Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cảm xúc truyền thông

Tất cả những nhịp đập, sắc thái từ Khóa Bồi dưỡng vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo lần đầu tiên này thực khó bề diễn tả. Chỉ có thể cảm nhận từ Tâm…

12/06/2015, ngày đầu tiên của Khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo đã khai mạc trong sự mong chờ của gần 300 học viên.

Về đêm, không gian chùa Ba Vàng đèn lung linh muôn sắc, hòa quyện cùng những cảm xúc khôn tả nơi lữ khách. Nhưng, tất cả được bao trùm bởi không gian yên tĩnh đến lạ kỳ!

Khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ TTTT Phật giáo đã để lại những ấn tượng khó phai...

Về đêm, quần thể chùa Ba Vàng như thêm thanh mát sau cơn mưa rào vội vã hồi sáng. Kể cho nhau nghe phiên Khai mạc, nhiều học viên thấy đó là điều kỳ diệu. Bởi cơn mưa như trút nước xuất hiện sau Nghi thức niệm Phật cầu gia hộ. Đến phiên chuyên đề chính đầu tiên, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Truyền hình An Viên thao giảng được chừng 10-15 phút, mưa thưa dần, rồi tạnh hẳn…

Giờ thọ trai, không ít tranh biện sôi nổi bên lề, sau phiên chuyên đề đầu tiên. Chủ đề “Xử lý khủng hoảng truyền thông” trở thành diễn đàn thu hút không ít học viên, những người đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng truyền thông Phật giáo.

Khán trường chính 300 chỗ ngồi chật kín. Dù dự thính bên ngoài, học viên cũng sôi nổi không kém...

Được dự thính, tôi cảm nhận ai cũng thấy được những thiết yếu của sứ mệnh truyền thông, đặc biệt trong thế giới truyền thông Phật giáo còn non trẻ. Tất yếu, xử lý khủng hoảng truyền thông trong truyền thông Phật giáo được đề cập như với tất cả nhiệt huyết, hào khởi của những người cầm bút.

Buổi chiều cùng ngày, phiên chuyên đề thứ hai tiếp tục tại Hội trường chính chùa Ba Vàng khi Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ giảng chuyên đề: “Các tôn giáo tại Việt Nam vai trò, vị trí của Phật giáo trong đời sống tôn giáo tại Việt Nam” và giới thiệu một số nét của Dự thảo Luật Tôn giáo.

Học viên khảng khái nêu vấn đề, thậm chí có phần chất vấn. Giảng viên nhiệt thành giải đáp, mềm mại hóa không khí ngày thêm nóng với liên tiếp câu hỏi từ các học viên. 

Phiên chuyên đề của Tiến sĩ Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ

Sáng ngày 13/6, ngày thứ hai của Khóa Bồi dưỡng, Tiến sĩ Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ giảng về Truyền thông và những đặc thù trong truyền thông Phật giáo. Ông Bùi Hữu Dược cũng đã trả lời những thắc mắc, những điều cần tìm hiểu thêm của các học viên. Đặc biệt do thời gian có hạn mà ý kiến của các học viên còn nhiều. Ông Bùi Hữu Dược đã để lại số điện thoại cho các học viên khi cần thiết có thể gọi điện thoại phản ánh trực tiếp.

Vẫn sôi nổi, nhưng Khóa Bồi dưỡng ngày thứ hai, sôi nổi, tràn đầy khí thế là vậy, nhưng đâu đó vẫn có những khoảng lặng. Hay đơn giản là niềm hoan hỉ an hòa khi học viên cùng tác nghiệp.

Đôi khi, cũng cần có khoảng lặng...

...để an tịnh

cùng cảm nhận từng nhịp đập truyền thông
                                         Rồi cùng hoan hỉ sẻ chia tác nghiệp
Khóa Bồi dưỡng vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo lần đầu tiên do Ban TTTT T.Ư GHPGVN tổ chức cho gần 300 học viên tham dự, những người đang và tiếp tục hết mình cùng sự nghiệp Truyền thông Phật giáo như tiệm cận gần hơn đến bình diện chung.

Đạt được những thành tựu, sâu thẳm từng học viên chắc hẳn đều cảm niệm sâu sắc nỗ lực vô cùng mà Ban TTTT T.Ư GHPGVN, Hòa thượng Thích Gia Quang trực tiếp sát sao chỉ đạo. Rồi Thầy trụ trì chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh cùng quý Sư, toàn thể phật tử nhà chùa đã chu toàn đến mức có thể, từng việc dù nhỏ nhất trong suốt Khóa Bồi dưỡng.

Tất cả những nhịp đập, sắc thái từ Khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo lần đầu tiên này thực khó bề diễn tả. Chỉ có thể cảm nhận từ tâm…

Thường Nguyên  
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Hiểu về tâm hỷ

Phật giáo thường thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Xem thêm