Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cận Tết, nghĩ về Cha...

Tết đầu tiên Ông ra đi về cõi vĩnh hằng, tôi miên man nghĩ. Mới tháng trước thôi, khi ngồi bên bờ biển Rạch Giá, quay phim những cánh chim chao liện trong gió mai, con tàu cao tốc rời bến, bất giác tôi thốt lên và máy ghi lại: “Lúc này nhớ cha nuôi, ông cũng đi nhiều...”

Ông là Cha nuôi, cũng như cha ruột... Thời gian đang nhích dần đến cái tết đầu tiên vắng Ông.

Người ra đi mấy tháng thôi, tuổi cao sức yếu mỏi mòn... Liên tục gọi điện hỏi thăm, đến khi nghe tin, cứ ngỡ nghe nhầm!

Ông đi. Tôi đạp xe đến tháp cổ Vĩnh Hưng 1.500 năm tuổi như một cái cớ gia giảm đau thương, hẫng hụt. Sau đấy đạp xe thi lễ trước ban thờ.

Cha nuôi rất thân thiết, Ông quan trọng với tôi. Nhớ đến Ông nghĩ ngay đến những lời thì thầm giáo huấn.

Sống, làm nghề gì, cũng chú ý bà con láng giềng bàn cận kế cận, khi tối lửa tắt đèn người ta giúp. Mâu thuẫn thì phải nhẫn, nhẫn thì nhục, chịu. Thắng người ngủ không yên vì sự trả thù dường như tất yếu. Người đàn bà không như đàn ông, mang nặng đẻ đau, hao mòn, phải nhẹ nhàng... Đại loại Ông dạy chi li vậy, lại nhớ hoài khó quên.

Tết năm nào tôi cũng bắt xe khách thăm cha nuôi ở thành phố tận cùng phía Nam đất nước, số nhà 71 bên trái đại lộ. Ông ngồi với tôi bên bàn trà, ngoài hiên râm ran chim và cội kiểng... Tôi mang theo túi xách có thức ăn chay và khi về người luôn dúi cho mấy chậu cây con làm quà: sứ, lan, nguyệt quế...

Người quan trọng. Trong một cuộc thi trên thành phố lớn, tôi viết về Ông trong một đoạn văn và may mắn có giải. Ngày ấy, trên bục nhận kỷ niệm chương bằng kim loại trước chứng kiến của bậc đức cao vọng trọng, tôi hạnh phúc và nói lời tri ân với người cha nuôi không có mặt. Ban tổ chức in bài viết ấy trong một tập sách và tôi mang về cho Ông. Có một nụ cười nhen trên ánh mắt người già.
                                Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ông chia sẻ với tôi quá nhiều, ngoài tình phụ tử, có lẽ thêm giao đãi hai người đàn ông có những quan tâm chung, tình bạn vong niên.

Từ ngày Ông mất, tôi không gọi vào số máy cố định quen thuộc dưới ấy, buồn, không đi Cà Mau. Nhưng trong ví tôi có một chân dung người cha nuôi, hình phục hồi công phu ông đã tặng tôi và dặn: “hãy để trong bóp (ví)”, dự cảm... Phía sau chân dung ông thời trẻ, mấy dòng bút bi xanh và chữ ký tặng...

Chính người đã hướng tôi về thời xa xưa, tìm đọc từng dòng Luân lý giáo khoa thư & Quốc văn giáo khoa thư, tìm về những vết thời gian úa vàng...

Tết đầu tiên Ông ra đi về cõi vĩnh hằng, tôi miên man nghĩ. Mới tháng trước thôi, khi ngồi bên bờ biển Rạch Giá, quay phim những cánh chim chao liệng trong gió mai, con tàu cao tốc rời bến, bất giác tôi thốt lên và máy ghi lại: “Lúc này nhớ cha nuôi, ông cũng đi nhiều...”

Tết về, nhìn cỏ cây chơm chớm xuân, nhớ đến chính ông đã tặng tôi cả một vườn hoa nhỏ, tôi muốn viết cho ông ở suối vàng: Con biết ơn...

Bạc Liêu, 09/02/2018

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm