Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/04/2017, 09:09 AM

Cần đẩy mạnh giáo dục truyền thống về các vua Hùng

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, là dịp tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

“...Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba...”.

Dịp quốc tổ này, người lao động cả nước được nghỉ lễ để có dịp đi viếng, thắp hương tưởng nhớ bậc tiền nhân. Những năm gần đây, nhà nước còn linh động hoán đổi cho nghỉ “bù” khi giỗ tổ Hùng Vương rơi vào những ngày nghỉ trong tuần.
                               Ảnh: Đền thờ vua Hùng tại tỉnh Cà Mau 
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện nay có bao nhiêu tỉnh, thành phố xây dựng đền thờ vua Hùng? Theo số liệu thống kê, ở đồng bằng sông Cửu Long thì chỉ có tỉnh Cà Mau xây dựng đền Hùng. Mới đây là Tp.Cần Thơ đang trong tư thế chuẩn bị. Người dân có lý khi cho rằng nhiều địa phương sẵn sàng dành nhiều kinh phí, diện tích, kể cả những vị trí đắc địa để xây dựng những khu di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, những khu vui chơi giải trí, khu du lịch, khu tưởng niệm các danh nhân tại địa phương nhưng lại chưa quan tâm đến việc xây dựng đền Hùng.

Chúng ta giáo dục lớp trẻ nói riêng, mọi người nói chung về nguồn gốc tổ tiên, để nâng cao tinh thần yêu nước, tôn vinh sự cống hiến của các bậc tiền nhân, trong đó có các vua Hùng. Thế nhưng lại chưa có nơi tương xứng để tổ chức quốc lễ, không có điểm tham quan nói chuyện truyền thống về công lao của các vua Hùng thì liệu sự giáo dục có thực sự hiệu quả? Từ đó dẫn đến sự nhận thức, hiểu biết và suy nghĩ của lớp trẻ bị hạn chế với công lao của những bậc tiền nhân.

Nên chăng các địa phương cần xây dựng đền Hùng tùy thuộc vào đặc điểm của riêng mình để mọi người đến tham quan, hành lễ nhằm tỏ lòng tôn kính, tri ân các vua Hùng vào ngày giỗ tổ lẫn các ngày trong năm.

Phan Thị Anh Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm