Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/03/2015, 09:00 AM

Cảm niệm về hạnh nguyện xuất gia

Khắp thế giới thấu đạt bằng cổ súy/Pháp nhiệm mầu nhân bản được đề cao/ “Ta” (5) quyết định không ai thể xen vào/Nghiệp gieo tạo bóng theo hình không khác

Thấy đời khổ quyết tìm đường cứu khổ
Mặc dầu đang sống nhung lụa quyền uy
Trong bốn mùa có cung điện theo tùy
Với vợ đẹp con ngoan người hầu hạ

Lòng từ bi đã liễu tri tất cả 
Vì đắm mê nên nhân loại khổ đau 
Ngài quyết tâm lấy giải thoát làm đầu
Nên chí nguyện “xuất gia” (1) hằng thôi thúc

Thấy điện ngọc cung vàng là địa ngục
Vì lợi danh khiến bao kẻ ác gian
Hảm hại nhau trù dập sống phũ phàng 
Gây oan trái để luân hồi vay trả 
 
“Bốn mong muốn” (2) phụ hoàng không đáp thỏa
Bỏ cung vàng khổ hạnh chốn rừng sâu 
Quyết tìm ra chân lý sáng nhiệm mầu
Cứu nhân loại thoát khỏi vòng sinh tử 

Thông bảy thất định “các vô sắc xứ” (3)
Chứng “tam minh” (4) thành Phật cứu muôn loài 
Bốn chín năm truyền giáo pháp sáng soi
Dẫn sinh chúng thoát khỏi vòng khổ lụy

Khắp thế giới thấu đạt bằng cổ súy
Pháp nhiệm mầu nhân bản được đề cao
“Ta” (5) quyết định không ai thể xen vào 
Nghiệp gieo tạo bóng theo hình không khác

“Tâm bình thường là đạo” (6) không tu đạt
Do vô minh khởi vọng tưởng biệt phân
Rồi chấp thủ khiến khổ lụy muôn phần
Phải buông xả tùy duyên thường tự tại

Buông tất cả Phật vượt qua khổ ải
Mang đạo mầu giải thoát khắp chúng sanh
Pháp của Phật liễu tri để thực hành
Ai miên mật sự nhiệm mầu thấy rõ

Sự xuất gia là một điều rất khó
Phật đã thành ý nguyện độ chúng sinh
Điều trước tiên phải quán chiếu lại mình
Xuất “tam giới” (7) mới là điều cứu cánh

An Lạc thất,  Tưởng nhớ ngày Xuất Gia của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (08-02-Ất Mùi)
Thích Viên Thành
-
GHI CHÚ:
(1)Xuất gia: - xuất thế tục gia – xuất phiền não gia,- xuất tam giới gia. 
(2) Bốn mong muốn, đó là làm sao cho: 
* Con trẻ mãi không già,
* Con sống hoài không chết, 
* Con mạnh khỏe mãi không đau, 
* Và cho mọi người hết khổ. 
(3) Các vô sắc xứ: - Không vô biên xứ - Thức vô biên xứ  - Vô sở hữu xứ - Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
(4) Tam minh: là ba khả năng của một vị đã chứng quả Thánh: 
Túc mạng minh:  nhớ lại vô lượng kiếp quá khứ của mình với từng chi tiết nhỏ để thành tựu.
Thiên nhãn minh: thấy sự lưu chuyển sinh tử của vô số chúng sinh ở các cõi theo nghiệp duyên thiện ác để thành tựu.
Lậu tận minh: thấy rõ bản chất đau khổ của luân hồi sinh tử, nguyên nhân của đau khổ, bản chất của Niết bàn, và con đường đưa đến Niết bàn để thành tựu. 
(5) “Ngã”:  Khi vừa đản sanh Phật đã dạy: “Thiên thượng thiên hạ duy “ngã” độc tôn…” Trên trời dưới trời chỉ có cái “ta” là trên hết, “ta” quyết định tất cả, chứ không ai có thể làm cho ta lên thiên đường hay xuống địa ngục cả.
(6) “Tâm bình thường là đạo”: "Bình thường tâm thị đạo” là câu nói của Thiền sư Nam Tuyền, ngay nơi tâm không phân biệt, tâm bình thường chính là đạo. Tâm bình thường là trí tuệ Bát Nhã, trong sáng, nhận biết rõ ràng nhưng thinh lặng, rỗng rang. Đó là Tâm Đạo.
(7) Xuất tam giới gia: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới 
1. Cõi Dục (Dục giới). "Dục” là ham muốn. Cõi Dục là cõi của thực phẩm, ước muốn vật chất và dục vọng thể xác. Chúng sinh trong cõi này vì đam mê theo các "thú vui” về sắc tướng, âm thanh, mùi hương, ăn uống, chạm xúc và dâm dục cho nên luôn luôn gây ra nhiều tội lỗi, tai họa và khổ đau. Các loài chúng sinh trong cõi Dục này gồm có: Người, A-tu-la, Địa-ngục, Ngạ-quỉ và Súc-sinh.
2. Cõi Sắc (Sắc giới). "Sắc” là hình tướng, vật chất. Đây là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, vật chất như thân thể, cung điện v.v..., nhưng rất vi tế, đẹp đẽ, tinh diệu. Các vị trời ở đây không có tướng nam nữ, không có tham dục như ở cõi Dục, chỉ sống trong thiền định. Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định, cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời: 
3. Cõi Vô-sắc (Vô-sắc giới).  Cõi này hoàn toàn không còn có vật chất, hình thể, cho nên cũng không có tướng nam nữ, không có dục vọng, mà chỉ thuần có nghiệp thức trú trong các cảnh giới thiền định thâm diệu. Đây là cõi cao nhất trong ba cõi, gồm có 4 cõi Trời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm