Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cảm nghĩ về bài "cận Tết nghĩ về ký ức chùa xưa"

Thông qua nhãn tuệ của một người luôn một lòng hướng Phật như Nguyễn Văn Tuấn, chắc hẳn anh sẽ tha hồ được tưởng tượng về một ngôi chùa xưa của làng mình thật nguy nga, tráng lệ và tràn ngập bí ẩn, linh thiêng.

Những vần thơ của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài "Đò Lèn" cứ khắc khoải trong lòng độc giả với những câu thật ấn tượng: "Cái năm đói củ rong riềng luộc sượng - Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm". Đói quắt quay đến thế mà tinh thần đâu có giảm suy. Mùi huệ, hương trầm cứ quện thấm vào ta, khiến cho dù cuộc đời ta có trăm dâu ngàn bể cũng mãi hằn sâu. Cái mùi hương trốn linh từ cõi Phật ấy tắm tưới khắp nhân gian để kiếp người trở nên thánh thiện.

Nhưng tiếc thay, ý thơ lại nói về một sự thật: "Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất- Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền". Vâng, một thực tế đau lòng cứ ám ảnh mọi kiếp nhân sinh. Biết rằng, bây giờ những chùa chiền, đền đài có phục dựng để thỏa nguyện lòng thành kính của du khách thập phương; nhưng làm sao có thể phục dựng được niềm tự hào chất ngất về một chốn linh từ vẹn nguyên đang hằn sâu trong tâm trí của những người đã từng được chiêm ngưỡng, cầu nguyện của cái thời còn nguyên sơ, cổ kính ấy.
 Bác Khen đang vẽ lại sơ đồ chùa xưa trong ký ức của mình
Trở lại với bài viết của tác giả Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 4 - Tế Độ - Tế Nông - Nông Cống - Thanh Hóa; hòa chung nỗi niềm ấy anh có bài viết: "Cận Tết nghĩ về ký ức chùa xưa".

Đó là một ngôi chùa mà thế hệ anh đã không còn được chiêm ngưỡng nữa, mặc dù nó chỉ cách nhà anh có một thôi đường khoảng nửa cây số. Ký ức ở đây không phải là của anh mà là của thế hệ ở thời kỳ kháng Pháp. Anh được nghe cụ kể một cách say sưa, nhiệt tình và hết sức chi tiết, tỉ mỉ về ngôi chùa xưa tọa lạc trên mảnh đất bùn lầy, lam lũ này. Có đôi khi cụ còn minh họa theo trí nhớ của mình về khuôn viên, về từng gian thờ để giúp người nghe có thêm cơ hội được hình dung một cách cụ thể.

Thông qua nhãn tuệ của một người luôn một lòng hướng Phật như Nguyễn Văn Tuấn, chắc hẳn anh sẽ tha hồ được tưởng tượng về một ngôi chùa xưa của làng mình thật nguy nga, tráng lệ và tràn ngập bí ẩn, linh thiêng. Bác Khen tuy tuổi đã cao mà vẫn còn hết sức minh mẫn; anh đã khéo biết tranh thủ khi biết tìm đến với bác để được bác chỉ, vẽ ti mỉ, chi tiết và rất dễ hình dung ra được ngay.

Vì một điều dễ hiểu, bác là người được chứng kiến nguyên vẹn, được sống, gắn bó và dâng lên niềm tự hào về ngôi chùa của làng mình ở cái năm gian khó, ác liệt. Vì cả dân tộc đang phải gồng mình để đánh đuổi Đế quốc, Thực dân xâm lược để bảo vệ hòa bình, độc lập cho dân tộc.

Chùa xưa, nghĩa là ngôi chùa chỉ còn trong ký ức của những người cao tuổi trong làng. Nó không còn hiện hữu bằng hình hài, vóc dáng trên nhân gian này nữa; nhưng nó mãi là điểm thiêng để người ta tự hào và ngưỡng mộ về nó. Nguyễn Văn Tuấn- một thế hệ trẻ với tấm lòng hướng Phật, luôn đau đáu trong mình tâm nguyện được phục dựng chùa xưa.

Ta phải hiểu, đó không phải là trốn nương mình của tiên giới mà sẽ là trốn đi về của phàm trần muốn có được những giây phút tĩnh tâm neo mình dưới gốc bồ đề nơi cửa Phật để tất cả những hệ lụy, ưu phiền nơi trần tục được rũ bỏ; để chỉ còn là sự thảnh thơi trong chốn bồng lai nơi cửa Phật. 

Lòng thành kính của anh sẽ là một ngọn nến và chắc chắn nó đang được nhen lên ở tất thảy mọi người để cùng hướng về việc phục dựng lại ngôi chùa của làng quê Việt.

Phạm Văn Dũng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm