Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/07/2016, 08:31 AM

Cần loại bỏ hủ tục rải tiền, vàng bạc ở các đám tang

Hiện nay tập tục rải tiền, vàng bạc (người Bắc bộ còn quen gọi là tiền, vàng mã) trên đường mỗi khi cử hành tang lễ cho người quá cố đã có tự lâu đời với suy nghĩ: ở trên thế gian có gì thì “suối vàng” sẽ có nấy, từ đó nhiều gia đình đã rải rất nhiều tiền, vàng bạc để người thân đã qua đời sử dụng.

Đây chính là tư tưởng lệch lạc nhưng đã được lưu giữ, duy trì hàng trăm năm qua, nhiều người coi đó là việc làm nhằm an ủi vong linh và chuẩn bị cho đời sống dưới cõi âm của người chết. Tục lệ này không phải là xấu nhưng không phù hợp với đời sống xã hội hiện nay.
Ảnh minh họa (Sưu tầm)
Ông Hồ Văn Hùng, 87 tuổi ngụ xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, Vĩnh Long cho biết suy nghĩ của mình “…Tôi đã đọc rất nhiều sách báo, tài liệu nói về tục lệ này và biết rằng một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... hiện không còn tục rải tiền, vàng bạc trên đường, họ chỉ còn đốt một ít trước quan tài khi hạ huyệt chứ tuyệt nhiên không có chuyện rải dọc đường như ở nước ta...”.

Trở lại thực tế, nhiều gia đình, nhất là gia đình có kinh tế khá giả đã tổ chức việc rải tiền, vàng bạc rất nhiều trong các đám tang, tù lúc “động quan” di chuyển quan tài ra khỏi nhà, rải đầy trên các tuyến đường từ nhà đến huyệt mộ, trước lúc hạ huyệt…Việc làm này đã gây ô nhiễm môi trường lại vừa rất phản cảm do không phù hợp với nếp sống văn hóa mới, tốn kém, lãng phí.

Đó là chưa kể đến việc là tác nhân gây ra tại nạn giao thông cho những người lưu thông trên đường do tiền, vàng bạc bám vào mặt nên không làm chủ được tay lái. Lại có khi nạn nhân chính là người thân của gia đình điều khiển các phương tiện giao thông chạy phía sau xe chở linh cữu đang “ vô tư” rải tiền, vàng bạc xuống đường.

Xét về góc độ tâm linh, nhiều nhà nghiên cứu, các nhà tu hành Phật giáo đều có chung nhận định “…Trong Phật giáo không hề có sách, kinh, tư liệu nào khuyến khích việc rải tiền, vàng bạc trên đường “di quan” cho người vắn số".

Hiện nay có nhiều chùa đã khuyến khích gia đình phật tử không thực hiện hành vi này, thay vì phải bỏ khoản tiền để mua tiền, vàng bạc thì có thể dùng số tiền trên vào mục đích hợp lý khác.

Bà Nguyễn Thị Lệ, ngụ xã Hòa Hiệp cho biết “…gia đình tôi không tổ chức rải tiền, vàng bạc khi nhà có đám tang, làm vậy lãng phí, tốn kém, không văn minh, lại có khi mang họa cho những người đưa tang. Tôi còn vận động bà con dòng họ cũng làm như tôi, ai cũng chịu hết…”.

Không rải tiền, vàng bạc tại các đám tang là một trong những việc làm mà các địa phương đang tuyên truyền thực hiện để tạo nét đẹp văn hóa, văn minh trong cộng đồng. Chính phủ cũng đã có quy định xử phạt hành vi trên để dần xóa bỏ tập tục trên.

Riêng ở huyện Tam Bình, Vĩnh Long UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn bổ sung việc chấn chỉnh tình trạng rải tiền, vàng mã trên đường đưa tang vào quy ước ấp, khóm với mục đích đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông vừa không lãng phí tiền của.

Để tinh thần công văn này đi vào cuộc sống, thiết nghĩ các ngành, các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức như: Cổ động trực quan thông qua các băng rôn, áp phích, pa nô trên các tuyến đường chính, các chợ, các bến tàu, bến xe….

Cạnh dó, tổ chức lồng ghép nội dung này vào sinh hoạt lệ chi bộ hàng tháng, vào các buổi sinh hoạt hội, đội, nhóm…các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Ngoài ra cần tranh thủ hiệu quả tuyên truyền của hệ thống truyền thanh của huyện, thị trấn, xã xung quanh vấn đề trên, trong đó chú trọng tuyên truyền các cá nhân, tập thể, địa phương chấp hành tốt, có cách làm hiệu quả để nhân rộng.

“Nghĩa tử là nghĩa tận” cần lắm một sự tuyên truyền khéo léo, có lý, đạt tình để gia đình có tang ma nhận thức tốt vấn đề vừa nêu, từ đó họ tự nguyện thực hiện thay vì phải áp dụng các biện pháp chế tài theo quy định của luật pháp.

Phan Thị Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm