Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/07/2016, 06:48 AM

Campuchia: Tăng sĩ PG là những chiến sĩ chiến đấu với giặc lâm tặc

Nạn phá rừng vẫn còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái của Vương quốc Phật giáo Campuchia, nhưng một số tổ chức của chư tôn đức Tăng già Phật giáo quốc gia này mang tính độc lập, với thiện chí công bằng xã hội, những chiến sĩ đại hùng lực, quyết tâm phấn đấu bảo vệ rừng, bằng cách vận động các nhà lập pháp để bảo vệ chúng và công khai vạch trần lên án những ai khai thác rừng bất hợp pháp.

Hòa thượng But Buntenh, người sáng lập tổ tổ này, và lãnh đạo mạng lưới khoảng hơn 5.000 nghìn vị Tăng sĩ Phật giáo, hướng dẫn công dân Campuachia sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Yuotube để nâng cao nhận thức về việc khai thác gỗ bất hợp pháp, bằng cách tải hình ảnh trên Facebook, những Clip Video trên Youtube và bài viết. 

Chư tôn đức Tăng già Phật giáo quốc gia xứ chùa tháp này đang giáo hóa công dân làm thế nào để triệt để ngăn chặn nạn phá rừng. 
 
Hòa thượng But Buntenh chia sẻ rằng: “Tôi quyết tâm bằng mọi cách để bảo vệ rừng, tôi luôn cân nhắc lãnh đạo Chính phủ giữ lời hứa bảo vệ rừng. 

Tôi đang làm tất cả những gì để có thể cứu nạn phá rừng, đối với tôi điều này tối cần thiết. 

Tôi trồng cây mới, vận động công dân trồng cây rừng, tôi giúp đỡ những người đang sống trong rừng, khuyến hóa họ bảo vệ rừng và trồng cây rừng”.

Các tổ chức nhân quyền (Licadho) từ Đại học Maryland (University of Maryland), Hoa Kỳ đã cho biết 14,4% rừng của Campuchia đã biến mất từ năm 2000 đến năm 2013, trong số đó 12,2% đã được cắt giảm ở các vùng, có xu hướng bảo vệ diễn ra và đã dẫn đến tác hại cho con người, động vật và môi trường.
 
Hòa thượng But Buntenh chia sẻ thêm rằng: “Prey Lang ở Campuchia là khu rừng mưa nhiệt đới cuối cùng còn sót lại trên bán đảo Đông Dương, và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Phần lớn khu rừng Prey Lang đã biến mất dần để nhường chỗ cho các đồn điền, và nhượng bộ đất đai cho bọn Lâm tặc. Những người khai thác rừng nghĩ rằng họ là cấp trên, nhưng trong thực tế họ là những kẻ ngu ngốc. Chỉ có rừng mới là thượng cấp để che chở cho công dân Campuchia.

Ba mươi năm về trước, khu rừng cây vùng nhiệt đới có tuổi thọ bách niên, tàng to bóng mát, nơi trú ẩn cho động vật hoang dã. Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn để tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.
 
Tôi vô cùng xúc động và cảm kích với sự mất mát đau thương này. Tôi kêu gọi người dân địa phương để chấm dứt nạn khai thác gỗ bất hợp pháp ở Campuchia, công dân chúng ta nên thường xuyên vào rừng để lắng nghe chư tôn đức tăng già giáo huấn về những ảnh hưởng của giặc lâm tặc phá rừng. Chúng ta mạnh dạn công khai cực lực lên án những ai khai thác rừng bất hợp pháp, dù họ là ai. 

Đôi khi các nhà chức trách nghĩ xấu về chúng tôi, nhưng chúng tôi là những chiến sĩ chiến đấu với giặc Lâm tặc. Bảo vệ rừng là vì lợi ích chung cho quốc gia dân tộc. Công dân chúng ta cần nên biết sử dụng công nghệ thông tin truyền thông để cùng chia sẻ và để ngăn chặn  nạn phá rừng.

Tuy nhiên, tình hình có thể không hoàn toàn vô vọng, bởi Vương quốc Campuchia, xứ Chùa Tháp có đến gần 100% Phật giáo đồ, họ kính Phật trọng Tăng tuyệt đối. Tứ sự cúng dường, cơm ăn áo mặc nhà ở đều do công dân dâng cúng chư Tăng. Các nhà chức trách cũng không thể dùng vũ lực chống lại họ, chư tôn đức Tăng già Phật giáo công khai sử dụng công nghệ thông tin truyền thông để thu thập hình ảnh, và Video đối với những ai khai thác gỗ bất hợp pháp và những tiêu cực của Cảnh sát. Phương tiện truyền thông xã  hội mà chúng ta sử dụng thật hữu hiệu”.

Hòa thượng But Buntenh đã cáo buộc Thủ tướng Hun Sen, người lãnh đạo điều hành Chính phủ Campuchia từ năm 1985, đã trì hoãn sự hứa hẹn trong tệ nạn phá rừng. Trong vài năm qua, một số nhà hoạt động và nhà báo đã bị đe dọa, thậm chí bị giết chết bởi những bọn lâm tặc. 

Hòa thượng But Buntenh nói một cách hùng hồn rằng: “Tôi là một nhà tu hành chân chính, cảnh sát quân đội phải tôn trọng những người tu hành chân  chính, những công dân tốt. 

Tôi sẳn sàng công khai lên án những ai khai thác rừng bất hợp pháp, dù họ là ai. 

Tôi sẳn sàng chấp nhận mọi gian khó trong việc bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của đất nước Campuchia, dù hy sinh tính mạng tôi cũng đành lòng”.

Gần đây, thủ tướng Hun Sen chỉ thị cho tướng Sao Sokha, Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Kampuchia và trưởng quân cảnh phải chặn đứng nạn đốn cây rừng phi pháp và buôn lậu gỗ. Theo ông Hun Sen thì cây rừng đâu phải nhỏ thế nhưng hoạt động đốn và chuyển lậu cây rừng vẫn diễn ra; ông đặt vấn đề ‘tai mắt’ của cảnh sát, quân cảnh, nhân viên kiểm lâm và môi trường ở đâu; hay là những lực lượng này cũng như lâm tặc.

Người đứng đầu chính phủ Campuchia còn cho biết đã trưng thu gần 1 triệu hec ta đất của các công ty tư nhân nhằm ngưng tình trạng khai phá rừng bất hợp pháp.

Chính phủ Phnom Penh bị chỉ trích cấp phép cho những công ty tư nhân khai phá hằng trăm ngàn hec ta đất rừng; ngay cả đất rừng thuộc khu bảo tồn, để trồng cao su, mía hay làm thủy điện.

Các nhóm bảo vệ thiên nhiên cũng như bảo vệ nhân quyền cáo buộc hoạt động phá rừng xảy ra tại chính những khu nhượng địa như thế với sự bảo kê của lực lượng chức năng.

Thống kê của Liên hiệp quốc cho thấy độ che phủ rừng của Campuchia ở mức 73% vào năm 1990 giảm xuống còn 57% vào năm 2010. Nguyên nhân là vì nạn khai thác gỗ lậu trong mấy thập niên qua. Một nhà hoạt động tại Xứ Chùa Tháp, ông Ouch Leng, cho rằng Campuchia đã mất hầu hết rừng của đất nước rồi.

Vân Tuyền (Nguồn: Daily New)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm