vong do nóng bức ngày một tăng cao, như một hồi chuông cảnh báo về một ngày không xa, sẽ không riêng ai khác mà chính chúng ta cũng phải bước qua giai đoạn đau khổ đó. 

Từ ngưỡng sức nóng 30 độ, rồi 35 độ, 40 dộ và bây giờ là 45-50 độ. Việt Nam chúng ta, tại một số vùng như Hà Nội và Thanh Hóa…việc mùa hè trên 45 độ C đã không còn gì xa lạ. Mới đây, đã có hai người đàn ông Ấn Độ thiệt mạng khi đang ngồi trên tàu hỏa do chịu không nổi sức nóng khi đi qua một vùng dưới khí trời 45 độ C. Tuy họ đã chống chọi với cái nóng hơn 30 phút nhưng rồi họ đã không qua khỏi. 

Rừng mất đi, nắng khô khan, bão tơi bời, khổ đau gieo rắt cuộc đời tan thương. 

Chúng ta là những người con Phật, học Phật và hành theo giáo Pháp của Phật. Chúng ta phải nhớ rằng, bốn sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật là: Phật Đản Sinh, Phật Thành Đạo, Đức Phật thuyết bài Pháp đầu tiên và khi Đức Phật nhập Niết Bàn đều liên quan tới Rừng. 

Trong một đoạn của bài hát Rừng Ơi có viết : 

“Hãy lắng nghe rừng lên tiếng với trái tim rừng tha thiết Nước mắt trên từng chiếc lá rơi qua lưng đồi khói nhòa Bão tố thay ngàn tiếng thét nỗi đớn đau của cái chết Nắng cháy nhưng tình đã hết khi con người rất mau quên…”

Như một thông điệp thiết tha kêu gọi, như một lời van xin đớn đau cất lên trong tuyệt vọng. Hiện nay, chúng ta chỉ còn lại một lựa chọn duy nhất, đó là trồng lại rừng cây để tiếp tục sự sống trên Trái Đất này. 

Trồng cây: Dễ nhưng khó 

DSC03995

Trên mạng xã hội hiện tại, chúng ta cũng thấy rất vui mừng một điều, ở đâu đó cũng có lác đác một vài cá nhân, một vài tổ chức, một vài người làm hoạt động xã hội, nhân quyền kêu gọi đi trồng cây, nhặt rác. Khi xem những hình ảnh và bài viết chia sẻ đấy tôi thật sự xúc động và thầm cảm ơn những người, không phân biệt tôn giáo, màu da, sắc tộc, giới tính…đã góp một tiếng nói, một âm vang vào không trung  và một hành động nhỏ để cứu vãn tình thế hiện nay. 

Bài liên quan

Hiện nay, cái khó của những người yêu sự sống, yêu trồng cây là Đất. Muốn có được nơi đặt cây xuống trồng, không thuộc về sở hữu cá nhân, không thuộc về đất công của nhà nước, không bị kẻ xấu nhòm ngó…chúng tôi, và những người bạn đồng hành phải đi rất xa, cả trăm cây số để đến những nơi đồi trọc hoang vu, hoặc rừng núi để trồng cây. Phải trèo lên những triền đồi có nhiều đất thịt mới có thể cuốc, phải mang từng can nước hoặc có khi là từng chai nước nhỏ để tưới cho cây. Tay sưng, chân mỏi, cả người mồ hôi đầm đìa, ăn núi, bám rừng, nếm mật nằm gai…chưa kể những lần máu chảy, hụt mạng của các bạn trẻ xưa nay chỉ quen tay trên bút, giấy và máy tính. Nhưng vì tình yêu thương chúng sinh, yêu sự sống bao la ấy, mà tôi đã chứng kiến họ ngồi lại với nhau, giúp nhau từng công đoạn trồng cây, họ quên đi tôn giáo của mình, quên đi vị thế của mình trong xã hội, quên đi những hiềm khích cá nhân hằng ngày để chấp nhận hi sinh, phụng sự, làm điều gì đó thầm lặng và có ý nghĩa cho cuộc đời này.

Công đức trồng rừng

94251d69982e7f70263f
Bài liên quan

Thưa quí Phật tử, trong một bài thuyết  giảng, Thượng tọa Thích Chân Quang đã chia sẻ những lợi ích từ việc trồng cây gây rừng mang lại. Thượng tọa cho hay: "Một cái cây được đặt xuống, khi phát triển và lớn lên sẽ kéo theo cả một loạt sự sống phát triển. Sự sống trên không, sự sống trên mặt đất, sự sống trong lòng đất. Và cũng chỉ từ một vài cái cây được trồng, điều lạ kì là sẽ kéo lại mạch nước ngầm, gây tạo sự sống cho vô số loài sinh sôi nảy nở. Ta yêu thiên nhiên, quí sự sống là Tâm. Ta trồng cây là Hành. Đó là đức Hiếu Sinh mà Chư Phật, chư Bồ Tát luôn muốn dạy và truyền thụ cho con người. Vì có công đức hiếu sinh đó, mà một số nghiệp xấu trong quá khứ bị tiêu trừ, thọ mạng ta tự khắc kéo dài ra. Cũng chính nhờ công đức gây tạo sự sống đó, mà chúng ta gặp may mắn trong con đường làm ăn, phát triển sự nghiệp của mình”

Đứng trước nguy cơ cấp bách về sự sống còn của chúng ta, tôi xin được chia sẻ bài viết này đến cho mọi người. Để mỗi người chúng ta có thể phát tâm, cùng gia đình mình, con cháu mình, cộng đồng nơi ta đang sống cùng nhau trồng lại rừng cây. Tôi cũng mong rằng, Luật Trồng Rừng trong toàn dân sẽ sớm được Quốc hội thảo luận, thông hành để chúng ta kịp thời trồng cây, cứu vãn sự sống trên Trái Đất yêu thương đang từng ngày trôi vào hồi kết này. Sẽ không còn ước mơ xa xôi, sẽ không còn là hoài bảo, nếu như chúng ta không hành động.

“Rừng cho thế giới tình đẹp không thôi 

Ngàn xưa hoang vắng rừng là tay nôi

Tạo nên sức sống người bước ra đời …”

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Xem thêm