Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/05/2016, 08:44 AM

Campuchia: Thu hút khách du lịch đến cổ tự Preah Vihear

Hôm thứ Hai, ngày 23/05/2016, Cư sĩ Tea Banh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết: ”Việc mở cửa gần đây của phiên bản ngôi cổ tự Preah Vihear, biên giới Thái Lan không có vấn đề nghiêm trọng, thậm chí còn có kế hoạch đẩy mạnh thu hút du khách thập phương hành hương, phát triển kinh tế và xã hội qua du lịch tâm linh”.


Phát biểu với các phóng viên báo đài truyền thông tại Sân bay Quốc tế Phnom Penh trước khi rời Vientiane, Lào để tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Cư sĩ Tea Banh nói rằng: “Sự sao chép phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear, cho thấy Thái Lan tôn trọng Di sản Văn hóa Phật giáo Campuchia.

Tôi nghĩ rằng việc này đối với chúng tôi không phải bận tâm. Khi họ thực hiện việc làm như vậy, khác nào giúp thúc đẩy chúng tôi trong việc thu hút du khách thập phương hành hương, bởi sự sao chép phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear đang tọa lạc trong lãnh thổ Vương quốc Phật giáo Campuchia”.

Đây là lần đầu tiên giới chức Campuchia chính thức lên tiếng về vấn đề cho phép tiếp cận phiên bản ngôi Cổ tự hơn 900 năm tuổi này từ phía biên giới Thái Lan.

Bangkok Post đưa tin: “Một chỉ huy Quân đội Thái Lan đã tài trợ việc xây dựng phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear thông qua ngả Pha Mor E-daeng nằm trên vách đá Thái Lan vào đầu năm nay. Sau khi mở cửa vào tháng Tư, phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear đã nhanh chóng đóng cửa đẩy du khách hành hương bị bao phủ trong màu đen, và người chỉ huy đã ra lệnh xây dựng được chuyển giao. Nhưng sự đảo ngược rõ ràng, Cư sĩ Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Chính phủ Thái Lan cho biết; tuần trước rằng phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear đã được mở cửa trở lại”.

Các chuyên gia cảnh báo động thái này có thể leo thang căng thẳng giữa biên giới Campuchia -Thái Lan. 
 
Pou Sothirak, tác giả của một cuốn sách về phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear cho biết cuộc xung đột có thể xảy ra: “Bất kỳ sự nỗ lực để làm phức tạp thêm vấn đề này trên cơ sở phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear trong vùng lân cận biên giới giữa hai Quốc gia, ngay cả khi nó tọa lạc bên lãnh thổ Thái Lan vẫn là động thái sai lầm. Quân đội hai bên bùng lên trong quá khứ đến bờ vực chiến tranh”.
 
Cư sĩ Tea Banh lặp lại tuyên bố đóng quân tại biên giới và nói rằng họ vẫn không quan tâm trong bối cảnh căng thẳng gây ra bởi phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear. 

Chính ông Dara Chan, người đã đóng quân tại phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear từ năm 2010, sự leo thang của các cuộc xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia.
 
Nhưng truyền thống của các buổi ăn trưa hàng tháng giao hữu hai bên giữa quân lính Campuchia - Thái lan vẫn tiếp tục bình thường.

Ông Dara Chan tiết lộ với tờ Khmer Times: “Mỗi tháng chúng tôi đều gặp nhau ăn trưa. Nếu binh lính Thái Lan không cảm thông điều gì đó, họ yêu cầu thì chúng tôi giải thích. Chúng tôi vẫn hợp tác và vẫn trao đổi với nhau trong sự hài hòa.

Gần đây không có những cuộc đụng độ với sự bảo vệ biên giới Thái Lan, ngoài một sự cố nhỏ trong tháng Ba vừa qua, khi một kẻ tình nghi chưa biết sử dụng máy siết cắt bu lông để phá khóa trên cửa ngăn cách giữa biên giới Campuchia và Thái Lan”.
 
Cuộc tranh luận quyền sở hữu lại xuất hiện sau khi Campuchia nộp đơn gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc đề nghị công nhận phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear là Di sản Thế giới sau 46 năm tranh chấp.

Vào giữa tháng 07/2008 khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) chấp thuận đơn của Campuchia và đưa phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới.

Bất đồng và giao tranh kéo dài ở khu vực biên giới dẫn đến việc Campuchia cho đóng cửa phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear từ phía Thái Lan từ năm 2009.

Đỉnh điểm của việc tranh chấp phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear dẫn đến việc cả hai nước đưa vụ việc ra tòa án công lý quốc tế ở The Hague phân xử.

