Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/07/2014, 08:37 AM

Cảm động tâm “hiếu hạnh” nơi cụ ông 93 tuổi

Cụ Phúc vừa nghe quý Thầy chia sẻ, vừa chắp tay hướng về Tam Bảo với tất cả tâm lòng thành kính, cầu khấn với lòng ngưỡng vọng sâu sắc tưởng nhớ tới gia tiên, tiền tổ...

Khi chúng tôi về chùa, không khí Lễ Vu Lan tổ chức buổi sáng nơi mái chùa quê vẫn để lại nhiều dư hưởng. 3 giờ chiều, không ít phật tử về chùa lễ Phật.

Hai chị em đỉnh lễ Tam Bảo xong, đang định ra khuôn viên trước gian chính điện ngồi nói chuyện thì nghe tiếng Thầy trụ trì, tiếng người cùng về nơi gian Tam Bảo.


Sư thầy Thích Nữ Liên Vy cùng một anh thanh niên dìu một cụ ông vào lễ Phật. Mỗi người dìu một bên, đôi chân cụ nhích từng bước thật chậm, hay bàn tay bám chặt hai chiếc nạng dành cho người bệnh nặng khó khăn trong đi lại…

Tôi chớp thời cơ, chụp nhanh vài kiểu ảnh. Tôi thỉnh chuyện thầy Liên Vy, thì được biết cụ là người trong vùng, nhà ở gần chùa, đã từng đến chùa một lần thỉnh nhờ nhà chùa làm lễ cầu siêu cho gia tiên nhà cụ.

Rồi bẵng đi một thời gian, cụ không về chùa nữa. Nay, cụ mới có dịp về chùa thì đã già yếu lắm rồi. Đó là cụ ông Nguyễn Văn Phúc sinh năm 1922 (93 tuổi), ở Giang Biên, Long Biên, Hà Nội.

Cụ Phúc chia sẻ tâm tư cùng quý Thầy

Cụ Phúc về chùa, mang theo sớ cầu siêu và số tiền cụ dành dụm được mấy năm nay cúng dường nhà chùa với tâm nguyện mong chư Phật phù hộ cho ông, bà tiền tổ, gia tiên nhà cụ được siêu thoát.

Con Nam Mô A Di Đà Phật...

Đến trước ban Tam Bảo, thầy Liên Vy nhờ phật tử lấy ghế mời cụ ngồi để lễ Phật vì cụ không đứng được. Cụ Phúc vừa nghe quý Thầy chia sẻ, vừa chắp tay hướng về Tam Bảo với tất cả tâm lòng thành kính, cầu khấn với lòng ngưỡng vọng sâu sắc tưởng nhớ tới gia tiên, tiền tổ: “Con Nam Mô A Di Đà Phật, con lạy Ngài Bồ Tát, con lạy các đức Phật. Lần trước về chùa con còn khỏe, đi lại được thì chưa “gặp” các Ngài được, chưa cầu xin các Ngài được. Nay con về đây, thì yếu lắm rồi, không đi lại được.

Con cầu xin các Ngài phù hộ cho các con cháu trong gia đình chúng con sức khỏe, bình an. Phù hộ cho ông, bà, bố, mẹ, gia tiên nhà con được siêu thoát về với “quê” Phật. Con Nam Mô A Di Đà Phật! Con Nam Mô A Di Đà Phật!”.

Đứng cách cụ không xa, nghe cụ khấn nguyện, tưởng nhớ gia tiên một hồi, tôi nghe rõ cụ cầu khấn: Con Nam Mô A Di Đà Phật. Xin các Ngài phù hộ cho cháu con, mới vài tháng tuổi, được sức khỏe, không đau ốm. Khi con còn khỏe thì cháu chưa ra đời, mong muốn có cháu để bế ẵm, để vui. Nay cháu ra đời, thì con yếu rồi, không đi lại được, không bế cháu được…

Cụ Phúc với tất cả tâm lòng thành kính, ngưỡng vọng nương nhờ nơi từ bi cửa Phật

Giọng cụ run run nghẹn ngào, tôi nghe mà cảm động vô cùng. Cố kìm nén cảm xúc dù khóe mắt có lúc rưng rưng, tôi chụp thêm một hai kiểu ảnh rồi thôi.

Tiếng sư Thầy Liên Vy nhẹ nhàng, trìu mến: Giờ cụ cứ niệm Phật thật nhiều. Niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Cụ thấy không, khi xưa còn trẻ mình làm gì, được gì, giờ về già đau yếu như vậy. Ai cũng phải trải qua Sinh-Lão-Bệnh-Tử, đó là mình được sinh ra làm người, mình được sống và làm việc, rồi cũng có lúc đau ốm, già yếu. Cụ còn gì vương vấn thì buông hết. Cụ niệm Phật nhiều, mong các đức Phật gia hộ cho…

Dạ, con biết. Giờ buông hết, bỏ hết.

Cụ Phúc thưa lại: Dạ, con biết. Giờ buông hết, bỏ hết. Chỉ niệm Phật. Con Nam Mô A Di Đà Phật! Con Nam Mô A Di Đà Phật…

Thấy chuyện cụ Phúc, tôi nhiều phần tự thấy hổ thẹn: Mình đã tròn chữ hiếu chưa? Mình đã biết hiếu hạnh đến đâu? Về già, có còn được minh mẫn như cụ Phúc…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm