Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/08/2014, 10:17 AM

Cám cảnh người mẹ nghèo bán dưa nuôi con bại liệt

Đã bao năm nay, mọi người dân thôn Khả Duy đã quen cảnh một bà mẹ già, bệnh tật bán dưa nuôi con bại liệt và đã quen với hình ảnh người mẹ nghèo cõng con trên vai đi chữa bệnh tứ phương.

Chúng tôi về thôn Khả Duy, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên vào những ngày giữa tháng Tám. Trong hương thơm đậm đà dịu mát của những chùm nhãn lồng đầu mùa, chúng tôi còn được nghe câu chuyện buồn đến nao lòng về người mẹ nghèo bệnh tật Nguyễn Thị Hợi bán dưa nuôi con Nguyễn Quang Diện bại liệt hơn 10 năm nay. 
Dưa là nguồn thu nhập của hai mẹ con cô Hợi hàng ngày
Theo chân chú Nguyễn Xuân Bảo, chúng tôi đến thăm gia đình cô Nguyễn Thị Hợi tại xóm Tân Lập. Trong căn nhà trật trội, nóng bức, ẩm thấp, dột nát và không có gì đáng giá là hình ảnh người thanh niên có thân hình nhỏ thó, gầy gò, gương mặt hốc hác đang nằm liệt trên chiếc giường cũ cáu bẩn với đôi chân teo nhỏ bất động. Bên cạnh là người mẹ già yếu bệnh tật đang nhặt từng mớ rau để muối dưa bán. Bên cốc nước trà xanh còn nóng ấm, cô Hợi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời khốn khó của gia đình, cuộc sống khổ cực hiện tại và căn bệnh bại liệt đã cướp đi ước mơ dang dở của người con trai. Xen lẫn trong câu chuyện buồn đó là những giọt nước mắt vàng đục lăn trên gò mát nhăn nheo của người mẹ già và ánh mắt thẫn thờ của anh Diện. 
 
Nhìn đôi chân teo tóp cô Hợi như cắt từng khúc ruột
Năm 1966 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Nguyễn Quang Hiệp khi đó vừa tròn 18 tuổi hăng hái lên đường tòng quân đánh giặc và chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Trong trận chiến đấu với quân địch, chú Hiệp bị mảnh đạn vào đầu, chấn thương sọ não.

Năm 1971 chú được cho về phục viên với thương binh hạng 1/4. Cảm thông với người lính nghèo trở về mang trên mình vết thương của chiến tranh đã chắp nối tình yêu giữa cô Nguyễn Thị Hợi và chú. Và rồi niềm vui của cô chú như được nhân đôi khi lần lượt 3 người con (2 trai, 1 gái) chào đời.  

Có con, cuộc sống của gia đình cô Hợi càng trở nên khó khăn hơn, khi bản thân chú Hiệp thường xuyên bị bệnh tật hành hạ mỗi khi thời tiết thay đổi. Năm 1984, bệnh tình của chú càng nặng hơn khi vết thương sọ não chuyển sang bệnh thần kinh, suốt ngày chú lầm lì không nói, thường xuyên đi lang thang đập phá đồ đạc. Thương chồng bị bệnh, cô Hợi bán mọi thứ trong gia đình, vay mượn anh em, họ hàng để chữa bệnh cho chồng, nhưng tiền hết mà bệnh tình không khỏi. Năm 2007, chú Hiệp qua đời sau một lần bị bệnh tật hành hạ.  

Chồng qua đời, cuộc sống của cô và ba người con càng trở nên khó khăn và túng quẫn hơn. Cùng lúc cô phải nuôi 3 người con đang tuổi ăn học, vừa phải trả nợ tiền chữa bệnh cho chồng. Thương mẹ, hai người con lớn bỏ học giữa chừng đi lập nghiệp nơi đất khách quê người. Lúc này bao nhiêu hi vọng đều dồn vào người con trai út Nguyễn Quang Diện (sinh năm 1983).

Cũng như hai người anh chị, năm 2002, sau khi tốt nghiệp THPT, gia đình quá khó khăn, nên anh Diện đành nuốt nước mắt từ bỏ ước mơ đi học vào Quảng Nam làm công nhân xây dựng để mong có tiền gửi về cho mẹ trang trải nợ nần. Tháng 10 năm 2002, trong một lần tai nạn lao động sập giàn giáo, anh Diện bị gẫy cột sống chạm vào tủy, hai chân bị dập nát, ngón tay cái bị gẫy.

Để duy trì sự sống cho con, cô Hợi phải bán một phần mảnh đất của gia đình cho con chữa bệnh. Sau ca phẫu thuật không thành công, anh Diện bị liệt nằm bất động, hai chân teo dần không cử động được, cột sống phải đóng đinh để phần lưng có thể ngồi được. Do bị ảnh hưởng của cột sống và bại liệt đã dẫn đến anh bị bệnh viêm đường tiết liệu, toàn bộ phần mông lở loét, không đi tiểu được, có lần đi tiểu ra máu. Hết tiền, cô Hợi phải muối bán dưa bán để đong gạo hàng ngày nuôi hai mẹ con. 
 
Chứng kiến cảnh hai mẹ con cô Hợi bán dưa nuôi nhau, bà Phạm Thị Chúc, hàng xóm nói giọng buồn tủi: “Chẳng ai ở trong làng Khả Duy này lại khổ như hai mẹ con cô Hợi, chồng bệnh tật mất sớm, hai người con đi làm ăn ở xa. Bản thân già yếu, bệnh tật nuôi con bại liệt hơn 10 năm nay. Nhiều lúc hai mẹ con đổ bệnh khôgn có lấy nổi nghìn lẻ mua thuốc ai cũng xót xa”. 

Chồng mất, con bại liệt khiến kinh tế gia đình cô Hợi khánh kiệt, bần hàn. Cuộc sống đã khó khăn bây giờ càng khốn khổ hơn. Để có cái ăn bao năm cô xin nhận ruộng khoán, làm thuê. Nhưng tuổi già, gánh nặng gia đình và việc chống trọi với bệnh thoái hóa cột sống, bệnh rối loạn tiền đình hơn 5 năm nay khiến cô Hợi kiệt sức. Thương con, không lỡ nhìn con bị bệnh tật hành hạ, cô cố gượng để sống lấy điểm tựa cho con. “Sinh ra chẳng ai muốn khổ cực cả, gia đình tôi cũng như mọi người sao lại nhiều tai họa đến vây?”- cô Hợi buồn rầu chia sẻ. 
 
Cảnh nghèo bần hàn của hai mẹ con cô Hợi
Đã bao năm nay, mọi người dân thôn Khả Duy đã quen cảnh một bà mẹ già, bệnh tật bán dưa nuôi con bại liệt và đã quen với hình ảnh người mẹ nghèo cõng con trên vai đi chữa bệnh tứ phương. Lúc này đây, một hành động nhỏ của những tấm lòng hảo tâm cũng làm vơi đi sự khó khăn, làm ấm lòng và thắp lên niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp này của hai mẹ con cô Hợi.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: cô Nguyễn Thị Hợi, xóm Tân Lập, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Số điện thoại: 0978.638.235

Đức Tùy
Đông Xuyên – Ninh Giang – Hải Dương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Học sinh mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Ủng hộ 08:53 05/11/2018

Con đường từ trung tâm xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) về nhà em Từ Văn Quốc, 15 tuổi (ngụ ấp 7, người dân địa phương quen gọi là ấp Cồn Cao) rất gian nan, xung quanh chỉ là đồng nước và cây mắm, cây bần.


Bạc Liêu: Bệnh nhân Lê Thanh Huyền rất cần được trợ giúp

Ủng hộ 09:00 01/10/2018

Từ nguồn http://phatgiao.org.vn/song-dep/201807/Bac-Lieu-Mot-thanh-nien-bi-tai-nan-trong-luc-lao-dong-that-thuong-tam-31226/, chúng tôi vượt hơn 80km để đến tận nhà bệnh nhân sau khi được xuất viện, ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết: Hiện tại, gia đình anh Huyền vẫn còn thiếu hơn 14 triệu đồng tiền viện phí, bệnh viện cho về nhà vì vết thương tạm ổn. Song những ngày qua, anh bắt đầu đau nhức lại vì đã hết thuốc.

Thương quá! Thảo ơi…

Ủng hộ 10:47 21/09/2018

Chia sẻ mong ước cùng chúng tôi, Thảo rất lạc quan: “Con mong được lắp ghép chân tay giả để không làm khổ mọi người xung quanh. Lớn lên con sẽ học bác sỹ để chăm sóc người bệnh khó khăn, bất hạnh như con”.

Sóc Trăng: Một gia đình cần trợ giúp hoàn thiện nhà ở

Ủng hộ 16:06 12/03/2018

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Xem thêm