Tòa án công lý quốc tế đã trao quyền quản lý phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear cho Campuchia từ năm 1962 và quyết định này được xác nhận lại vào năm 2013 sau khi Thái Lan lại tranh chấp quyền sở hữu ngôi Cổ tự Preah Vihear này. Căng thẳng giữa hai nước đã kéo dài cho đến những năm sau này.

Năm 2011, Chính phủ Campuchia cho xây dựng một con đường dẫn lên đền trên phần đất của mình ở Ban Komui. Công trình xây dựng này đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ chính phủ Thái Lan vì cho rằng Campuchia đang xâm phạm chủ quyền của họ. Trong khi quân đội của cả hai bên đáp trả với nhau bằng vũ lực trong vài vụ đụng độ nổ súng, khiến hàng chục người thiệt mạng.

Đáp lại, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh xây một con đường dẫn đến khu vực Wat Keo Sikha Kirisvarak, rất gần phiên bản ngôi Cổ tự Preah Vihear. Hành động này đã dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước ở khu vực biên giới.

Vân Tuyền (nguồn: Phnompenhpost)

Hoàng gia cử hành lễ Hạ Điền

Hôm thứ Ba, ngày 24/05/2016, Hoàng gia Campuchia đã tổ chức lễ Hạ Điền hay còn gọi là Lễ Vua đi cày để tiên đoán về khó khăn hay thuận lợi trong mùa vụ sản xuất. 

Mùa nuôi trồng tới sẽ là một trong những thuận lợi cho hoa màu, lúa, ngô, đậu, theo dự đoán vào buổi lễ Hạ Điền vừa qua.
 
Cùng tháp tùng với Cư sĩ Norodom Sihamoni, Quốc vương Phật giáo Campuchia, có sự hiện diện của các vị Cư sĩ Say Chhum, Chủ tịch Thượng viện, Cư sĩ Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội và một số quan chức Chính phủ. Buổi lễ diễn ra với sự chủ trì của của Quốc vương Norodom Sihamoni.

Lễ Hạ điền năm nay ở Campuchia được tổ chức tại khu quần thể đền Angkor, ở tỉnh Siem Reap. 

Theo truyền thống, sau các nghi thức trang trọng, hai vòng quanh khu vực nghi lễ, hai trong sáu con bò thiêng đi cày và gieo hạt giống, đôi bò thiêng được thả cho ăn bảy sản phẩm Nông nghiệp khác nhau: Gạo, ngô, hạt vừng, đậu xanh, thảm cỏ, nước và rượu vang trắng. 
Theo Korng Ken, người dân lớn tuổi cho biết: “Đôi bò thiêng chỉ ăn 90 đếm 95% của lúa, ngô và đậu, còn các loại mè, cỏ, nước và rượu thì nó không dùng. Trong năm tới, gạo, ngô và đậu sản xuất sẽ có sản lượng lớn hơn so với những năm trước đây”.
 
Cư sĩ Chhin Ketana, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia lễ hội trong nước và quốc tế thì không đưa ra nhận xét gì trong dịp lễ truyền thống này.
 
Cư sĩ Khim Bunsong được đề cử lái xe cho Quốc vương Phật giáo Campuchia vào trung tâm lễ Hạ Điền và Cư sĩ Khim Bunsong rất lạc quan về các dự đoán: “Những dự báo đã được thực hiện trong năm nay sau buổi lễ Hạ Điền. Tôi hy vọng rằng tất cả nông dân chúng ta trên khắp cả nước, sẽ được tận hưởng những thành quả mỹ mãn trong kỹ thuật nuôi trồng Nông nghiệp.
 
Chúng ta đang đối mặt với tình trạng hạn hán, nhưng nông dân lại không nhìn thấy sự ảnh hưởng rất lớn, lãnh đạo Chính phủ chúng tôi đã Thông báo với bà con nông dân gieo hạt vào mùa mưa sẽ thuận lợi hơn. Chính phủ sẽ có các biện pháp để khắc phục hậu quả trong năm tới, để giảm bớt tình trạng hạn hán bằng nhiều phương tiện khác nhau”.

Sun Samnang, chàng thanh niên 26 tuổi đến dự lễ nói rằng; mặc dù những con Bò của Hoàng gia không uống nước trong buổi lễ Hạ Điền, nhưng cũng hy vọng rằng người dân chúng tôi sẽ có đủ nước ngọt để dùng trong năm 2016. Tôi tin chắc rằng Chư Phật sẽ phù hộ cho nguồn mưa dồi dào cho tất cả người dân Campuchia mát mẻ”.
 
Vân Tuyền (nguồn: Khmertimeskh)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm